Bộ GTVT: Dự án Dầu Giây Liên Khương đang gặp khó
Theo Bộ GTVT dự án Dầu Giây – Liên Khương đang gặp khó về nguồn vốn, không khả thi đầu tư toàn bộ bằng hình thức BOT, nên cần nhà nước hỗ trợ.
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Lâm Đồng về kiến nghị tiếp tục triển khai thực hiện dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.
Bên cạnh đó, cần tập trung tháo gỡ vướng mắc, hoàn thành thủ tục đầu tư để sớm triển khai đoạn Dầu Giây – Tân Phú. Đồng thời, giải quyết các khó khăn về điều kiện vốn, bố trí để có thể khởi động dự án trước năm 2020.
Phối cảnh Dự án Dầu Giây – Liên Khương.
Về vấn đề này, Bộ GTVT cho biết tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng mức đầu tư lớn. Để đầu tư đủ tiêu chuẩn đường cao tốc bốn làn xe mặt cắt ngang 25 m với tổng chiều dài 200 km cần đến 65.000 tỉ đồng. Trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương đầu tư theo hình thức đối tác công – tư và giao Bộ GTVT nghiên cứu để phân đoạn và phân kỳ đầu tư dự án.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã chủ động nghiên cứu và phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai để lựa chọn, trong đó ưu tiên đầu tư trước đoạn từ Dầu Giây – Tân Phú (qua địa bàn tỉnh Đồng Nai).
Video đang HOT
Bộ GTVT đã tổ chức lập và phê duyệt đề xuất dự án, công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư và đang triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 1 (đoạn Dầu Giây – Tân Phú) theo hình thức hợp đồng BOT. Dự án có tổng chiều dài khoảng 59,6 km, giai đoạn 1 quy mô mặt cắt ngang bốn làn xe, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, tổng mức đầu tư (chưa bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng) khoảng 5.773 tỉ đồng.
Trong quá trình thẩm định hồ sơ báo cáo, nghiên cứu có một số vướng mắc liên quan đến quy định của Luật Giá mới ban hành về mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ và các quy định về lãi vay trong phương án tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư của Bộ Tài chính dẫn đến dự án không khả thi nếu đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT toàn bộ.
“Vì vậy, theo tính toán cần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khoảng 1.650 tỉ đồng để dự án đảm bảo khả năng hoàn vốn. Bộ GTVT đang chỉ đạo cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất phương án tháo gỡ các vướng mắc và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cân đối nguồn hỗ trợ cho dự án…” – Bộ GTVT thông tin.
Đối với các dự án thành phần còn lại (đoạn từ Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương), do tổng mức đầu tư lớn (khoảng 32.000 tỉ đồng), Bộ GTVT đang tiếp tục xây dựng phương án đầu tư từ nguồn vốn vay ODA hoặc từ ngân sách nhà nước.
“Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp UBND tỉnh Lâm Đồng làm việc với các Bộ, ngành liên quan để xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp với khả năng cân đối bố trí nguồn vốn làm cơ sở triển khai theo quy định của pháp luật…”, Bộ GTVT cam kết.
Về kiến nghị tiếp tục triển khai dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương và tháo gỡ khó khăn về vốn để sớm khởi động dự án. Bộ GTVT khẳng định đang lập đề án kết nối mạng giao thông các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và đề án kết nối mạng giao thông các tỉnh Đông Nam Bộ. Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên khương đã được đề xuất danh mục đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2030.
“Riêng đối với đoạn Dầu Giây – Tân Phú sẽ được bố trí vốn ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2025. Trên cơ sở kế hoạch vốn được cấp thẩm quyền phê duyệt, Bộ GTVT sẽ phối hợp cơ quan liên quan khẩn trương triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định để sớm khởi động dự án…”, Bộ GTVT nhấn mạnh.
Dự án Dầu Giây – Liên Khương bắt đầu tại nút Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và kết thúc tại chân đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
VIẾT LONG
Theo PLO
Đổ xô tìm loại cây giống với sâm Ngọc Linh, cây lớn bán 70 triệu/kg
Nhiều người ở Kon Tum, Đắk Lắk tìm đến Lâm Đồng săn lùng loại sâm giống với sâm Ngọc Linh về bán với giá cao.
Hạt kiểm lâm huyện Đam Rông (Lâm Đồng) cho biết, hiện trên địa bàn có một số người từ các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk tới rủ rê nhiều người ở thôn 5, xã Rô Men vào rừng sâu, khu vực núi cao, hiểm trở tìm kiếm, đào lấy gốc cây có hình dạng bên ngoài giống với cây sâm Ngọc Linh.
Loại cây này được những người tìm kiếm cho biết thương lái đang thu mua với giá 15 triệu đồng một kg. Với những cây lớn, giá thu mua 40-70 triệu đồng một kg.
Sâm Đam Rông có hình dáng giống với sâm Ngọc Linh.
Trước đó, hồi cuối tháng 7 đầu tháng 8, những người này cũng đã chia thành nhiều nhóm tìm cách xâm nhập bất hợp pháp vào địa giới hành chính Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà thuộc huyện Lạc Dương để tìm loại sâm quý vì cho rằng đã có người tìm được loại cây này tại đây. Sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời, những người này đã rời khỏi địa phương.
Theo Hạt kiểm lâm huyện Đam Rông, loài sâm nói trên có tên khoa học Panax vietnamensis var langbianensis, hình dáng tương đối giống với sâm Ngọc Linh nhưng không có các hoạt chất giống như sâm Ngọc Linh, thường phân bố ở khu vực xã Rô Men, Đạ Tông, Đạ Long tại độ cao 1.200 -1.900 m. Thương buôn đã lợi dụng đặc điểm tương đồng này để thu gom rồi bán với giá hấp dẫn so với sâm Ngọc Linh chính gốc ở Kon Tum có giá dao động giá 8 -15 triệu đồng một lạng (đối với loại có trọng lượng 3 củ một lạng).
Cây sâm lớn ở Đam Rông được thương lái mua với giá 40 -70 triệu đồng một kg.
Để kiểm soát tình trạng trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Công an tỉnh chỉ đạo, bố trí lực lượng tiếp tục theo dõi, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng tuyên truyền, vận động người dân không tái diễn tình trạng tìm cách xâm nhập bất hợp pháp vào Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup - Núi Bà, thuộc địa phận huyện Lạc Dương.
Theo Thi Hà (VnExpress)
Lâm Đồng đảm bảo an ninh, trật tự hệ thống truyền tải điện 500 kV Ngày 27/8, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa tổ chức hội nghị triển khai Quyết định số 1155 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án đảm bảo an ninh, trật tư hệ thống truyền tải điện 500 kV trên địa bàn tỉnh. Theo Quyết định 1155 của UBND tỉnh phê duyệt thì mục tiêu của đề án là tăng cường...