Bộ GTVT lý giải nguyên nhân đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa được khai thác thương mại
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ đưa vào khai thác trên cơ sở có những đánh giá độc lập và nghiệm thu.
Chiều 2/10, tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 9, trả lời câu hỏi của báo chí về tiến độ của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hiện trường thi công cơ bản đã xong phần xây lắp thiết bị đơn lẻ trên hệ thống.
Theo ông Đông, tồn tại lớn nhất là việc cung cấp các hồ sơ để đánh giá an toàn hệ thống, theo quy định là tư vấn độc lập. Nhưng Tổng thầu chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ để có cơ sở đánh giá an toàn. Mà theo quy định phải đánh giá xong mới chạy tích hợp các hệ thống được.
“Vừa qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đi kiểm tra và có chỉ đạo, trên tinh thần đó chúng tôi thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng để đảm bảo an toàn và sẽ đưa vào khai thác dự án trên cơ sở có những đánh giá độc lập và nghiệm thu”, ông Đông nói.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông.
Ngày 1/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có buổi kiểm tra thực địa một số dự án giao thông trọng điểm tại Hà Nội.
Video đang HOT
Tại buổi kiếm tra, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông không chỉ là dự án trọng điểm của Hà Nội, mà còn là lời hứa của Bộ GTVT, của Chính phủ với nhân dân Thủ đô.
Dự án đã phải tăng tổng mức đầu tư từ gần 8.770 tỷ đồng lên hơn 18.000 tỷ đồng, điều chỉnh tiến độ 4 lần. Ban đầu, thời gian dự kiến thực hiện dự án từ 2008-2013, sau 4 lần điều chỉnh, dự kiến hoàn thành 2018, vận hành, chạy thử đến hết 31/3/2019. Nhưng đến nay vẫn chưa xác định được chính thức thời gian hoàn thành dự án.
“Tôi đã nghe báo cáo, do kinh nghiệm của chúng ta còn hạn chế khiến dự án còn nhiều vướng mắc, chậm tiến độ, kéo dài thời gian hoàn thành. Trách nhiệm cao nhất trong dự án này là nhà thầu, chủ đầu tư dự án (Ban Quản lý dự án đường sắt của Bộ GTVT) cùng tư vấn.
Các đồng chí phải đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương đưa dự án vào khai thác trong năm nay, khép lại hồ sơ dự án này. Yêu cầu Bộ GTVT thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng, khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, đưa dự án vào sử dụng với điều kiện đảm bảo tuyệt đối an toàn”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đánh giá cao sự phối hợp của Thành phố trong việc chủ động đào tạo nhân lực tiếp nhận hệ thống từ nhân viên vận hành, lái tàu đến hệ thống bán vé điện tử…
“UBND TP Hà Nội, với vai trò cơ quan quản lý khai thác trực tiếp và vận hành hệ thống, cần khẩn trương tập trung làm việc với tư vấn và nhà thầu, chủ đầu tư để hoàn thành việc chứng nhận an toàn khai thác để vận hành hệ thống.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của Bộ GTVT mà còn của Chính phủ. Chúng ta phải giữ lời hứa với nhân dân Thủ đô về tuyến đường sắt đô thị đầu tiên này”, Phó Thủ tướng nói.
XUÂN TRƯỜNG – BÍCH ĐÀO
Theo VTC
Xem xét hạ tiêu chí tham gia đấu thầu đường bộ cao tốc Bắc - Nam
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đầu bài với nhà thầu nội tham gia dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam có thể chỉnh như kinh nghiệm làm đường cao tốc vì chúng ta chưa có nhiều dự án đường cao tốc.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông
Chiều nay 27.9, nhiều vấn đề nóng đã được đặt ra với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tại buổi họp báo quý 3 của bộ này, như câu chuyện đề bài cho nhà đầu tư nội tham gia cao tốc Bắc Nam, tiến độ đường sắt Cát Linh - Hà Đông, sân bay Long Thành...
Trả lời các câu hỏi về công việc tiếp theo sau khi huỷ thầu quốc tế với dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thừa nhận việc huỷ thầu quốc tế sẽ mất thêm thời gian cho việc sơ tuyển nhà thầu.
Tuy nhiên Bộ GTVT đã chỉ đạo các ban quản lý dự án thông báo tới các ứng viên sơ tuyển quốc tế, khẩn trương hoàn tất hồ sơ sơ tuyển đấu thầu cạnh tranh trong nước và trong tháng 10 này sẽ phát hành hồ sơ mời.
"Số lượng thì chưa biết, nhưng không loại trừ sẽ nhiều hơn bởi tâm lý không có nhà đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp nội sẽ tham gia đông", ông Đông nói.
Đáng chú ý, về tiêu chí với nhà đầu tư, theo ông Đông, các quy định mà nghị quyết Quốc hội đã đưa ra như vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tối thiểu 20%, hay không bảo lãnh doanh thu là không thay đổi, tiếp tục duy trì.
"Tuy nhiên, đầu bài về kinh nghiệm, do chúng ta chưa có nhiều dự án cao tốc nên chúng tôi đang nghiên cứu để có thể điều chỉnh tiêu chí kinh nghiệm từng làm dự án cao tốc, thay vào đó có thể là kinh nghiệm từng tham gia các dự giao thông, hạ tầng", ông Đông nói và cho hay sẽ không có chuyện "chia nhỏ các dự án thành các gói" bởi điểm đầu điểm cuối đã được tính toán về khả năng đấu nối, bài toán tài chính gắn với thu phí.
Về lo ngại sẽ lại chỉ định thầu trong trường hợp không đấu thầu được, hoặc có dự án không có nhiều nhà đầu tư tham gia, theo ông Đông, Nghị quyết Quốc hội nói rõ, trong 11 dự án thành phần thì có 8 dự án theo hình thức hợp tác công tư, song nếu xảy ra kịch bản không có nhà đầu tư thì sẽ báo cáo lại Quốc hội xem xét, quyết định chuyển sang đầu tư công chứ không có chỉ định thầu.
Theo Thanhnien
Thanh Hóa: Tông vào xe đỗ bên đường, tài xế xe tải tử vong Bộ GTVT khẳng định sẽ sớm đưa dự án vào vận hành khai thác, nhưng không "chốt" được thời gian... Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông dự kiến đưa vào khai thác vận hành từ tháng 4-2019. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn...