Bộ GTVT ‘thúc’ tiến độ dự án 7.000 tỷ đồng cải tạo đường sắt Bắc – Nam
Bộ Giao thông Vận tải vừa có các văn bản yêu cầu chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu và đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiến độ các dự án đường sắt gói 7.000 tỷ đồng vốn trung hạn 2016-2020.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, với sự nỗ lực của các Ban quản lý dự án, tư vấn giám sát và các nhà thầu, đến nay, đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính của dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh – Nha Trang, được chủ đầu tư nghiệm thu hoàn thành 4 trong tổng số 7 gói thầu (gói thầu số 9, 10, 22, 23); gói thầu số 12 đã thi công hoàn thành cơ bản trừ phần phát sinh bổ sung sửa kiến trúc tầng trên đường sắt trong hầm.
Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp.Hồ Chí Minh đã được chủ đầu tư nghiệm thu hoàn thành 10/11 gói thầu (trừ cầu Hàm Rồng, cầu Hiệp Mỹ Km1375 077, cầu Ba Chân Km1228 912, cầu Rạch Cát Km 1699 245).
Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội – Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh (Dự án Hà Nội – Vinh), đến nay các hạng mục công trình, gói thầu (trừ các hạng mục vướng mắc mặt bằng và liên quan đến hệ thống thông tin tín hiệu) đoạn Hà Nội – Vinh đã cơ bản hoàn thành và được chủ đầu tư nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng, phát huy hiệu quả dự án.
Tuy nhiên, đến nay các dự án còn có một số hạng mục công trình, gói thầu chậm tiến độ, chưa hoàn thành. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này; trong đó có việc công tác giải phóng mặt bằng của các địa phương chậm. Một số gói thầu chủ đầu tư chưa phối hợp hiệu quả, quyết liệt với chính quyền địa phương để giải quyết dứt điểm các tồn tại về giải phóng mặt bằng.
Các Ban quản lý dự án chưa thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác chỉ đạo xử lý kỹ thuật tại hiện trường, chưa kịp thời xử lý các nhà thầu chậm tiến độ; năng lực thi công của một số nhà thầu còn hạn chế.
Để hoàn thành các công việc còn lại theo kế hoạch, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các Ban quản lý dự án thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công.
Video đang HOT
Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án 85 phối hợp chặt chẽ với địa phương để sớm bàn giao mặt bằng còn lại theo tiến độ đã cam kết: Các ga Xuân Sơn Nam, Tam Thành, Đông Tác; Các hạng mục đường gom thuộc thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), thành phố Đà Nẵng…
“Cần có giải pháp cứng rắn để giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng theo đúng các quy định của pháp luật, nếu cần phải thực hiện cưỡng chế. Đồng thời, linh hoạt trong việc áp dụng một số giải pháp đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng như phương án tạm cư, hỗ trợ địa phương trong việc di dời nhà…”, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu.
Cụ thể, đối với hàng rào đường gom Km775 527-Km775 875, đề nghị địa phương khẩn trương bàn giao mặt bằng để tổ chức thi công. Trường hợp đến 30/6/2022 vẫn không có mặt bằng, Ban Quản lý dự án 85 xem xét dừng các hạng mục này và bàn giao lại cho địa phương.
Tương tự, đối với các hạng mục đường gom, nhà ga… thuộc địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) và tỉnh Nam Định thuộc Dự án Hà Nội – Vinh, Ban Quản lý dự án đường sắt tích cực làm việc với địa phương để tập trung, đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng. Trường hợp quá hạn mà địa phương không bàn giao mặt bằng, Ban Quản lý dự án đường sắt báo cáo Bộ Giao thông Vận tải dừng thực hiện các hạng mục đường gom này và bàn giao cho địa phương.
Trong công tác tổ chức thi công, trên cơ sở khối lượng các hạng mục còn lại, các nhà thầu phải hoàn thành, lập tiến độ thi công chi tiết kèm theo nhu cầu máy móc thiết bị thi công, nhân vật lực trình tư vấn giám sát, Ban quản lý dự án chấp thuận; khẩn trương huy động đầy đủ nhân lực, vật tư, thiết bị để triển khai thi công đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ được chấp thuận; tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Ban Quản lý dự đường sắt, Ban Quản lý dự án 85 phải tăng cường hơn nữa công tác điều hành dự án, chủ động thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của chủ đầu tư trong việc quản lý thực hiện dự án; kịp thời xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh, nghiệm thu, thanh toán, đảm bảo tiến độ thi công yêu cầu.
“Trên cơ sở tiến độ thi công được chấp thuận, tổ chức theo dõi hàng ngày, hàng tuần việc triển khai thực hiện của các nhà thầu, yêu cầu các nhà thầu có biện pháp khắc phục các công việc chậm trễ; kiên quyết và kịp thời xử lý đối với các nhà thầu chậm tiến độ theo quy định.”, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo.
Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu tư vấn giám sát nâng cao vai trò, trách nhiệm để thực hiện tốt công tác giám sát, quản lý chất lượng, tiến độ thi công theo quy định hợp đồng; kịp thời xử lý kỹ thuật, nghiệm thu các hạng mục công trình đáp ứng tiến độ; kiểm soát chặt chẽ nguồn, chất lượng vật liệu đưa vào công trình, công tác tổ chức thi công đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật của dự án.
Cùng với đó, kiểm tra hệ thống biển báo, cảnh báo chạy tàu, thi công…, rà soát biện pháp an toàn thi công, an toàn chạy tàu công trình để đảm bảo tuyệt đối an toàn thi công và chạy tàu cả ngày lẫn đêm.
Gói 7.000 tỷ đồng vốn trung hạn 2016-2020 cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu trên tuyến đường sắt Bắc – Nam gồm 4 dự án cấp bách. Ban Quản lý dự án đường sắt được Bộ Giao thông Vận tải giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư 3 dự án: cải tạo nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh; cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội – Vinh; cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang – Sài Gòn.
Ban Quản lý dự án 85 được giao làm chủ đầu tư một dự án: dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh – Nha Trang.
Mục tiêu nhằm nâng nhằm nâng cấp toàn tuyến cùng một cấp tải trọng 4,2 tấn/m; tăng năng lực thông qua của tuyến từ 18 đôi tàu/ngày đêm lên 23-25 đôi tàu/ngày đêm và có thể khai thác với vận tốc bình quân tàu khách từ 80-90km/h, tàu hàng từ 50-60km/h; từ đó, có thể khối lượng vận chuyển hàng hóa trên toàn tuyến tăng từ 1,3-1,5 lần và khối lượng vận chuyển hành khách tăng từ 1,5-1,6 lần.
Bộ Xây dựng lưu ý về dự án cải tạo trụ sở Bộ Tư pháp 60 Trần Phú
Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Sở Xây dựng Hà Nội góp ý kiến dự án cải tạo, sửa chữa trụ sở Bộ Tư pháp 60 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.
Theo Bộ Xây dựng, trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp tại 60 Trần Phú thuộc khu đất ký hiệu H6 (diện tích 3,82 ha, giới hạn bởi đường Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Trần Phú, Chu Văn An) trong Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2000 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10/12/2013.
Dự án cải tạo, sửa chữa trụ sở đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 934/QĐ-BTP ngày 03/6/2021.
Trụ sở Bộ Tư pháp tại 60 Trần Phú - quận Ba Đình - Hà Nội.
Về sự phù hợp quy mô, nội dung dự án đầu tư với Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, Bộ Xây dựng cho biết, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đề xuất cải tạo, sửa chữa trụ sở không tác động thay đổi chức năng sử dụng, các chỉ tiêu quy hoạch chung toàn khu H6 được xác định trong Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình (mật độ xây dựng, số tầng, tầng cao tối đa).
Tuy nhiên theo Bộ Xây dựng lưu ý, tại điểm a khoản 2 Mục III Điều 1 Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình có định hướng chuyển đổi chủ thể quản lý, sử dụng cơ sở nhà đất (Bộ Tư pháp sẽ di chuyển đến địa điểm mới) để hình thành Khu phục vụ chung của Trung tâm chính trị Ba Đình tại lô H6.
Cũng theo Bộ Xây dựng, hiện nay quy hoạch hệ thống trụ sở bộ ngành trung ương tại Hà Nội (gồm Bộ Tư pháp) đang được hoàn thiện theo Nhiệm vụ quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng, thực hiện theo quy hoạch được duyệt. Do đó, việc thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp tại 60 Trần Phú để đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện nay phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm nguồn lực, hiệu quả đầu tư, phù hợp quy định hiện hành.
Về thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc và bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị, theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Kiến trúc năm 2019, việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc được đề xuất trong chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Dự án Cải tạo, sửa chữa Trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp đã được phê duyệt chủ trương đầu tư).
Bộ Xây dựng cho biết, công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Kiến trúc năm 2019. Pháp luật về kiến trúc không quy định tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc đối với trường hợp dự án cải tạo, sửa chữa công trình.
Ngày 4/12/2013, HĐND Hà Nội ban hành Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND về danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, trong đó công trình Bộ Tư pháp tại địa điểm số 56-60 Trần Phú, quận Ba Đình thuộc danh mục các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954.
Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh: Việc cải tạo, sửa chữa trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp phải tuân thủ quy định pháp luật về Thủ đô, bảo tồn di sản văn hóa, kiến trúc (công trình kiến trúc có giá trị) và pháp luật hiện hành liên quan, đảm bảo ổn định cấu trúc không gian, không xây dựng xen cấy công trình và làm biến dạng công trình kiến trúc Pháp nguyên gốc.
Hơn 3.000 tỷ đồng nâng cấp đường sắt Bắc - Nam Hơn 3.000 tỷ đồng nâng cấp đường sắt Bắc - Nam là tổng mức đầu tư Ban Quản lý dự án đường sắt vừa trình Bộ GTVT thẩm định và phê duyệt. Ảnh minh họa. Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, đơn vị vừa trình Bộ GTVT thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi...