Bỏ học, ngại yêu vì mồ hôi nách
Tăng tiết mồ hôi vùng nách không ảnh hưởng tính mạng nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt, gián đoạn hoạt động bình thường hàng ngày, công việc.
Tăng tiết mồ hôi nách có thể bắt đầu ở trẻ em hoặc vị thành niên; có thể tồn tại suốt đời, hoặc cải thiện theo tuổi. Bệnh có thể có yếu tố gia đình; vị trí liên quan đến nách, đối xứng.
Theo PGS TS Nguyễn Hoài Nam – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tăng tiết mồ hôi nách là một bệnh khá phổ biến, nhất là ở người trẻ tuổi. Bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 1% dân số, thường kết hợp với tăng tiết mồ hôi tay, chân, mặt… Bệnh không nguy hiểm nhưng gây phiền toái, khó chịu trong sinh hoạt, học tập và lao động hằng ngày và làm giảm đi chất lượng của cuộc sống.
Tăng tiết mồ hôi vùng nách làm quần áo trở nên ẩm ướt, ngả màu và phải được thay đổi nhiều lần trong ngày. Các nếp da ẩm ướt dễ bị nấm, viêm da kích ứng và nhiễm trùng.
PGS Nam cho biết ông đã từng gặp và chứng kiến một bạn nữ chỉ vì mùi hôi nách mà đã mặc cảm bỏ học. Rất nhiều thanh niên mắc bệnh này ngại giao tiếp nhất là với người khác phái và đưa đến thái độ bi quan, khép kín trong cuộc sống và phần lớn họ không có người yêu vì tăng tiết mồ hôi nách thường đi kèm với tăng mùi hôi rất khó chịu.
PGS Nam cho rằng hiện nay có nhiều phương pháp điều trị không phẫu thuật: dùng thuốc, liệu pháp điện ion hóa, botox, laser…
Tuy nhiên, các phương pháp này đều cho kết quả hạn chế. Tiêm thuốc Botox giá thành một lần chích khá cao, nhưng hiệu quả chỉ kéo dài được từ 3 đến 6 tháng và còn tùy thuộc vào tay nghề của thầy thuốc. Nếu thầy thuốc thiếu kinh nghiệm, tiêm thuốc không đều thì vẫn có hiện tượng tăng tiết mồ hôi ở nách.
Việc sử dụng phương pháp ion hoá như một số quảng cáo hiện nay cũng không cho kết quả tốt và hầu như ngày nào cũng phải sử dụng máy. Ngừng sử dụng máy bệnh lại tái phát lại ngay. Điều này rất bất tiện và có phần tốn kém cho người bệnh. Nhất là ở những phụ nữ trẻ, không có nhiều thời gian cho điều trị.
Video đang HOT
Tăng tiết mồ hôi nách
Điều trị bằng phương pháp nội khoa cũng khá phức tạp. Các loại thuốc sử dụng lại có nhiều tác dụng không mong muốn, nhất là khi sử dụng lâu dài. Nên trên Thế giới hiện nay rất ít thầy thuốc sử dụng các loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân tăng tiết mồ hôi nách vì không có hiệu quả.
Hiện nay, một số cơ sở y tế thực hiện bằng phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực qua nội soi điều trị tăng tiết mồ hôi tay đầu tiên được tác giả Hughes báo cáo ngay từ năm 1942 trog chiến tranh Thế giới thứ II và được áp dụng như lựa chọn điều trị đầu tay từ năm 1990. Gần đây, trên Thế giới và tại Việt Nam có nhiều tác giả và chúng tôi cũng đã áp dụng phẫu thuật cắt thần kinh giao cảm ngực trong điều trị tăng tiết mồ hôi nách cho kết quả rất khả quan.
Một thống kê theo dõi tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, có 85 bệnh nhân được thực hiện phương pháp này trong đó có 33 trường hợp chỉ có tăng tiết mồ hôi nách và 52 trường hợp tăng tiết mồ hôi tay kết hợp với tăng tiết mồ hôi nách.
Tất cả các trường hợp trên đều cho kết quả tốt, tỷ lệ bệnh nhân hài lòng với cuộc phẫu thuật lên đến 98%, chỉ có khoảng 2% bị hiện tượng tăng tiết mồ hôi bù trừ. Những bệnh nhân này, nách thì khô nhưng lưng và bụng mồ hôi ra khá nhiều, tuy nhiên hiện tượng naỳ không kéo dài và chỉ một thời gian sau sẽ hết. Nguyên nhân cho đến nay vẫn chưa được rõ, chỉ biết rằng không phải do lỗi y khoa cũng không phải do lỗi người bệnh.
Các chuyên gia y học khuyên không thực hiện phẫu thuật cho các trường hợp dưới 16 tuổi vì ở độ tuổi này được cho là hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chưa hoàn chỉnh; có thể hơn 50% sẽ tự điều chỉnh và không còn tăng tiết mồ hôi khi hệ thần kinh giao cảm phát triển hoàn chỉnh sau độ tuổi này.
Bác sĩ hướng dẫn cách phòng bệnh đường hô hấp khi giao mùa
Thời tiết giao mùa nắng nóng và chuẩn bị chuyển mưa khiến nhiều người sụt sịt mắc các bệnh đường hô hấp. Nhận biết và phòng tránh các bệnh đường hô hấp như thế nào?
Trời nắng nóng, thời tiết giao mùa dễ khiến mắc các bệnh đường hô hấp - ẢNH: NGUYÊN MI
Các bệnh đường hô hấp thường gặp
Theo phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM), đường hô hấp được tính từ mũi ngoài đến tận các phế nang trong phổi; được phân chia thành hai phần là đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Đường hô hấp trên tính từ mũi đến vùng hầu họng, thanh quản. Đường hô hấp dưới tính từ phế quản, phổi đến các phế nang.
"Có thể nói, đường hô hấp là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nhiều nhất. Do đó, những yếu tố độc hại từ môi trường dễ xâm nhập vào đường hô hấp và gây ra nhiều bệnh lý", bác sĩ Bay cho biết.
Những bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết giao mùa mọi người cần đề phòng là: cảm cúm, viêm mũi xoang, viêm hầu họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi...
Bên cạnh đó, bệnh đường hô hấp còn gồm bệnh lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... chủ yếu do vi khuẩn, hút thuốc lá...
Các bệnh viêm đường hô hấp thường có các triệu chứng chung là: sốt, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, khạc đàm...
"Khi có những triệu chứng này, bệnh nhân cần đi khám và được chẩn đoán, điều trị đúng cách", bác sĩ Bay khuyến cáo.
Phòng bệnh đường hô hấp
Bác sĩ Bay cho biết: Bệnh đường hô hấp thường do nhiều nguyên nhân gây ra như virus, nấm, vi khuẩn, thời tiết nóng/lạnh, mưa - nắng thất thường, đặc biệt thường gặp lúc giao mùa...
Để phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp, cần chú ý các biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm siêu vi.
- Luôn giữ cho bàn tay sạch sẽ bằng cách rửa tay thường xuyên.
- Khi đi ra đường phải đeo khẩu trang để tránh hít phải khói, bụi, hóa chất độc hại, vi khuẩn tồn tại trong môi trường.
- "Trong giai đoạn chuyển mùa nắng - mưa thất thường, khi đi ra đường phải che chắn cẩn thận. Bởi khi thời tiết nắng nóng, lỗ chân lông sẽ mở ra, nếu mưa đến bất chợt thì hơi lạnh có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ chân lông và gây bệnh", bác sĩ Bay lưu ý.
- Đặc biệt, trong mùa nắng nóng, mọi người thường xuyên ở trong phòng máy lạnh, dùng quạt nhiều cần lưu ý: Nếu ngủ phòng máy lạnh thì nên để nhiệt độ từ 28 - 29 độ C để tránh nhiễm lạnh khi đêm khuya nhiệt độ xuống thấp; không để quạt thổi gió thẳng vào vùng mặt mũi miệng.
- Khi mưa lạnh cần giữ ấm cơ thể, uống nước ấm thường xuyên.
- Khi có dấu hiệu bị viêm đường hô hấp thì chú ý các triệu chứng để sớm điều trị.
Thói quen nhiều người nghĩ vô hại có thể gây tổn thương mũi và đưa mầm bệnh vào cơ thể Thói quen dùng tay cạy mũi không chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ xâm nhập vài đường thở mà còn gây tổn thương cho mũi, thậm chí là chảy máu. Ảnh minh họa Theo cảnh báo của chuyên gia nhiều người có thói quen cạy gỉ mũi. Đây là một thói quen không tốt làm tăng nguy cơ tiềm ẩn...