Bộ GTVT yêu cầu ‘thay máu’ toàn bộ lãnh đạo đường sắt
Bộ GTVT vừa yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam thay toàn bộ lãnh đạo Ban Quản lý các dự án đường sắt do vô trách nhiệm, để công việc tồn đọng.
Theo nguồn tin từ Bộ GTVT, trong quá trình điều hành tại BQL các dự án đường sắt, lãnh đạo Ban này đã đùn đẩy nhau và không ai chịu quyết định xử lý các vấn đề công việc liên quan.
Thậm chí, khi báo cáo tình hình công việc bị tồn đọng, lãnh đạo Bộ GTVT đặt câu hỏi tại sao làm Giám đốc mà không đưa ra các quyết định để sớm giải quyết công việc. Người đứng đầu BQL Dự án đường sắt – ông Đoàn Tăng Ong – đáp: Ông không muốn làm giám đốc nhưng bị đưa lên thì phải làm thôi.
Với sự vô trách nhiệm với công việc và chức vụ của lãnh đạo BQL này, Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam thay Giám đốc và toàn bộ lãnh đạo BQL các dự án đường sắt theo thẩm quyền, đồng thời bổ nhiệm những người có năng lực và trách nhiệm lên thay thế tại các vị trí chủ chốt của BQL.
Ông Đoàn Tăng Ong tạm thời điều hành BQL dự án đường sắt từ ngày 5/5, sau khi Cục Đường Sắt triển khai quyết định đình chỉ chức vụ đối với ông Trần Văn Lục – Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt do có liên quan đến nghi án hối lộ của Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) trong thời gian từ khoảng năm 2000 đến khoảng năm 2009.
Như vậy, có thể nói, từ đầu năm đến nay, ngành đường sắt Việt Nam đã tiến hành hàng loạt biện pháp cải tiến. Còn nhớ, đầu năm, qua các phương tiện thông tin đại chúng, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nói: “Tôi sẽ từ chức nếu đường sắt không thực sự đổi mới trong năm 2014″.
Video đang HOT
Có thể thấy câu nói của vị này lãnh đạo này không phải là lời nói suông. Một trong những biện pháp đầu tiên cải tiến, bớt gây phiền hà cho người dân là chủ trương bắt đầu từ ngày 15/5 vừa qua, ngành đường sắt đã bãi bỏ quy định bán vé đón, tiễn tại các ga, nhằm tạo thuận lợi cho hành khách đi tàu và người thân đi đón, tiễn.
Để nâng cao hiệu quả cạnh tranh, ngày 19/6, ngành này đã đưa ra hàng loạt quy định nhằm nâng cao hiệu quả việc bán vé, đáp ứng nhu cầu của hành khách. Trong đó, đáng kể nhất là quy định giảm giá vé tập thể và việc khấu trừ đối với vé trả lại, đổi vé tất cả các đoàn tàu khách Thống Nhất cũng như địa phương.
Một chuyện khiến ai cũng phải bức xúc chính là mùi hôi trên tàu. Để giải quyết bức xúc này, ngày 5/6, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam ra mắt đoàn tàu thí điểm với mục tiêu “khử mùi tàu”, đáp ứng các yêu cầu vệ sinh môi trường và chất lượng phục vụ hành khách.
Mới đây, lãnh đạo ngành đường sắt cho biết, hệ thống bán vé điện tử đang được xây dựng, dự kiến khoảng tháng 11, 12 năm nay ngành đường sắt sẽ triển khai bán vé điện tử.
Thay đổi chưa nhiều, nhưng mong rằng đây sẽ là tiền đề để ngành đường sắt dần dỡ bỏ thế độc quyền của bản thân; chấp nhận cuộc chơi cạnh tranh giành khách với các loại hình vận tải khác.
Theo_VTC
Bác đề xuất xây thêm tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM
- Bộ Giao thông vân tai vưa cho biêt không đông y vơi đê xuât cua Tông công ty Đường sắt Việt Nam về việc nghiên cứu xây dựng thêm tuyến đường sắt khổ 1 met chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh hiện tại.
Theo Bô Giao thông vân tai, thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vân tai đã chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lập điều chỉnh Chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050, Cục Đường sắt Việt Nam lập điều chỉnh Quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050.
Hiện nay, Bộ Giao thông vân tai đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam nói trên, trong đó có nội dung sẽ nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi khổ 1.435 mm trên trục Bắc - Nam theo hướng trước mắt khai thác chạy tàu với tốc độ từ 160km/h - dưới 200km/h, kết hợp chạy chung tàu khách với tàu hàng, có chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng để về lâu dài tiếp tục nghiên cứu nâng cấp tốc độ thiết kế cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu vận tải.
Như vậy, việc nghiên cứu xây dựng một tuyến đường sắt khổ 1 met chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM hiện tại như đề nghị của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là không phù hợp với định hướng phát triển đường sắt đã được Bộ đa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Vi vây, Bô Giao thông vân tai yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hồ sơ Chiến lược để được phê duyệt, không đề xuất mới những vấn đề không phù hợp với nội dung Chiến lược đã trình Thủ tướng Chính phủ.
"Căn cứ Chiến lược và Quy hoạch phát triển đường sắt được duyệt, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện các đề án, dự án xây dựng đường sắt trên trục Bắc - Nam với nội dung và bước đi thích hợp", văn ban cua Bô Giao thông gưi Tông công ty Đương săt Viêt Nam khăng đinh.
Bô Giao thông vân tai đa bac đê xuât cua Tông công ty Đương săt Viêt Nam vê viêc xây dưng thêm môt tuyên đương săt khô 1 met tư Ha Nôi - TPHCM. Anh: Internet
Trươc đo, Tông công ty Đương săt Viêt Nam đa trình Bộ GTVT đề xuất nghiên cứu xây thêm tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1m song song với đường sắt hiện tại nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải trong 36 năm tới.
Theo Tông công ty Đương săt Viêt Nam, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM có tổng chiều dài 1.726km, khổ 1m, được xây dựng từ thời Pháp thuộc với tiêu chuẩn kỹ thuật và vận tốc thấp... Hiện tại năng suất chạy tàu tối đa là 25 đôi tàu/ ngày đêm, có một số nút thắt chỉ khai thác tối đa 18 đôi tàu/ ngày đêm.
Từ thực tế trên, để phục vụ nhu cầu vận tải trước mắt và trong tương lai, Tông công ty Đương săt Viêt Nam đề nghị Bộ GTVT cho phép lập đề án nghiên cứu xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt khổ 1m chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM hiện nay. Việc nghiên cứu nhằm làm rõ sự cần thiết phải xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt song song với tuyến đường sắt hiện tại cũng như lộ trình triển khai và phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất.
Theo đai diên Tông công ty Đương săt Viêt Nam, viêc xây dưng thêm môt tuyên đương săt khô 1 met tư Ha Nôi - TPHCM nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải trong thời gian chờ xây đường sắt tốc độ cao.
Cụ thể, phương án điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 mà Bộ GTVT đang xây dựng để trình Chính phủ, mục tiêu giai đoạn đến năm 2020 là ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam hiện tại lên tốc độ chạy tàu bình quân 80-90km/g với tàu khách và 50-60km/g với tàu hàng.
Giai đoạn 2020-2030 sẽ chuẩn bị các điều kiện để từng bước xây dựng mới đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc -Nam với tốc độ khai thác từ 160-200km/g. Trong đó ưu tiên xây trước những đoạn có nhu cầu vận tải lớn, đặc biệt khu vực kết nối với Hà Nội và TP.HCM.
"Đến năm 2050 sẽ phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc - Nam và nghiên cứu nâng cấp tốc độ thiết kế cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu khai thác (dự kiến 300-350km/g). Lúc này tuyến đường cũ (khổ 1m) sẽ chuyển sang vận tải hàng hóa là chủ yếu và tàu khách địa phương", đai diên Tông công ty Đương săt Viêt Nam cho biêt.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Bộ trưởng Thăng "bác" đề xuất xây dựng đường sắt khổ 1m mới "Việc xây dựng thêm một tuyến đường sắt khổ 1m chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM hiện tại là không phù hợp, yêu cầu ĐSVN không đề xuất mới những vấn đề không phù hợp với nội dung chiến lược phát triển đã trình Thủ tướng Chính phủ". Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã nhấn mạnh như...