Bộ GTVT sắp “sờ gáy” xe khách liên tỉnh
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có kế hoạch thanh tra toàn diện hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe khách liên tỉnh trên cả nước nhằm chấn chỉnh những bất cập của loại hình này. Việc triển khai thanh tra sẽ được thực hiện sau Tết Nguyên đán 2012.
Theo đó, Thanh tra Bộ GTVT được giao nhiệm vụ thanh tra toàn diện hoạt động kinh doanh vận tải xe khách liên tỉnh trên phạm vi cả nước, các địa phương có thể sẽ bị thí điểm đầu tiên là Hà Nội và TP.HCM.
Theo Dân Trí
Bát nháo xe đò tết - Kỳ 2: "Cò" lộng hành
Nhiều tay côn đồ đội lốt "cò" xe dùng nhiều chiêu buộc nhà xe đưa tiền. Để bù vào những khoản phí cho "cò", các nhà xe nâng giá vé và hành khách là người lãnh đủ.
Video đang HOT
Ép nhà xe, đe hành khách
Thường ngày, đám "cò" xe khách đóng đô tại các quán cà phê trên tuyến QL13, QL1A để hoạt động. Khi phát hiện hành khách vào quán hoặc ngồi ngoài đường chờ đón xe thì chúng sà đến hỏi han đi tuyến nào như người của nhà xe. Khi xe vào rước khách (nếu khách đồng ý giá cả, lên xe) thì nhóm người này nhảy lên xe xin tiền cò của nhà xe. Mặc dù biết rõ nhóm người này chẳng bỏ chút công sức ra đi tìm kiếm khách "gom" về, nhưng nhà xe buộc phải chung chi để được yên thân làm ăn. Một số chủ xe khác từ đó lại chuyển sang hợp tác lâu dài với giới "cò" để cạnh tranh bắt khách với các xe khác.
Bắt 2 "cò" ép nhà xe Cách đây 1 tuần, anh Nguyễn Xuân Thắng (SN 1976, quê Quảng Bình) chủ xe khách 73L-919... vừa cho xe ghé vào cây xăng Hoàng Nguyên trên QL1A, P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức đón 2 khách thì bị 2 "cò" Lê Quý Công (SN 1982, quê Nghệ An) và Đoàn Văn Nghĩa (SN 1987, quê Quảng Bình) ép phải trả 80 ngàn đồng. Trên đường tuần tra, trinh sát của Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an TP.HCM ập đến bắt quả tang 2 tên "cò" giao công an phường xử lý.
Khu vực dọc tuyến QL13 từ Bến xe Miền Đông qua ngã tư Bình Phước về hướng Bình Dương và dọc QL1A (từ ngã tư Bình Phước kéo đến ngã ba Tân Vạn) là địa bàn hoạt động chính của giới "cò" xe, mà điểm đáp chính là dãy quán nước tại ngã tư Bình Phước (P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức). Các xe "dù" đi tuyến miền Đông (từ TP.HCM) về các tỉnh Bình Phước, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Buôn Ma Thuột... cũng chọn nơi đây để dừng bắt khách.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, dịp tết ở khu vực này có hàng trăm "cò" xe hoạt động ì xèo. Mỗi ngày, một "cò" bắt được trung bình 5 - 10 khách (40 ngàn đồng/người). Nếu không bắt chẹt nhà xe lấy tiền được thì bọn chúng quay sang ép hành khách đưa tiền cò.
Ông N., tài xế tuyến Bến xe Miền Đông - Gia Lai, cho biết những xe nào móc ngoặc với "cò" tại đây mới được ghé lại bắt khách, còn không phải qua đoạn này mới dừng đón khách được. Theo ông N., bình thường một số "cò" đi xe máy rảo dọc QL13 nhận khách để giao lại cho những chủ xe đã giao kèo rồi ăn chia với các chủ xe. Trường hợp khách không chịu lên xe được "cò" chỉ định thì bị bọn chúng đe dọa, hành hung. Còn một chủ xe chạy tuyến TP.HCM - Đà Nẵng bức xúc: "Ngày thường, bọn cò bắt khách ở khu vực Bến xe Miền Đông và ngã tư Bình Phước với giá 700 ngàn đồng/người (giá vé bán ở bến xe chỉ từ 300 - 400 ngàn đồng/vé từ TP.HCM đi Đà Nẵng, tùy theo chất lượng xe) và ngày tết lên đến 1 triệu đồng/người, rồi đưa khách đến ngã tư Gò Dưa, KCX Linh Trung đón xe. Sau khi khách lên xe, chúng thu đủ tiền của khách nhưng chỉ đưa cho nhà xe từ 200 - 300 ngàn đồng/người. Mặc dù hành khách, nhà xe chứng kiến cảnh bọn chúng lấy tiền chênh lệch trắng trợn nhưng không ai dám lên tiếng vì sợ trả thù. Xe tôi đã có ít nhất 3 hành khách bị đám côn đồ kiêm cò xe đánh vì dám phản ứng lại tụi nó". Những hôm chúng tôi có mặt tại khu vực trong vai hành khách đón xe về quê, liên tục có những "cò" đi xe máy tới hỏi đi tuyến nào để hướng dẫn gọi xe giúp. Khi bị từ chối thì chúng quay qua hằm hè, chửi thề...
Ít đình đám hơn, nhưng chủ các tuyến xe phải nể một phần giới "cò" tại khu cầu vượt Sóng Thần 1 (thuộc Q.Thủ Đức giáp ranh tỉnh Bình Dương). Một quán nước ven đường nằm ngay khu vực cầu vượt là nơi tập trung nhóm "cò" xe chuyên bắt khách ăn tiền. Hằng ngày, hầu hết khách vào đợi xe đều phải thông qua các "cò" này. Khi xe vừa trờ tới, các "cò" dẫn khách lên xe rồi ngang nhiên ăn tiền các chủ xe ngay trên đường.
"Cò" chạy theo ra giá với nhà xe trên QL13
... và giao khách cho nhà xe - Ảnh: Giang Phương
Kêu đồng bọn giải cứu...
Để có tiền bù lại khoản "cò" xe ăn chặn, các chủ xe đều lấy tiền khách cao hơn quy định trong bến từ 40 - 50 ngàn đồng/người. "Nhiều lần, xe chúng tôi không chịu chung chi cho nhóm "cò" này thì chúng ngăn không cho khách lên xe chúng tôi, dù có không ít khách quen. Thậm chí, có trường hợp bọn chúng bắt chẹt nhà xe lấy tiền quá nhiều, đẩy nhà xe đến đường cùng buộc họ "sống chết" với bọn chúng", một nhà xe Đà Nẵng bức xúc.
Điển hình là trường hợp nhà xe T.Q (trên QL13, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức). Hôm đó, xe khách chạy tuyến bắc - nam của nhà xe T.Q ghé vào cầu vượt Linh Xuân (Q.Thủ Đức) đón khách thì bị nhóm "cò" thường xuyên hoạt động ở đây đòi nhà xe đưa 100 ngàn đồng/khách. Nhà xe không đồng ý, bọn chúng hăm dọa, đòi đập phá xe, đánh nhà xe. Bức xúc, người của nhà xe đã giữ và đưa 3 "cò" xe (Đặng Văn Biên, SN 1982, quê Hà Tĩnh; Trần Ngọc Phi, SN 1987, quê Quảng Bình và Lê Xuân Quỳnh, SN 1990, quê Nghệ An) về bãi xe nằm trên QL13, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức. Lập tức, đồng bọn của 3 "cò" đã huy động người kéo đến giải vây, nhưng do người của nhà xe đông hơn kháng cự nên chúng phải rút chạy. Phát hiện, Công an Q.Thủ Đức phối hợp Công an P.Hiệp Bình Chánh vào cuộc điều tra đưa các cò và một số người của nhà xe về trụ sở công an xử lý.
Một chỉ huy Đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an Q.Thủ Đức nhận định: "Phương thức thủ đoạn của các băng nhóm này thường đóng vai người của nhà xe "gom" khách lại một chỗ; sau đó xe nào ghé vào đón khách thì bị bọn chúng chặn lấy tiền cò mỗi khách vài chục ngàn đồng. Các "cò" hoạt động không có địa điểm nhất định, thường xuyên thay đổi, có lúc lên xe ở khu vực cây xăng Huệ Thiên 2, ngã tư Gò Dưa, khu vực cầu vượt Linh Xuân và KCX Linh Trung 1...".
Theo Thanh Niên
Bát nháo xe đò tết Những ngày cận tết, hàng trăm ngàn người ào ạt kéo đến các bến xe để về quê. Đây cũng là cơ hội thuận lợi cho xe dù, "cò" xe, các băng nhóm trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản tung hoành, gây mất an ninh trật tự. Ép "thượng đế" lên xe Những ngày cận tết, hàng ngàn chuyến xe (trong đó có...