Bộ GTVT làm chủ đầu tư dự án cải tạo đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ là chủ đầu tư Dự án cải tạo đường cất hạ cánh và đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể vừa có các kết luận về công tác chuẩn bị đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Cụ thể, hiện nay có 3 đơn vị có thể giao làm Ban quản lý 2 dự án trên đó là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM) và Ban Quản lý dự án Thăng Long.
Mặt đường lăn sân bay Nội Bài xuống cấp nghiêm trọng trong nhiều năm nay. (Ảnh: NLĐ)
Trong 3 đơn vị trên, ACV có nhiều ưu điểm và nổi trội nhất như có đội ngũ cán bộ, kỹ sư có chuyên môn và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu quản lý dự án, nhất là dự án phải triển khai trong điều kiện vừa thi công, vừa phải bảo đảm khai thác.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, ngày 9/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41, thống nhất dự án cải tạo đường cất hạ cánh và đường lăn sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất được thực hiện “theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.
“ ACV cũng có lực lượng chuyên môn làm việc tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, thuận lợi cho công tác quản lý dự án; chủ động trong việc điều phối khai thác công trình cất hạ cánh, đường lăn để thực hiện thi công. Tuy nhiên tại thời điểm này, ACV chưa đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của pháp luật như các cán bộ, kỹ sư chưa có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án dẫn đến chưa đủ điều kiện để thành lập tổ chức quản lý dự án của ACV do đó không đủ điều kiện để giao quản lý 2 dự án trên“, kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết.
Để giúp đẩy nhanh thủ tục, Bộ GTVT sẽ làm chủ đầu tư của Dự án cải tạo đường cất hạ cánh và đường lăn Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng giao Ban Quản lý dự án Thăng Long tổ chức quản lý Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn Nội Bài; CIPM tổ chức quản lý Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn Tân Sơn Nhất.
Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long, Tổng giám đốc CIPM được giao trực tiếp chỉ đạo thực hiện dự án và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chất lượng, tiến độ hoàn thành các dự án.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng yêu cầu thành lập Ban Chỉ đạo triển khai dự án do Thứ trưởng Lê Anh Tuấn là Trưởng ban.
Theo báo cáo trước đó của ACV, từ năm 2017, nhiều đường băng của sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã xuất hiện hư hỏng đến mức cần phải cải tạo, nâng cấp hoặc thay thế kết cấu hoàn toàn theo khuyến cáo của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Hiện nay, cả sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài phải thường xuyên duy tu, sửa chữa nhỏ đường băng, đường lăn để đảm bảo duy trì hoạt động khai thác an toàn.
Từ năm 2017 – 2019, việc khai thác liên tục, với số lần cất hạ cánh ngày càng tăng, ngày càng nhiều các loại máy bay tải trọng lớn hoạt động khiến các đường băng, đường lăn tiếp tục xuống cấp và ngày càng nghiêm trọng. Theo ACV, nếu không có giải pháp đồng bộ có thể sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất phải đóng cửa khai thác một đường băng vào bất kỳ thời điểm nào.
Tính toán của ACV cũng cho thấy, tổng nhu cầu vốn cho dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống khu bay Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, trong đó trọng tâm là việc cải tạo, nâng cấp đường cất/hạ cánh 25R/07L, bằng kết cấu mặt đường bê tông nhựa là hơn 1.800 tỷ đồng. Đối với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, nhu cầu vốn cho dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng khu bay với ưu tiên số 1 là nâng cấp đường cất/hạ cánh 11R/29L (1B) bằng kết cấu bê tông nhựa là gần 2.300 tỷ đồng.
Linh Phi
Xử lý sai phạm hai dự án về bất động sản tại TP Hồ Chí Minh
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa có ý kiến chỉ đạo các cơ quan liên quan xử lý 2 dự án khu dân cư Nhơn Đức, huyện Nhà Bè và dự án đầu tư Khu sinh thái-văn hóa hồ Vĩnh Lộc.
Mẫu nhà 5 tầng của dự án khu dân cư Nhơn Đức, huyện Nhà Bè. (Nguồn: vanphathung)
Liên quan đến việc xử lý sai phạm các dự án nhà ở, Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Thông báo số 252/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thành Phong yêu cầu Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng là chủ đầu tư dự án khu dân cư Nhơn Đức, huyện Nhà Bè chấp hành nghiêm quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, thuế.
Đồng thời, khẩn trương đề xuất cho cơ quan đăng ký đầu tư về giãn tiến độ thực hiện dự án và nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai, tiền sử dụng đất, thuế, lệ phí.
Chủ tịch thành phố giao cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xác định nguyên nhân, trách nhiệm việc chủ đầu tư chậm nộp tiền sử dụng đất tại dự án; kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai của chủ đầu tư hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trước khi tiếp tục giải quyết việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng.
Đồng thời, phối hợp với Sở Tài chính, Ủy ban Nhân dân huyện Nhà Bè xác định lại chính xác diện tích đất công do Nhà nước trực tiếp quản lý tại dự án, đề xuất việc thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan của chủ đầu tư.
Thành phố cũng giao cho Giám đốc Sở Xây dựng xử lý vi phạm về xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng.
Đáng chú ý, Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế thành phố kiểm tra việc Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng phân bổ giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng bao gồm chi phí thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ dân hơn 52 tỷ đồng nhưng trên thực tế chi phí này đã được tính khấu trừ hoàn toàn vào tiền sử dụng đất phải nộp để kết luận, xử lý vi phạm nếu có nhằm tránh thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Theo đó, Cục trưởng Cục Thuế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra số tiền gần 659 tỷ đồng mà Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng đã nhận từ Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường về khoản hoàn trả liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi một phần đất tại dự án để xác định thuế giá trị gia tăng chủ đầu tư phải nộp, bảo đảm thu đúng, thu đủ cho ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, Thành phố chỉ đạo Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận 7, huyện Nhà Bè xử lý sai phạm về thuế đối với Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nhà Bè nghiêm túc chấn chỉnh quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng và quy hoạch tại dự án khu dân cư 9,33ha Nhơn Đức.
Tháng 7/2015, dự án Khu dân cư Nhơn Đức có quy mô 9,33ha được giao Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng làm chủ đầu tư nhằm đầu tư xây dựng 2 trường đại học (Trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường) và khu dân cư.
Đến nay mặc dù đã hết thời gian được chấp thuận đầu tư nhưng dự án vẫn chưa hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, quyết toán đầu tư. Quá trình thực hiện đã phát sinh một số sai phạm, thiếu sót của chủ đầu tư và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về đầu tư, đất đai, xây dựng, sử dụng tài sản công, kinh doanh bất động sản, thuế.
Trong diễn biến liên quan, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cũng vừa giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét điều chỉnh hoặc thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 21/1/2011 của Thành phố Hồ Chí Minh về việc ngưng thực hiện Dự án đầu tư Khu sinh thái-văn hóa hồ Vĩnh Lộc đã được giao đất theo Quyết định số 1104/QĐ-TTg ngày 26/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ do quyết định này chưa đầy đủ pháp lý về trình tự, thủ tục.
Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có thiếu sót trong việc tham mưu ban hành Quyết định số 353/QĐ-UBND nói trên.
Sau khi có kết quả phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/2000 dự án Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc, Ủy ban Nhân dân thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng tiêu chí, kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo hướng xã hội hóa, đảm bảo đúng quy định pháp luật; trong đó, xem xét giải quyết tồn đọng đối với các chi phí do các chủ đầu tư trước đây thực hiện, việc Công ty cổ phần Quốc tế C&T là đơn vị có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án để báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Theo đó, Thành phố giao Ủy ban Nhân dân huyện Bình Chánh kiểm tra việc quản lý đất đai, xây dựng, xử lý vi phạm phần đất thuộc dự án tại 3 xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai; tổ chức kiểm điểm xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đã có thiếu sót trong việc quản lý đất đai, xử lý các vi phạm về xây dựng và lấn chiếm tại dự án.
Bên cạnh đó, Thành phố yêu cầu Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn thực hiện thoái vốn tại Công ty cổ phần Sinh thái Văn hóa Vĩnh Lộc, tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân của Tổng Công ty.
Dự án khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc quy mô gần 370ha tại 3 xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án được chủ trương thực hiện từ năm 1996. Sau nhiều lần chuyển đổi chủ đầu tư, từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Đầu tư xây dựng Bình Chánh thuộc Ủy ban Nhân dân huyện Bình Chánh, sau đó cho phép Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn hợp tác với Công ty cổ phần Quốc tế C&T thực hiện.
Đến nay dự án vẫn chưa thực hiện được do vướng mắc về vấn đề ranh giới quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, ranh lập thủ tục thu hồi đất./.
Trần Xuân Tình
Hội môi giới đề xuất lên 6 giải pháp "cứu" doanh nghiệp bất động sản Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã đề xuất lên Chính phủ 6 nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản. Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết do tác động của dịch Covid-19 thị trường bất động sản đang bước vào thời kỳ vô cùng khó...