Bộ GTVT ra công điện khẩn ứng phó bão số 4
Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan liên quan sẵn sàng ứng phó cơn bão Podul, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
Vị trí và hướng di chuyển của bão Podul
Bộ GTVT vừa có công điện khẩn gửi các cơ quan liên quan về việc chủ động phòng, chống cơn bão số 4 có tên quốc tế là Podul.
Công điện do Thứ trưởng Lê Đình Thọ ký cho biết, theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn TƯ, hồi 7h00 giờ ngày 29/8, vị trí tâm bão Podul ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền các tỉnh Nghệ An – Quảng Bình khoảng 550km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.
Dự báo, chiều tối ngày 30/8/2019, bão có khả năng đổ bộ vào khu vực ven biển Bắc Trung bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế và khu vực Nam Đồng bằng Bắc bộ; hoàn lưu bão có thể gây mưa lớn tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên – Huế, cần đề phòng nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các vùng núi, ngập úng cục bộ tại các vùng thấp, trũng và ven biển.
Để chủ động và kịp thời đối phó với diễn biến của bão số 4, Bộ GTVT yêu cầu Đài thông tin Duyên hải cập nhật, thông báo kịp thời vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của bão để các thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm.
Video đang HOT
Đồng thời, Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải VN bảo đảm duy trì trì lực lượng, phương tiện chuyên dụng sẵn sàng tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh.
“Cục Hàng hải VN cần chỉ đạo các cảng vụ liên tục theo dõi hướng di chuyển của bão để hướng dẫn tàu, thuyền biết khi cấp phép cho tàu rời cảng; Rà soát, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão, kể cả tàu vận tải, tàu du lịch.
Bên cạnh đó, Cục Đường thủy nội địa VN phải chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo dõi diễn biến của bão để hướng dẫn phương tiện vận tải thủy vào khu neo đậu an toàn trong luồng lạch, vùng thủy nội địa”, Bộ GTVT yêu cầu.
Cục Hàng không VN được giao nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác an toàn bay, không cho phép máy bay cất, hạ cánh khi có tình huống xấu của thời tiết trong khu vực bị ảnh hưởng của bão; chủ động phòng, chống đảm bảo công tác an toàn bay trong mọi tình huống và có biện pháp bảo vệ các công trình nhà ga, phương tiện vận tải… để hạn chế thiệt hại do bão gây ra.
Bộ GTVT cũng đề nghị Tổng cục Đường bộ VN chỉ đạo các Cục QLĐB rà soát, chuẩn bị vật tư dự phòng để sẵn sàng ứng phó, đảm bảo giao thông trên các tuyến quốc lộ; phối hợp với các Sở GTVT, các lực lượng chức năng của địa phương ứng phó với mưa, lũ do bão gây ra nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông cho người và phương tiện.
“Cục Đường sắt VN, Tổng công ty Đường sắt VN có trách nhiệm thực hiện nghiêm ngặt chế độ tuần tra, chốt gác các công trình, vị trí xung yếu như: cầu, đường yếu; khu vực hay xảy ra lũ, lũ quét, các đoạn đường đèo dốc, các khu vực đường sắt ở phía hạ lưu đê, đập thủy lợi,… để cảnh báo, xử lý kịp thời nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động giao thông đường sắt.
Cùng đó, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy VN phải chỉ đạo các nhà máy đóng tàu tổ chức chằng buộc, có biện pháp neo giữ an toàn đối với các tàu thuyền, đang sửa chữa hoặc đóng mới trên các triền đà, âu tàu, ụ tàu và các vùng nước thuộc nhà máy đóng tàu quản lý, tránh thiệt hại về tài sản do bão gây ra”, công điện nêu rõ.
Nam Khánh
Theo Baogiaothong
Kiến nghị bãi bỏ quỹ Bảo trì đường bộ, Thứ trưởng Bộ GTVT nói gì?
Trước kiến nghị bãi bỏ Quỹ bảo trì đường bộ, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết Bộ GTVT đang nghiên cứu, xem xét để báo cáo Thủ tướng Chính phủ có những điều chỉnh phù hợp, đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Tại phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã tiến hành giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2018". Đồng thời, kiến nghị bãi bỏ Quỹ bảo trì đường bộ, toàn bộ nội dung chi về bảo trì đường bộ được thực hiện thông qua dự toán ngân sách cấp hằng năm.
Liên quan tới việc bãi bỏ quỹ bảo trì đường bộ, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, Bộ GTVT đang nghiên cứu, xem xét để báo cáo Thủ tướng Chính phủ có những điều chỉnh phù hợp, đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, nghiên cứu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ hướng sửa đổi Nghị định 18 bảo đảm phù hợp.
Sau khi nhận thấy, vai trò của Hội đồng quản lý Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương có hạn chế, không đảm bảo hiệu quả như trước đây nên đã đề nghị Thủ tướng giải thể Hội đồng này. Tháng 9/2018, trên cơ sở đề nghị của Bộ GTVT và ý kiến của các Bộ Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc việc giải thể Hội đồng quản lý Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương.
Bộ GTVT điều chỉnh các quy định về quỹ Bảo trì đường bộ để báo cáo Thủ tướng.
Cụ thể, quỹ Bảo trì đường bộ được thành lập năm 2013, để quỹ bảo trì đường bộ được hoạt động ổn định, cơ cấu bộ máy của quỹ có Hội đồng quản lý quỹ, tham mưu cho Hội đồng quản lý quỹ là Văn phòng quỹ.
Năm 2017, thực hiện theo quy định của pháp luật về Luật phí, lệ phí và Luật Ngân sách Nhà nước, nguồn thu của Quỹ Bảo trì đường bộ từ phí sử dụng đường bộ nộp toàn bộ vào Ngân sách Nhà nước.
Toàn bộ nhu cầu chi cho quỹ Bảo trì đường bộ đều do Ngân sách Nhà nước cấp. Việc phân chia phần 35% phí thu được do Bộ Tài chính tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp cho các địa phương.
Tại phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, việc thành lập và hoạt động của các quỹ đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu đề ra, góp phần thúc đẩy xã hội hóa, huy động thêm nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hệ thống pháp luật và công tác quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khá phức tạp, tản mạn, thiếu rõ ràng và chưa có một văn bản pháp luật để thống nhất quản lý các Quỹ.
Theo ông Nguyễn Đức Hải, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các quỹ tài chính ngoài ngân sách còn trùng lặp, hiệu quả hoạt động chưa cao. Báo cáo giám sát kiến nghị bãi bỏ Quỹ bảo trì đường bộ, toàn bộ nội dung chi về bảo trì đường bộ được thực hiện thông qua dự toán ngân sách cấp hằng năm.
Quỹ Phòng chống thiên tai cũng được Đoàn giám sát đề nghị bãi bỏ Quỹ và bỏ quy định về cơ chế thu đối với khoản thu này. Việc chi thực hiện phòng chống thiên tai được cấp từ ngân sách nhà nước, thông qua dự phòng ngân sách hằng năm của ngân sách trung ương và địa phương.
Theo Danviet
Hà Nội mưa cực to giữa kỳ nghỉ lễ, nửa đêm rẽ sóng về nhà Trận mưa rất to và nhanh từ hơn 22h khiến nhiều tuyến phố của Hà Nội ngập sâu trong biển nước. Các tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng cũng bị lốc, mưa dông lớn trong đêm. Mưa rất to và nhanh, gió giật mạnh khiến nhiều đường phố ở các quận nội thành Hà Nội chìm trong biển nước. Nhiều người đi chơi,...