Bộ GTVT: Dừng thu phí các tuyến BOT không đảm bảo an toàn
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho dừng thu phí đối với cac dự án BOT không kịp thời sửa chữa các hư hỏng hoặc bảo trì không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến an toàn giao thông (ATGT).
Cụ thể, Bộ GTVT vừa yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các nhà đầu tư BOT, các Ban Quản lý dự án, Sở GTVT tăng cường công tác đảm bảo trật tự ATGT và nâng cao chất lượng bảo trì đường bộ đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.
Theo Bộ GTVT, thời gian qua các đơn vị quản lý, doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư BOT đã có nhiều cố gắng trong quản lý, khai thác và bảo trì ở giai đoạn khai thác, sử dụng đối với các tuyến đường được đầu tư, nâng cấp, mở rộng theo hình thức BOT, nhưng so với yêu cầu thực tế còn nhiều hạn chế, mặt đường xuất hiện hư hỏng, hệ thống báo hiệu đường bộ, hệ thống thoát nước chưa được sạch sẽ.
Để đảm bảo ATGT và nâng cao chất lượng bảo trì các dự án BOT, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị nêu trên thực hiện ngay chỉ đạo về đảm bảo ATGT trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân năm 2018.
Các doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư BOT phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo các nhà thầu thi công kịp thời sửa chữa hư hỏng phát sinh trong thời gian bảo hành, nhất là hư hỏng mặt đường. Đồng thời, thực hiện công tác bảo trì theo đúng quy định và đảm bảo chất lượng. Tăng cường công tác tổ chức giao thông, khắc phục các bất cập để đảm bảo ATGT.
Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Ban Quản lý dự an, Sở GTVT thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư BOT và các đơn vị liên quan kịp thời thực hiện các nội dung nêu trên.
Video đang HOT
Bộ GTVT chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dừng thu giá theo quy định đối với cac dự án không kịp thời sửa chữa các hư hỏng hoặc bảo trì không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến ATGT.
C.N.Q
Theo Dantri
Dự án BOT đã thu tiền mà chưa quyết toán thì không cho thu phí nữa!
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu Tổng cục Đường bộ phối hợp quyết toán dự án BOT. "Đây là việc không thể chậm trễ. Các dự án đã thu tiền mà chưa quyết toán, 1 năm nữa mà không quyết toán thì không cho thu phí nữa".
Giảm "nóng" BOT bằng thu phí tự động
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2018 của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, chiều 2/1, ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) nhấn mạnh đến các dự án BOT.
"BOT trong thời gian qua nóng, chúng ta đã làm hết trách nhiệm chưa? Bộ đã giao cho Tổng cục chủ trì? Tại sao lại bàn lùi? Để BOT giảm nóng phải quyết toán thu phí tự động. Năm 2018 không xong là các anh phải chịu trách nhiệm với người dân, không thể để nóng như vậy kéo dài mãi được" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể "hối thúc" cần phải đẩy nhanh việc thu phí tự động không dừng, phương thức này đảm bảo tính công bằng.
"Thu phí tự động, cơ quan quản lý nhìn thấy, người dân cũng có thể tham gia giám sát bằng cách xem trên hệ thống, tại sao chúng ta không làm? Thu phí thủ công tốn nhiều công sức, có nghi ngờ gian lận, nhưng vẫn cứ triển khai là không được" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Bộ trưởng GTVT "hối thúc" triển khai nhanh chóng phương thức thu phí tự động không dừng
Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ thực hiện 2 nhiệm vụ quan trọng: Phối hợp với các đơn vị liên quan quyết toán các dự án BOT, đối với các dự án cũ cần quy định mốc thời gian cụ thể để hoàn thành quyết toán, nếu dự án nào chậm phải dừng thu phí. Quyết toán dự án là căn cứ điều chỉnh thời gian hợp đồng, xác định thời điểm hoàn vốn của dự án, thời điểm giải quyết chế độ chính sách cho nhà đầu tư.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Tổng cục Đường bộ phối hợp quyết toán dự án BOT. "Đây là việc không thể chậm trễ. Các dự án đã thu tiền mà chưa quyết toán, 1 năm nữa mà không quyết toán thì không cho thu phí nữa" - ông Thể kiên quyết.
Ngoài ra, tư lệnh ngành GTVT cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải tạo điều kiện cho các đơn vị khác vào đầu tư hệ thống thu phí không dừng nhằm đảm bảo công bằng, cạnh tranh, để tránh độc quyền.
Đặc biệt, Bộ trưởng GTVT thông tin, tới đây Bộ sẽ ban hành Thông tư quy định việc xe đi qua trạm (xe dán thẻ thu phí tự động Etag) mà không có tiền sẽ bị phạt cao, có thể gấp 10 lần.
Xe quá tải gia tăng, phức tạp nạn xe dù - bến cóc
Tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Nguyễn Xuân Cường cho biết, tình hình xe quá tải đang có xu hướng tăng trở lại tại một số địa phương. Nguyên nhân do một số địa phương sắp xếp lại lực lượng tại trạm tuần tra kiểm soát tải trọng xe lưu động, lực lượng cảnh sát giao thông không phối hợp tại các trạm, do đó hoạt động của các trạm kém hiệu quả.
Cũng theo ông Cường, chính quyền các địa phương đã vào cuộc nhưng thiếu quyết liệt, chưa thực sự gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo kiểm soát xe quá tải; công tác kiểm soát xe quá tải lưu thông trên đường chưa tốt, việc kiểm soát xe quá tải tại đầu mối nguồn hàng chưa chặt chẽ.
Liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải, người đừng đầu ngành GTVT cho rằng công tác vận tải xe dù, bến cóc, tranh giành khách... hiện vẫn vô cùng phức tạp.
Bộ trưởng Thể dẫn chứng, nếu lắp camera tại khu vực cầu đường, chẳng may gặp bão lũ, chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề từ xa và tìm ra hướng giải quyét sớm, kể cả việc giám sát "bến cóc, xe dù".
"Tại sao chúng ta có thể bỏ ra hàng trăm ngàn tỷ để làm đường mà không thể bỏ ra vài tỷ để lắp camera giám sát quanh khu vực bến xe, hay cầu đường phức tạp?" - ông Thể đặt vấn đề và cho rằng trong nhiều năm dù tập trung công sức nhưng chưa đạt yầu cầu so với các nước trong khu vực.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Phí BOT nhằm đổ lên khách hàng! Theo nghị định số 108/2009/NĐ-CP, phương thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) hạ tầng giao thông ra đời trong lúc nguồn đầu tư công ngày càng eo hẹp. Vào thời điểm đó, Chính phủ kêu gọi mọi thành phần xã hội tham gia đầu tư hạ tầng giao thông. Theo số liệu của bộ Giao thông vận tải, từ...