Bộ GTVT thúc đẩy tiến độ dự án đường Vành đai 3 TPHCM
Ngày 16-4, Bộ GTVT cho biết, vừa đề nghị UBND TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An cho ý kiến về kế hoạch triển khai đầu tư dự án đường Vành đai 3 TPHCM để có thể sớm thực hiện.
Theo Bộ GTVT, tuyến đường Vành đai 3 TPHCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011. Theo quy hoạch, tuyến đường này cần phải hoàn thành xây dựng trước năm 2020, nhưng đến nay mới chỉ có 16,3/89km trên địa phận tỉnh Bình Dương được đưa vào khai thác với quy mô 6 làn xe.
Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng về phương án triển khai dự án, tuy nhiên đến nay chưa thu xếp được nguồn vốn. Bộ GTVT đã cập nhật giá trị tổng mức đầu tư, chi phí xây dựng, chi phí giải phóng mặt bằng trên từng địa phận các địa phương.
Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đề nghị các địa phương liên quan có ý kiến về khả năng đảm nhận đầu tư các đoạn Vành đai 3 trên địa phận của mình. Trường hợp địa phương đảm nhận đầu tư, Bộ GTVT đề nghị địa phương đề xuất cơ chế thực hiện, ví dụ khai thác quỹ đất hai bên tuyến, hỗ trợ của trung ương nếu cần. Trường hợp Bộ GTVT chủ trì đảm nhận, đề nghị các địa phương có ý kiến về khả năng chịu toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng.
Theo tính toán của Bộ GTVT, tổng kinh phí để đầu tư hoàn thiện toàn bộ tuyến Vành đai 3 TPHCM cần khoảng 60.024 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 32.700 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 27.300 tỷ đồng.
Video đang HOT
Chưa có phương án vốn cho giải phóng mặt bằng
Trong khi nguồn vốn đầu tư xây lắp có thể cân đối được thì nguồn vốn dành cho công tác giải phóng mặt bằng các dự án thành phần đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc dự án Đường vành đai 3 vẫn chưa được xác định cụ thể.
Mỹ Phước - Tân Vạn hiện là đoạn duy nhất của đường vành đai 3 đã hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng
* Cần hơn 2 ngàn tỷ đồng giải phóng mặt bằng
Dự án Đường vành đai 3 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1697/QĐ-Ttg ngày 28-9-2011. Đường vành đai 3 được thiết kế theo quy mô, tiêu chuẩn đường cao tốc 6-8 làn xe, đường song hành tối thiểu 2 làn. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 55 ngàn tỷ đồng.
Về quy hoạch, dự án Đường vành đai 3 được chia làm 4 đoạn gồm: đoạn 1, Tân Vạn - Nhơn Trạch (dài 26,3km đi qua địa phận Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM); đoạn 2, Mỹ Phước - Tân Vạn (dài 16,3km đi qua địa phận tỉnh Bình Dương); đoạn 3, Bình Chuẩn - quốc lộ 22 (dài 17,5km đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TP.HCM); đoạn 4, quốc lộ 22 - Bến Lức (dài 29,2km đi qua địa phận TP.HCM và tỉnh Long An).
Theo kế hoạch ban đầu, đường vành đai 3 dự kiến hoàn thành trước năm 2020. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có đoạn số 2 (Mỹ Phước - Tân Vạn) với chiều dài 16,3km được tỉnh Bình Dương bỏ vốn đầu tư đã hoàn thành xây dựng.
Do việc triển khai thực hiện đầu tư chậm so với quy hoạch nên cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GT-VT lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và triển khai thực hiện đầu tư đối với các đoạn còn lại của dự án.
Ông Diệp Bảo Tuấn, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, đơn vị được Bộ GT-VT giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các đoạn còn lại của đường vành đai 3 cho biết, để phù hợp với việc quản lý và huy động nguồn vốn, hiện nay, dự án sẽ được phân chia thành các dự án thành phần gồm 1A, 1B, 2 (đoạn 1); 3 (đoạn 3) và 4 (đoạn 4).
Đối với Đồng Nai, sau khi được phân tách, dự án Đường vành đai 3 có 2 dự án thành phần sẽ được triển khai trên địa bàn gồm dự án thành phần 1A và phân đoạn 2A thuộc dự án thành phần 2. Trong đó, dự án thành phần 1A có chiều dài hơn 8,7km, điểm đầu giao với đường tỉnh 25B thuộc địa phận H.Nhơn Trạch và điểm cuối giao với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc TP.Thủ Đức (TP.HCM). Riêng phân đoạn 2A có chiều dài khoảng 5km có điểm đầu giao cắt với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và điểm cuối giao cắt với đường tỉnh 25B. Theo tính toán, để thực hiện 2 dự án thành phần này, nguồn vốn dành cho công tác giải phóng mặt bằng riêng trên địa bàn Đồng Nai là hơn 2 ngàn tỷ đồng.
* Loay hoay tìm vốn
Hiện nay, dự án thành phần 1A đã được Bộ GT-VT phê duyệt báo cáo tiền khả thi với tổng mức đầu tư khoảng 5,3 ngàn tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng, trong đó riêng nguồn vốn dành cho công tác giải phóng mặt bằng đoạn qua địa bàn Đồng Nai là hơn 1 ngàn tỷ đồng. Theo dự kiến, dự án thành phần 1A sẽ được khởi công trong quý
III-2021.
Theo ông Diệp Bảo Tuấn, đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng, Bộ GT-VT có thể cân đối được. Tuy nhiên, nguồn vốn thực hiện giải phóng mặt bằng cần có sự đóng góp của các địa phương.
Tương tự, đối với phân đoạn 2A, nguồn vốn phục vụ đầu tư xây dựng có thể được Bộ GT-VT cân đối nhưng đối với nguồn vốn khoảng 1 ngàn tỷ đồng phục vụ giải phóng mặt bằng cũng chưa có phương án thực hiện cụ thể.
Trên thực tế, theo Bộ GT-VT, tổng nhu cầu vốn để hoàn thành xây dựng các đoạn còn lại của đường vành đai 3 là rất lớn. Do đó, khả năng cân đối của ngân sách trung ương trong kỳ trung hạn 2021-2025 là rất khó khăn. Chính vì vậy, Bộ GT-VT cũng kiến nghị thực hiện cơ chế các địa phương chịu trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện giải phóng mặt bằng trên địa bàn từng tỉnh.
Hiện nay, Bộ GT-VT đã có văn bản gửi đến các địa phương có tuyến đường vành đai 3 đi qua để lấy ý kiến về phương án triển khai đầu tư dự án. Theo đó, để sớm triển khai dự án, tạo động lực phát triển vùng, trong bối cảnh nguồn lực quốc gia khó khăn nên rất cần sự tham gia của cả Trung ương và các địa phương. Do đó, Bộ GT-VT đề nghị các địa phương có ý kiến về các nội dung gồm: khả năng các địa phương đảm nhận đầu tư các đoạn của đường vành đai 3 trên địa phận của mình. Trường hợp địa phương đảm nhận đầu tư, đề nghị các địa phương đề xuất cơ chế thực hiện (khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường, hỗ trợ của Trung ương); trường hợp đề xuất Bộ GT-VT chủ trì đảm nhận, các địa phương có ý kiến về khả năng đảm nhận toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, trên thực tế, các phương án do Bộ GT-VT đề xuất cũng rất khó thực hiện. Bởi hiện nay, nguồn ngân sách của các địa phương rất "eo hẹp".
Theo Giám đốc Sở KH-ĐT Hồ Văn Hà, nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 của tỉnh tính bình quân cho từng năm chỉ khoảng 7 ngàn tỷ đồng. Do đó, việc bố trí nguồn vốn hơn 2 ngàn tỷ đồng để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng là cực kỳ khó khăn. "Chỉ riêng việc bố trí hơn 1 ngàn tỷ đồng phục vụ giải phóng mặt bằng cho dự án thành phần 1A cũng đã rất khó khăn" - ông Hồ Văn Hà cho biết.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cho biết, dự án Đường vành đai 3 là dự án mà Đồng Nai đã mong mỏi và chờ đợi từ rất lâu. Tuy nhiên, hiện nay, việc bố trí nguồn vốn lớn phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng là rất khó khăn. Do đó, UBND tỉnh sẽ báo cáo Ban TVTU đối với khả năng bố trí vốn phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.
Hà Nội dự kiến đầu tư tuyến metro Văn Cao - Hòa Lạc Tuyến metro số 5 Văn Cao - Hòa Lạc được UBND Hà Nội đề xuất thi công từ năm 2023, hoàn thành năm 2026. UBND TP Hà Nội vừa gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư ý kiến thẩm định báo cáo tiền khả thi dự án metro số 5 Văn Cao - Hòa Lạc. Đây là một trong hai dự án đường...