Bố hỏi: “3 cái làn, mỗi làn có 4 quả táo thì tổng cộng có bao nhiêu quả”, con gái tỉnh bơ đáp 1 câu khiến bố giận tím người
Dù học kém nhưng cô bé này lại có những câu trả lời “nghe vô lý song lại đầy thuyết phục” khiến bố không sao phản bác được.
Ảnh minh họa
Với các bậc cha mẹ, kèm con học chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Nếu trẻ ngoan ngoãn, chăm học thì bố mẹ còn nhàn. Trong trường hợp trẻ đã hiếu động, không chịu ngồi im học bài, lại còn chậm hiểu thì bố mẹ chỉ biết “khóc dở mếu dở”.
Từng có trường hợp một bà mẹ ở Trung Quốc vì giảng mãi mà con không hiểu bài nên tức quá mà uống cả nắm thuốc ngủ. Hay một ông bố khác phải tự trói tay mình để ngăn trường hợp bản thân mất bình tĩnh mà đánh con. Thậm chí một bà mẹ phải chui đầu vào tủ lạnh để hạ hỏa vì con mãi không giải được 1 bài tập đơn giản. Từng ấy ví dụ cũng đủ hiểu các bậc cha mẹ sợ hãi việc kèm con học như thế nào.
Mới đây, một cô bé tiểu học ở Trung Quốc đã khiến cộng đồng mạng được phen cười rơi nước mắt vì màn đáp trả cực lầy lội với bố. Dù học kém nhưng cô bé này lại rất giỏi bao biện khiến bố không sao nói lại được. Ông bố sau đó chỉ còn cách vò đầu bứt tai, chắp tay bái phục độ lầy lội của con.
Cụ thể ông bố đặt ra câu hỏi Toán học: “Ví dụ, con với Tiểu Minh, Tiểu Hồng, mỗi người có ba cái làn. Mỗi cái làn có 4 quả táo thì tổng cộng có bao nhiêu quả táo?”. Chẳng kịp suy nghĩ đáp án lấy một 1 giây, cô bé đã tỉnh bơ “trả treo”: “Con có hai cái tay, không cầm được 3 cái làn”.
Câu trả lời cực lầy của cô con gái.
Dù bực trước sự trả treo của con gái nhưng ông bố vẫn kiên nhẫn hỏi tiếp: “Con không cần quan tâm có cầm được hay không. Bố hỏi tổng cộng bằng bao nhiêu quả táo?”.
Con gái: “ Bằng 48 quả”.
Bố: “Tại sao lại là 48 quả? Mỗi người có 3 cái làn. Mỗi làn có 4 quả táo. 3 nhân 4 có phải là 12 quả không? Con 12 quả, Tiểu Minh 12 quả, Tiểu Hồng 12 quả, cộng với nhau không phải là bằng 36 sao? Tại sao lại là 48?”.
Đến lúc này, cô bé mới bảo bố: “Vẫn còn bạn Giả Như nữa!”.
Trong tiếng Trung, từ “Ví dụ” đồng âm với từ “Giả Như”. Chính vì vậy cô bé lém lỉnh này mới nhầm thành tận 4 người. Đáp án này khiến ông bố giận tím người nhưng cũng đành bất lực, không biết phải nói với con như thế nào. Đoạn clip này sau đó được chia sẻ lên mạng xã hội và nhận về hàng trăm nghìn lượt like, share từ cộng đồng mạng.
Không ít ông bố bà mẹ đã tranh thủ vào “tố cáo” con mình: “Con gái tôi cũng hay bao biện y như này. Mỗi lần dạy nó học lại tôi lại phát điên. Phải kìm chế lắm tôi mới không véo tai con”, “Giống gia đình nhà tôi quá! Bình thường thì bố mẹ con cái yêu thương nhau thắm thiết nhưng cứ đến giờ học là tình cảm tan vỡ”,…
Công cuộc kèm con học chưa bao giờ gian nan đến thế: Bố tự trói tay, mẹ chui đầu vào tủ lạnh để hạ hỏa
Vì quá mất bình tĩnh mỗi lần kèm con học, những cha mẹ này đã nghĩ ra các cách "có một không hai" để kiềm chế bản thân không "bốc hỏa" khi dạy con học bài.
Với nhiều cha mẹ, kèm con học là một nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, tốn nhiều sức lực hơn cả 8 tiếng làm việc trên công ty.
Đó là bởi nhiều đứa trẻ rất lười học, hoặc lười tư duy. Bố mẹ có giảng cách mấy, con cũng không chịu tiếp thu kiến thức. Không ít bố mẹ vì thế mà rơi vào cảnh "tăng xông".
Mới đây, một ông bố họ Ngô tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc đã chia sẻ với báo chí bức ảnh bản thân tự trói hai tay lại trong lúc kèm con học.
Con trai anh Ngô năm nay học lớp 4. Cậu bé sắp phải trải qua kỳ thi học kỳ 1. Đây là điều khiến cả gia đình trở nên căng thẳng. Học lực của cậu bé không được tốt, dù bố giảng cách mấy cũng không hiểu bài.
Anh Ngô vốn nóng tính, sợ trong lúc tức giận lỡ đánh con nên đành nghĩ ra cách tự trói tay mình. Chỉ có cách này mới khiến ông bố trẻ kiềm chế được bản thân.
Ông bố tự trói tay để kiềm chế bản thân.
Được biết trước đó, anh Ngô từng sử dụng một số phương pháp để khích lệ tinh thần học tập của con như lập bảng thưởng phạt bằng tiền... Tuy nhiên tình hình vẫn không được cải thiện.
Trước đó vào tháng 11, một bà mẹ ở Thượng Hải cũng gây sốt mạng xã hội khi những hình ảnh bất lực khi kèm con học của mình được chia sẻ rộng rãi.
Theo đó, chị Lưu đang dạy con làm bài tập về nhà. Từ phút bình tĩnh ban đầu, bà mẹ dần phát điên, tức giận và quát mắng con.
Chị Lưu tự chui đầu vào tủ lạnh để hạ hỏa.
Khi bà ngoại, tức mẹ của chị Lưu nhìn thấy cảnh tượng này thì bật cười: "Vậy là rốt cuộc con cũng có ngày hôm nay". Sau đó, bà ngoại liền mở một chiếc hộp, lấy ra một lá thư từ 23 năm trước được bà viết để gửi cho con gái mình:
"Con sai 17 trong bài. Con sẽ trút giận lên cha mẹ.
Vậy con có hiểu những khó khăn của cha mẹ?
Một lần nữa, hối thúc con làm bài tập về nhà. Con vẫn bĩu môi và không bị thuyết phục. Nếu vấn đề tương tự xảy ra với con con trong tương lai, c on sẽ phải đối mặt với nó như thế nào?
Mẹ mong rằng khi ấy con sẽ không cáu giận".
Chị Lưu sau đó đã tự chui đầu vào tủ lạnh để hạ hỏa.
Có thể nói, kèm con học chưa bao giờ là công việc dễ dàng và đòi hỏi sự bình tĩnh hết sức từ bố mẹ. Nếu không bình tĩnh thì có thể bạn sẽ rơi vào trường hợp của chị Vương, 36 tuổi tại Hồ Bắc, Trung Quốc.
Chị Vương bị nhồi máu cơ tim, suýt mất mạng.
Trong lúc kèm con học, vì quá tức mà chị lên cơn nhồi máu cơ tim, suýt mất mạng. Cũng may chị được chồng đưa vào viện cấp cứu kịp thời.
Để tránh như các trường hợp trên, trong lúc kèm con học, bố mẹ có thể áp dụng các cách sau để giữ bình tĩnh:
- Khi nóng giận, thay vì mắng con, bố mẹ hãy uống một ly nước mát từ từ. Trong lúc uống, bố mẹ tĩnh tâm, suy nghĩ về tình huống và cách xử lý. Có thể việc con chậm tiếp thu một phần do bố mẹ dạy con học chưa đúng cách.
- Sau khi uống nước, nếu bố mẹ vẫn chưa hạ hỏa được thì hãy đi rửa mặt thật kỹ. Nước mát sẽ khiến bố mẹ dịu lại và bình tâm hơn. Trong lúc rửa mặt, bố mẹ hãy soi gương và suy nghĩ thêm những cách khiến con chăm chỉ học tập, có thể là một biện pháp khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần học của con.
- Để khiến cơn giận thực sự lắng xuống khi chưa nghĩ ra cách xử lý, bố mẹ hãy đi tắm. Thời gian và sự thư giãn khi tắm gội sẽ giúp làm bố mẹ bay biến cơn cáu giận. Khi đầu óc thảnh thơi hơn, chắc chắn bố mẹ sẽ nghĩ ra cách hay ho nhất để kèm con học.
Bên cạnh đó, để con tập trung tốt nhất vào bài vở, bố mẹ nên loại bỏ những thứ phiền nhiễu xung quanh như: Tắt tivi, cất hết những món đồ chơi sặc sỡ... Đồng thời bố mẹ không nên bắt ép con học trong thời gian quá dài mà nên kết hợp vừa học vừa nghỉ giải lao. Điều này giúp cả con lẫn bố mẹ giải tỏa được áp lực.
Theo Helino
Những chiếc bánh xinh xắn thấm đượm yêu thương của người mẹ trẻ Hà Nội Chỉ cần cô con gái gợi ý là người mẹ trẻ lại bắt tay ngay vào công cuộc sáng tạo ra những chiếc bánh thơm ngon và bắt mắt. Cũng như bao người phụ nữ khác, chị Nguyễn Thị Thùy Linh (33 tuổi, ở Long Biên, Hà Nội) rất tích cực vào bếp để thể hiện sự quan tâm dành cho chồng và...