Bộ GTVT trả lời về việc làm đường gom dự án La Sơn Túy Loan
Theo Bộ GTVT, việc kiến nghị mở các đường gom đi vào tuyến đường La Sơn – Túy Loan không đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế của dự án.
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Thừa Thiên – Huế về đề nghị mở đường gom dân sinh dọc dự án cao tốc La Sơn – Túy Loan bởi việc làm đường đang chắn lối đi lại của người dân.
Theo đó, bộ cho rằng dự án cao tốc La Sơn – Túy Loan thuộc trục cao tốc Bắc – Nam. Theo tiêu chuẩn thiết kế, đường chỉ dành cho xe cơ giới, không giao nhau với các đường khác và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định (như vị trí nút giao Khe Tre, thị trấn Nam Đông).
Dự án đường cao tốc La Sơn – Túy Loan. Ảnh: V.LONG
Để đảm bảo dân sinh và nhu cầu sản xuất của người dân khu vực dọc tuyến cao tốc đi qua, trong quá lập dự án, thiết kế và triển khai thi công, chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và đơn vị tư vấn thiết kế đã phối hợp với địa phương tổ chức rà soát bổ sung đầy đủ các đường gom, hầm giao thông dân sinh theo kiến nghị của địa phương.
Đối với đề nghị nêu trên của cử tri, theo báo cáo của Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, các vị trí đề nghị mở đường gom nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án và có địa hình rất khó khăn.
Vừa qua, Ban Quản lý đã có văn bản gửi địa phương và tổ chức họp lên phương án giải quyết đền bù, thu hồi diện tích đất không thể sản xuất được do ảnh hưởng của tuyến đường Hồ Chí Minh.
Theo đó, giao UBND huyện Nam Đông vận động người dân thỏa thuận chuyển nhượng phần đất cho các hộ lân cận có thửa đất liền kề đường sản xuất. Đối với những trường hợp không đồng ý chuyển nhượng phải có đơn đề nghị thu hồi phần đất do không có đường vào để phục vụ sản xuất. Đến nay công tác vận động của địa phương vẫn đang thực hiện.
“Như vậy, việc kiến nghị mở các đường gom đi vào tuyến đường La Sơn – Túy Loan không đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế của dự án. Vì vậy, chúng tôi đề nghị địa phương tích cực tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ…” – Bộ GTVT cho hay.
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 77,5 km, với tổng mức đầu tư dự án là hơn 11.400 tỉ đồng.
Dự án triển khai theo hình thức Hợp đồng BT, vay vốn ngân hàng Nhật Bản có bảo lãnh Chính phủ (khoản vay 510 triệu USD tương đương phần vốn Nhà đầu tư phải huy động để thực hiện dự án khoảng 10.500 tỉ đồng).
Video đang HOT
Hiện dự án cơ bản hoàn thành đoạn La Sơn – Hòa Liên, riêng đoạn Hòa Liên – Túy Loan sẽ tách ra để đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công. Dự án này, kết nối với cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, giúp phương tiện lưu thông nhanh, an toàn thay vì đi trên quốc lộ 1.
Theo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, tuyến cao tốc La Sơn – Túy Loan hoàn thành khối lượng xây dựng 99%, đơn vị thi công đang bổ sung và dịch chuyển một số biển báo an toàn giao thông, dọn dẹp vệ sinh theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước. Dự kiến tuyến cao tốc sẽ thông xe cuối quý 2 năm nay.
"Mở đường" cho hàng hóa của ĐB SCL đi xa - Bài cuối: Tạo động lực cất cánh
Kết cấu hạ tầng giao thông được xác định là khâu đột phá cần ưu tiên nguồn lực để thực hiện nhằm thay đổi căn bản năng lực cạnh tranh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
"Điểm nghẽn" về hạ tầng giao thông đã được xác định. Kế hoạch khơi thông cũng đã được xây dựng. Khâu thực hiện sẽ là vấn đề quan trọng để biến những quy hoạch thật sự trở thành cơ hội giúp giao thông về miền Tây được thông suốt, tạo sức bật cho xuất khẩu trong vùng.
* Triển khai hàng loạt dự án
Hiện nay, nhiều dự án giao thông quan trọng đã và đang được triển khai tại Đồng bằng sông Cửu Long, đó là tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, cầu Mỹ Thuận 2... Nguồn vốn bố trí cho giai đoạn sắp tới sẽ giúp hoàn thành một số công trình trọng điểm của vùng như thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau; các tuyến đường giao thông có tính chất liên kết vùng và một số tuyến quốc lộ trong vùng...
Tuyến cao tốc nối thành phố Cần Thơ về Kiên Giang chuẩn bị được thông xe. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN
Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hiện có nhiều khả quan về tiến độ. Cao tốc chỉ dài 51 km, được khởi công từ tháng 11/2009 nhưng hết năm 2018 mới chỉ làm được hơn 10% khối lượng công trình dù giải phóng mặt bằng đã đạt tới 98%.
Gần 2 năm Tập đoàn Đèo Cả vào "giải cứu", cao tốc này đã thông tuyến đúng tiến độ trước 31/12/2020 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Để hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2021, dự án vẫn còn khối lượng công việc rất lớn, nhưng đây là tín hiệu đáng chời đợi cho người dân miền Tây.
Cùng với đường bộ, một loạt dự án về đường thủy, đường sắt, hàng không cũng đã được lên kế hoạch. Vừa qua, Tp. Hồ Chí Minh cũng đã ban hành Đề án phát triển logistics; trong đó định hướng xây dựng một số tuyến đường sắt nhẹ về miền Tây...
Đây là cơ hội để giao thông kết nối giữa Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương Tây Nam Bộ được thuận lợi. Ý tưởng về tuyển giao thông đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho, hay xa hơn là Sài Gòn - Cần Thơ và thậm chí là Sài Gòn - Cà Mau cũng bắt đầu được đề xuất trong giai đoạn gần đây với mục tiêu phục vụ nhu cầu vận chuyển, đi lại của dân cư trong vùng với Tp. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, việc tập trung đồng thời quá nhiều phương án (đường bộ cao tốc, đường sắt, đường thủy, đường hàng không) là không khả thi và có thể dẫn đến sự manh mún. Tính linh động và thuận tiện trong mạng lưới giao thông kết nối hiện tại phù hợp với giao thông đường bộ hơn.
Dự thảo báo cáo cuối kỳ của Quy hoạch mạng lưới đường bộ cả nước mục tiêu đến năm 2030, Bộ Giao thông Vận tải xác định cơ bản hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế, các hành lang kinh tế chính, phấn đấu đến năm 2030 có trên 80% các địa phương có cao tốc kết nối và xây dựng hoàn thành trên 5.000 km.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo Cần Thơ chiều 4/3, Chủ tịch Tập đoàn Sovico Nguyễn Thanh Hùng đề xuất đầu tư dự án Trung tâm logistics hàng không Cần Thơ tại quận Bình Thủy, với quy mô khoảng 50ha, gồm các khu chức năng chính là kho vận, ga hàng hóa, trung tâm phân phối, các trung tâm dịch vụ hỗ trợ phục vụ hàng không....
Đồng thời, phát triển nhà kho hàng hóa tại Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ để xuất khẩu nông sản, thủy sản, trái cây qua đường hàng không, kết nối với kho logistics, là nơi tập kết phát triển xuất khẩu hàng hóa của Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ thông tin, thành phố ủng hộ Tập đoàn Sovico phát triển logistics hàng không và Vietjet tăng cường các chuyến bay tại thành phố Cần Thơ để "chia lửa" với sân bay Tân Sơn Nhất.
Thành phố đã có quy hoạch và dành đất để phát triển nhà ga hàng hóa, phát triển dịch vụ logistics hàng không cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long; hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong vùng giảm thời gian, chi phí đưa hàng hóa về Tp. Hồ Chí Minh như trước đây.
Ngoài ra, việc xây dựng một cảng nước sâu tại khu vực vực Đồng bằng Sông Cửu Long cũng đang là nhu cầu cấp thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp.
Theo thống kê từ các doanh nghiệp thủy sản, hàng tháng, trung bình mỗi doanh nghiệp sẽ có từ 50 - 100 container hàng xuất khẩu (chưa tính các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo, trái cây, và các mặt hàng khác) và việc đầu tư xây dựng cảng nước sâu tại vực Đồng bằng Sông Cửu Long có thể giảm bớt 40 - 50% chi phí so với việc vận chuyển hàng đến Cảng Tp. Hồ Chí Minh hay Vũng Tàu.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T cho biết, trong vùng có một số cảng biển nhưng là cảng cạn, chỉ đóng vai trò trung chuyển đến các cảng nước sâu, hơn nữa việc vận hành các cảng này cũng chưa được như kỳ vọng.
Các doanh nghiệp mong muốn các cảng biển trong khu vực có thể được cải tạo, vận hành hiệu quả hơn. Đặc biệt nếu xây dựng được cảng biển nước sâu, đón được tàu lớn để xuất khẩu thì sẽ rút ngắn được đáng kể thời gian và chi phí vận chuyển.
Việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực vực Đồng bằng Sông Cửu Long không chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, mà có tạo điều kiện lưu thông tốt, kết nối khu vực với Tp. Hồ Chí Minh, sẽ tạo điều thuận lợi và thu hút thêm các nguồn vốn FDI cho các tỉnh vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
* Đầu tư có trọng điểm
Theo Bộ Giao thông Vận tải, tổng nhu cầu vốn ngân sach để đầu tư kết cấu ha tâng vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2025 khoảng 198.823 tỷ đồng, tuy nhiên nhu cầu này gần như vượt quá khả năng cân đối. Trong điều kiện nguồn lực khó khăn như hiện nay, Bộ đa đề nghị Chính phủ cân đối tối thiểu khoảng 57.346 tỷ đông để đầu tư cho các dự án động lực vùng.
Cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền, nối liền thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp). Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trong vùng, tại khu vục này đã hoàn thành cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, đường kết nối trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long (nối Cao Lãnh - Rạch Sỏi) để hình thành một trục mới từ Cao Lãnh đến Kiên Giang, đem lại thế mạnh cho vùng và tạo điều kiện để phát triển kinh tế. Cùng với đó, Chính phủ cũng dành gần 5.000 tỷ đầu tư công để khởi công 3 gói thầu từ Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, đến hết năm 2021 đưa vào khai thác đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận còn cầu Mỹ Thuận 2 sẽ hoàn thành năm 2023. Riêng cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ xong trong năm 2022. Như vậy, tuyến cao tốc từ Tp. Hồ Chí Minh đến Cần Thơ sẽ là trung tâm động lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra, còn có một số dự án như xây dựng cao tốc nối thành phố Cà Mau - Cần Thơ và cao tốc nối Châu Đốc - Long Xuyên - Cần Thơ và Sóc Trăng để kết nối với cảng Trần Đề, đang trong giai đoạn xin chủ trương đầu tư và cố gắng đến năm 2025 khởi công hoàn thành giai đoạn 1 của dự án.
Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai xây dựng quy hoạch ngành quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hiện đang hoàn thiện để trình Hội đồng thẩm định Nhà nước trong quý II/2021.
Sau khi được Quốc hội, Chính phủ giao tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với các bộ ngành và địa phương rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên để lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách tập trung nguồn lực đầu tư, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông của vùng.
Sau khi được Quốc hội, Chính phủ giao tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với các bộ ngành và địa phương rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên để lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách tập trung nguồn lực đầu tư, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông của vùng.
Nhìn nhận về Chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ trong giai đoạn tới là sử dụng hệ thống cao tốc, ông Ngô Thịnh Đức, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam cho rằng, cần làm chặt chẽ, quyết tâm để đến năm 2025 xử lý xong tuyến trục dọc và đến năm 2030, cao tốc phải về đến Cà Mau.
Đối với các tuyến trục ngang thì lập quy hoạch và kêu gọi các nhà đầu tư. Còn hành lang phía Đông đến năm 2025 phải xong cầu Đại Ngãi mới giúp kết nối Trà Vinh - Sóc Trăng về Bạc Liêu.
Có thể nói, về quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy và hàng không kết nối các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với Tp. Hồ Chí Minh và ra quốc tế đã được định hình.
Vấn đề còn lại là làm thế nào để huy động được tối đa mọi nguồn lực và phân bổ hợp lý trong đầu tư các công trình quan trọng, có khả năng lan tỏa kết nối vùng và liên vùng để tháo gỡ các điểm nghẽn về vận chuyển, cắt giảm thời gian, chi phí logistics trong cấu thành giá sản phẩm.
Khi hệ thống hạ tầng giao thông, dịch vụ logistics được nâng cấp và hoàn chỉnh sẽ tạo động lực để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chế biến nâng cao chất lượng nông sản, thủy sản, tạo nên giá trị bền vững để nông sản thủy sản Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường thế giới./.
Sau lệnh cấm, thủy điện Thượng Nhật đã được phép tích nước Sau thời gian dài cấm tích nước, thủy điện Thượng Nhật đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép tích nước lòng hồ với nhiều điều kiện đi kèm. Sau nhiều lần bị cấm, thủy điện Thượng Nhật đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép tích nước - Ảnh: NHẬT LINH Sáng 5-3, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế...