Bộ GTVT kiến nghị xem xét, chấp thuận tăng phí BOT theo hợp đồng
Về mức thu phí BOT, Bộ Giao thông Vận tải đã có kiến nghị Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án tăng phí BOT theo hợp đồng dự án nhằm gỡ khó cho nhà đầu tư sụt giảm doanh thu.
Hàng loạt các dự án BOT có doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính trong khi không được tăng phí theo lộ trình hợp đồng đã ký kết khiến nhà đầu tư gặp khó khăn. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Hàng loạt các dự án BOT có doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính, đặc biệt số thu phí đã giảm mạnh sau khi dịch COVID-19 bùng phát trong khi chưa được tăng phí theo lộ trình nhưng vẫn phải trả lãi vay ngân hàng đã khiến nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn.
Trên cơ sở này, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp dự án BOT đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
58/60 trạm doanh thu thấp hơn dự kiến
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, từ đầu năm 2020 dịch COVID-19 xuất hiện tác động tiêu cực tới mọi mặt tới mọi mặt đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Trong số đó, các doanh nghiệp BOT bị ảnh hưởng trực tiếp do lưu lượng phương tiện giảm sâu, dẫn đến doanh thu giảm, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Video đang HOT
Cụ thể, qua tổng hợp số liệu thống kê các doanh nghiệp BOT, có tới 58/60 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với doanh thu dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT, trong đó 17 dự án doanh thu thực tế chưa đạt 50% so với dự báo.
Nguyên nhân được Bộ Giao thông Vận tải chỉ ra chủ yếu là do giảm giá vé cho phương tiện lân cận trạm thu phí và giảm giá vé theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 35/2016; sự gia tăng các phương tiện sử dụng vé tháng, quý, năm; lưu lượng xe qua trạm thu phí ở một số tuyến thấp hơn so với dự báo.
Đặc biệt, các dự án BOT chưa được tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng BOT theo chỉ đạo của Chính phủ để ổn định kinh tế vĩ mô. Các doanh nghiệp BOT gặp nhiều khó khăn khi phải bổ sung kinh phí để trả nợ ngân hàng theo kế hoạch. Các ngân hàng đã có ý kiến về nguy cơ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nhóm nợ đối với khoản vay.
Trước những khó khăn phát sinh, các doanh nghiệp BOT đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo cấp có thẩm quyền có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tập trung vào các nội dung như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ, không chuyển các doanh nghiệp BOT sang nhóm nợ xấu; giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp các năm 2019 và 2020; miễn, giảm lãi vay phát sinh trong thời gian có dịch COVID-19.
Các doanh nghiệp BOT cũng đề nghị bố trí ngân sách Nhà nước để bù đắp phần doanh thu sụt giảm khi nhà đầu tư BOT thực hiện theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; xem xét trưng mua một phần hoặc toàn bộ đối với các dự án có trạm thu phí chưa được tổ chức thu phí do không đảm bảo an ninh trật tự.
Xem xét tăng phí, giảm lãi vay
Về mức thu phí, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ 2 phương án.
Cụ thể, phương án 1: Cho phép tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng dự án; giao Bộ Giao thông Vận tải lựa chọn thời điểm phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến chi phí vận tải đồng thời chỉ đạo các địa phương bố trí lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự tại trạm thu phí (khi cần thiết).
Phương án 2: Giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ thực hiện tăng phí theo lộ trình đã ký trong hợp đồng dự án từ năm 2022. Nhà nước bố trí khoảng 5.080 tỷ đồng hỗ trợ các dự án do chưa được tăng giá theo hợp đồng BOT đã ký; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bố trí kế hoạch vốn. Bộ Giao thông Vận tải đàm phán với nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng.
Trên cơ sở phân tích cụ thể ưu, nhược điểm các phương án, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án 1 vì có nhiều ưu điểm hơn và không phải bố trí ngân sách Nhà nước.
Dự án BOT Thái Nguyên-Chợ Mới vẫn chưa thể tiến hành thu phí sau thời gian dài dừng thu. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại cổ phần có giải pháp hỗ trợ, tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT; giảm lãi vay phát sinh trong thời gian có dịch COVID-19.
Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị Thủ tướng giao bộ tính toán kinh phí Nhà nước cần thiết để hỗ trợ các dự án có doanh thu thực tế giảm trên 50% so với doanh thu tính toán trong phương án tài chính của hợp đồng BOT đã ký và các dự án chưa được thu phí. Trường hợp cần thiết, đề xuất để Nhà nước trưng mua lại toàn bộ dự án; chấp thuận cho các doanh nghiệp BOT giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp các năm 2019, 2020.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan và các doanh nghiệp BOT rà soát các dự án, có phương án xử lý phù hợp, đảm bảo công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, nhà đầu tư, phù hợp với hợp đồng dự án đã ký và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp.
Về các giải pháp hạn chế việc giảm lưu lượng do phân lưu phương tiện qua trạm thu phí, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương trước khi đầu tư các tuyến đường giao thông ảnh hưởng đến các dự án BOT đã triển khai cần có sự thống nhất của Bộ và các nhà đầu tư BOT bị ảnh hưởng. Trường hợp tiếp tục đầu tư, cần tính toán bổ sung vào dự án kinh phí để bù đắp phần doanh thu thiếu hụt do ảnh hưởng của dự án./.
Quý III/2020 sẽ khởi công tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
Ngày 12/5, Bộ Giao thông Vận tải làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và nút giao thông ngã tư Dầu Giây.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, tuyến cao tôc Dầu Giây - Phan Thiêt có tổng chiều dài 99 km, la dư an thanh phân cua dư an đường cao tốc Bắc - Nam cửa ngõ phía Đông. Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có điểm đầu nằm trên tuyến đường từ Quốc lộ 1A đi Mỹ Thạnh (địa phận tỉnh Bình Thuận) điểm cuối kết nối với tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Riêng chiều dài tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đi qua địa bàn Đồng Nai dài 51,5 km, qua 4 huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và thành phố Long Khánh.
UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, tỉnh phải thu hồi hơn 412 ha đất tại 4 huyện. Đến nay, việc thu hồi đất tại các huyện Cẩm Mỹ, Thống Nhất và thành phố Long Khánh đã cơ bản hoàn thành, người dân đã nhận tiền bồi thường. Riêng huyện Xuân Lộc đã có 322 được chi trả hơn 400 tỷ đồng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng. Hiện vẫn còn hơn 350 trường hợp với số tiền 770 tỷ đồng đang chờ Bộ Giao thông Vận tải duyệt phương án bồi thường trong đợt 2 sắp tới.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Ban Quản lý dự án Thăng Long phối hợp với UBND huyện Xuân Lộc khẩn trương xây dựng kế hoạch việc bố trí tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi. Ban quản lý thực hiện di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật; phối hợp với các địa phương có dự án đi qua sớm tháo gỡ những vướng mắc để sớm bàn giao mặt bằng thực hiện dự án.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết phấn đấu đến cuối quý III/2020 sẽ khởi công xây dựng dự án.
Đối với dự án cầu vượt ngã tư Dầu Giây, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án 7 chuyển tiền đền bù, giải phóng mặt bằng cho địa phương để UBND huyện Thống Nhất (Đồng Nai) thu hồi, bàn giao mặt bằng trước ngày 20/5/2020.
Tp.HCM cho phép chuyển đổi dự án nhà ở cao cấp sang bình dân UBND Tp.HCM vừa có Công văn số 1664/UBND-ĐT giao Sở Xây dựng tham mưu UBND TP giải quyết cho phép chuyển đổi theo quy định các dự án BĐS nhà ở trung, cao cấp đang tồn kho hoặc chủ đầu tư có nhu cầu điều chỉnh quy mô căn hộ sang phân khúc bình dân hoặc làm nhà ở xã hội. Theo đó,...