Bộ GTVT: Kẹt xe tại TP.HCM giảm 90%
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội giảm 50%, TP.HCM giảm 90%. Đó là báo cáo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng tại cuộc họp trực tuyến ngày 3/1 với các tỉnh thành về đảm bảo trật tự an toàn giao thông 2012 và kế hoạch 2013.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, trong năm 2012, trên địa bàn cả nước đã xảy ra hơn 36.400 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm người chết 9.848 người, bị thương 38.064 người. So với năm 2011 số vụ TNGT giảm hơn 7.400 vụ (hơn 17%), số người chết giảm 1.647 người (hơn 14%) và giảm 9.527 người bị thương (hơn 20%).
Tình hình trật tự an toàn giao thông tại nhiều địa phương được đảm bảo, đặc biệt có bốn tỉnh thành đều có mức giảm số vụ TNGT, số người chết, người bị thương trên 30% là Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Kiên Giang. Đáng ghi nhận là tình trạng ùn tắc giao thông tại các TP lớn được kéo giảm đáng kể như ở Hà Nội giảm 50%, còn tại TP.HCM giảm khoảng 90%.
Video đang HOT
Một vụ TNGT tại ấp Cáp Rang, xã Suối Tre, Long Khánh, Đồng Nai sáng 28/10/2012 làm 3 người chết
Đánh giá những kết quả đạt được, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, ngoài việc nhiều công trình hạ tầng được đưa vào khai thác sử dụng còn có sự tham gia quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng tình hưởng ứng tích cực từ phía người dân.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và ghi nhận những kết quả mà ngành giao thông cũng như các địa phương đã đạt được. Tuy nhiên đó là những kết quả bước đầu, chưa mang tính bền vững. “Cụ thể trong mấy ngày nghỉ Tết dương lịch đã xảy ra trên 161 vụ TNGT làm 131 người chết, chỉ cần lơ là thì trật tự an toàn giao thông lại diễn biến phức tạp, TNGT tăng vọt”, Phó thủ tướng dẫn chứng.
Về kế hoạch năm 2013, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, tỉnh thành tiếp tục thực hiện có hiệu quả, giải pháp cụ thể để tiếp tục kéo giảm số vụ tai nạn giao thông, số người chết, bị thương xuống từ 5-10% so với năm 2012, đặc biệt một số địa phương có điều kiện kéo giảm sâu hơn con số trên.
Tổng kết tình hình trật tự an toàn giao thông năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã tặng cờ thi đua sáu địa phương và bằng khen cho bảy tập thể và sáu cá nhân; đồng thời Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã tặng cờ 27 đơn vị, bằng khen cho 13 tập thể và 6 cá nhân có nhiều thành tích trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Theo 24h
Kết nạp mới gần 3 triệu đoàn viên
Ngày 15.11, tại TPHCM, Phó Chủ tịch (PCT) Tổng LĐLĐVN Nguyễn Văn Ngàng cùng Trưởng ban Tổ chức Tổng LĐLĐVN Trần Văn Lý đã chủ trì cuộc giao ban nhiệm kỳ 2008-2013 của Ban chỉ đạo Chương trình phát triển đoàn viên, với sự tham gia của lãnh đạo 32 LĐLĐ tỉnh - thành và CĐ ngành T.Ư. PCT Nguyễn Văn Ngàng đã chỉ đạo: "Để công tác phát triển đoàn viên tới đây đạt chất lượng cao hơn, đại hội CĐ các cấp cần tập trung chuẩn bị thật kỹ công tác cán bộ".
Công đoàn các KCN tỉnh Bình Dương thành lập cửa hàng bán nhu yếu phẩm phục vụ CN để thu hút họ vào tổ chức công đoàn. Ảnh: D.M.Đ
Cả hệ thống chính trị ủng hộ
Theo Phó ban Tổ chức Tổng LĐLĐVN Nguyễn Ngọc Trung: "Đại hội X - CĐVN đã ra nghị quyết cả nhiệm kỳ kết nạp mới ít nhất 1,5 triệu đoàn viên, đến hết 2013 thành lập được CĐCS ở 70% DN đủ điều kiện để tập hợp từ 60% số CNVCLĐ trở lên trong DN vào tổ chức CĐ. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS, thực hiện xây dựng CĐCS vững mạnh".
Từ kết quả khảo sát thực tế, Tổng LĐLĐVN đã giao tổng chỉ tiêu cho các cấp CĐ trong nhiệm kỳ kết nạp mới 1.870.000 đoàn viên, thành lập mới 13.691 CĐCS (bình quân mỗi năm toàn hệ thống kết nạp 374.000 đoàn viên, thành lập 2.738 CĐCS)". Đáng nói, do tác động bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, đầu tư nước ngoài sụt giảm, nhiều DN phải thu hẹp sản xuất, việc làm mới cho NLĐ bị chậm lại... Tuy nhiên, chương trình đã được cả hệ thống chính trị ủng hộ, điển hình như việc UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện thành lập Ban chỉ đạo, cử một
đồng chí thường trực UBND trực tiếp làm trưởng ban. Hay như việc Sở LĐTBXH TPHCM và Long An yêu cầu các DN phải đăng ký thang, bảng lương đã thoả thuận với NLĐ, trong đó có chữ ký xác nhận của CĐCS. Còn UBND tỉnh BRVT và Hà Giang thì chỉ thị cho các cơ quan quản lý nhà nước và giám đốc các DN phải thực hiện nghiêm túc việc thành lập CĐCS sau 6 tháng hoạt động; UBND các tỉnh Long An, Hải Dương phối hợp với LĐLĐ tỉnh xét khen thưởng DN thành lập CĐCS.
Tỉnh ủy Quảng Trị, Hà Tĩnh, Vĩnh Long có chỉ thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh; Tỉnh ủy Phú Thọ có nghị quyết về tiếp tục củng cố, phát triển tổ chức CĐ trong các DN ngoài nhà nước đến 2015. Kết quả, sau hơn 4 năm thực hiện chương trình, có 73/82 đơn vị đã hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, cụ thể: Tính từ đầu 2008 đến tháng 5.2012, cả nước kết nạp mới gần 3 triệu đoàn viên (đạt 197,2%); thành lập mới gần 28.000 CĐCS (đạt 207%); nâng tổng số đoàn viên cả nước lên 7,73 triệu người và 113.349 CĐCS.
Về công tác xây dựng CĐCS vững mạnh: Trong 4 năm (2008 - 2011), tỉ lệ CĐCS và nghiệp đoàn vững mạnh ở các khu vực đều vượt chỉ tiêu, trong đó khu vực nhà nước có nơi đạt trên 90%; khu vực ngoài nhà nước đạt vững mạnh từ 43% - trên 48%; khu vực FDI số CĐCS đạt vững mạnh chiếm trên 40%, riêng năm 2010 đạt 56,15%. Đặc biệt, thành công nổi bật của chương trình đã kết nạp được gần 10.000 đoàn viên và thành lập được CĐCS ở 2 DN của Sam Sung - một tập đoàn đa quốc gia không chấp nhận bất cứ tổ chức CĐ nào trên thế giới; đồng thời thành lập được hơn 30 Nghiệp đoàn nghề cá giúp hàng ngàn ngư dân bám biển, khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia.
Một số kiến nghị
Tại cuộc họp, đại diện LĐLĐ tỉnh Bình Dương (đơn vị vượt chỉ tiêu 41% so với số lượng 100 ngàn đoàn viên đăng ký) kiến nghị nên cho thành lập thêm CĐ cấp trên cơ sở ở KCN có đông DN, từ đó phát triển CĐCS ở các DN mới thuận lợi. Đại diện LĐLĐ tỉnh Long An thì đề nghị xem lại việc chăm lo "cơm, áo, gạo, tiền" cho cán bộ CĐ chuyên trách ở các DN FDI sử dụng đông NLĐ, bởi Nghị định 525 chỉ cho phép chi lương mức 300% tiền lương bình quân chung của NLĐ thì rất khó thu hút cán bộ CĐ.
Hơn nữa, cán bộ CĐ chuyên trách chuyên tâm vì NLĐ, nhưng sau nhiệm kỳ 5 năm không tái trúng cử thì cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, cần có chính sách về cán bộ... Về kinh phí chi cho phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS, cán bộ LĐLĐ nhiều tỉnh phàn nàn là rất "hẻo", Tổng LĐLĐVN quy định chỉ 2 triệu đồng/1 CĐCS là không đủ...
Đặc biệt, đại diện LĐLĐ các tỉnh - thành cùng chung kiến nghị là: Ban Tổ chức Trung ương cùng Tổng LĐLĐVN và các tỉnh uỷ cần thống nhất về công tác cán bộ, không nên quá khắt khe về nhân sự nhằm tạo điều kiện cho CĐ các cấp có đủ cán bộ phục vụ chương trình phát triển đoàn viên trong thời gian tới.
Theo laodong
Thanh tra "thổi còi" nhiều dự án đấu thầu ngành giao thông "Đấu thầu hiện vẫn là câu chuyên có nhiều vấn đề. Việc chỉ định thầu ở một số địa phương, dự án có dấu hiệu bất thường, chưa phù hợp quy định, đặc biệt là các dự án giao thông" - Phó Tổng TTCP Ngô Văn Khánh trao đổi trong cuộc họp báo ngày 10/10. Thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm...