Bộ GTVT đề xuất tăng phí để ‘cứu’ doanh nghiệp BOT
Bộ GTVT vừa báo cáo Chính phủ tình hình khó khăn của các doanh nghiệp BOT do ảnh hưởng dịch Covid-19 và đề xuất biện pháp hỗ trợ.
Trong công văn hỏa tốc vừa gửi Thủ tướng, Bộ GTVT cho biết các doanh nghiệp BOT báo cáo tình trạng doanh thu thực tế thấp hơn doanh thu dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT, đặc biệt trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Một nguyên nhân cố hữu gây ra tình trạng trên là do dự án chưa được tăng giá vé theo đúng lộ trình trong hợp đồng, lại phải giảm giá vé cho một số phương tiện theo chỉ đạo của Thủ tướng để điều hành kinh tế vĩ mô.
Nhiều trạm thu phí phải dừng hoạt động gây ảnh hưởng đến phương án tài chính của nhà đầu tư. Ảnh minh họa: Minh Anh.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phản ánh tình trạng phương tiện sử dụng tuyến đường địa phương để tránh trạm thu phí, hoặc có một số tuyến đường đầu tư mới chạy song song với tuyến hiện hữu (như dự án cầu Thái Hà, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Đắk Lắk…) cũng gây giảm doanh thu.
Từ đầu năm 2020, lưu lượng xe còn giảm mạnh do ảnh hưởng dịch Covid-19 và yêu cầu giãn cách xã hội.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp, Bộ GTVT báo cáo Chính phủ 2 phương án điều chỉnh mức phí sử dụng đường bộ của các dự án BOT.
Video đang HOT
Phương án 1 là cho phép tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng dự án. Bộ GTVT sẽ lựa chọn thời điểm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến chi phí vận tải, đồng thời chỉ đạo các địa phương bố trí lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự tại trạm thu phí khi cần thiết.
Phương án 2 là giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ thực hiện tăng phí theo lộ trình đã ký trong hợp đồng dự án từ năm 2022. Đổi lại, Nhà nước bố trí khoảng 5.080 tỷ đồng hỗ trợ các dự án do chưa được tăng giá theo hợp đồng BOT đã ký. Bộ KH&ĐT sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng để bố trí vốn. Bộ GTVT đàm phán với nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng.
Trên cơ sở phân tích cụ thể ưu, nhược điểm của các phương án, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận phương án 1 vì có nhiều ưu điểm hơn và không phải bố trí ngân sách Nhà nước.
Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần hỗ trợ, tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT. Đồng thời, ngân hàng giảm lãi vay phát sinh trong thời gian có dịch Covid-19.
Trường hợp cần thiết, Bộ GTVT kiến nghị Nhà nước trưng mua lại toàn bộ dự án có doanh thu thực tế giảm trên 50% so với doanh thu dự kiến trong phương án tài chính. Khi đó, Bộ KH&ĐT sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng để cân đối kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Về lâu dài, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng yêu cầu các địa phương trước khi đầu tư tuyến đường ảnh hưởng đến dự án BOT đã triển khai cần có sự thống nhất của Bộ GTVT và các nhà đầu tư BOT bị ảnh hưởng. Các địa phương phải quản lý chặt chẽ các tuyến đường địa phương hiện hữu để tránh ảnh hưởng đến doanh thu của các trạm thu phí.
Đối tượng nào được miễn giảm 100% phí BOT QL26 qua Khánh Hòa - Đắk Lắk?
Từ 0h ngày 16/12, hai trạm thu phí ở Khánh Hòa, Đắk Lắk chính thức thu phí hoàn vốn dự án BOT QL26...
Trạm thu phí Ea Đar tại Km 93 677,QL26 qua địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 9/12, thông tin từ chủ đầu tư dự án BOT QL26 cho biết, Bộ GTVT vừa có Công văn 11668/BGTVT-TC về việc cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 501 (CICO 501) tổ chức thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ hoàn vốn dự án đầu tư xây dựng mới đoạn qua thị xã Ninh Hòa và cải tạo nâng cấp tuyến QL26 đoạn qua tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Đắk Lắk theo hình thức hợp đồng BOT.
Theo đó, Bộ GTVT cho phép CICO 501 tổ chức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí Km8 800 (tỉnh Khánh Hòa) và Km93 677,56 (tỉnh Đắk Lắk) kể từ 0h00 phút ngày 16/12/2019 để hoàn vốn cho Dự án. Mức giá cụ thể, việc quản lý và sử dụng số tiền thu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT, Thông tư số 60/2018/TT-BGTVT, hợp đồng, các phụ lục hợp đồng Dự án và các quy định của pháp luật có liên quan.
"Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 501 tổ chức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ của Dự án tuân thủ đúng quy định của pháp luật; đảm bảo ATGT; không để xảy ra điểm nóng về mất an ninh trật tự (nếu có) xảy ra trong quá trình thu", Công văn của Bộ GTVT nêu.
Biểu mức thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ áp dụng tại Trạm thu phí Ea Đar.
Khu vực, đối tượng nào được miễn giảm?
Trao đổi với PV, ông Võ Đức Chiến, Trạm trưởng Trạm thu phí Ea Đar (xã Ea Đar, huyện Ea Kar) cho biết, đơn vị vừa thống nhất miễn phí sử dụng đường bộ 100% đối với phương tiện loại 1 thuộc 5 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ea Kar khi lưu thông qua trạm.
Theo đó, chủ các xe loại 1 gồm xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn (không dùng để kinh doanh) có hộ khẩu thường trú tại các xã: Ea Tyh, Ea Đar, Ea Sar, thị trấn Ea Kar và thị trấn Ea Knốp sẽ được miễn 100% phí sử dụng đường bộ khi lưu thông qua Trạm. Đơn vị cũng thống nhất miễn 100% phí đối với 25 xe buýt của HTX vận tải Quyết Thắng (huyện Krông Pắk) khi lưu thông qua Trạm.
Biểu giá tại Trạm thu phí Ninh Xuân qua tỉnh Khánh Hòa.
Đối với Trạm thu phí Ninh Xuân, phạm vi giảm giá cho các phương tiện khu vực lân cận tại Trạm thu phí Ninh Xuân có (19 xã, phường) gồm: Các xã Ninh An, Ninh Bình, Ninh Đông, Ninh Hưng, Ninh Lộc, Ninh Phú, Ninh Phụng, Ninh Quang, Ninh Sim, Ninh Tân, Ninh Tây, Ninh Thân, Ninh Thượng, Ninh Trung, Ninh Xuân và các phường Ninh Đa, Ninh Giang, Ninh Hà, Ninh Hiệp thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Đối tượng giảm giá gồm: Phương tiện chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú (Chủ sở hữu cá nhân), có trụ sở chính (Chủ sở hữu là tổ chức, doanh nghiệp) tại khu vực thuộc phạm vi được giảm giá đồng thời với địa chỉ ghi trên giấy chứng nhận đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền cấp. Các loại xe buýt vận tải khách công cộng nội tỉnh được giảm 100% mức giá.
Được biết, Dự án đầu tư xây dựng mới đoạn qua thị xã Ninh Hòa (Km00 00 - Km2 897); cải tạo nâng cấp tuyến QL26 đoạn Km3 411-Km15 350 (tỉnh Khánh Hòa); đoạn Km84 300-Km88 383, Km91 383-Km98 800, Km101 800-Km112 800 (tỉnh Đắk Lắk) và thảm bê tông nhựa một số đoạn tuyến QL26 cũ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Đắk Lắk theo hình thức hợp đồng BOT.
Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 645/QĐ-BGTVT và điều chỉnh tại Quyết định số 840/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng BGTVT. Dự án do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 501 làm nhà đầu tư. Tổng vốn đầu tư Dự án tạm tính khoảng 806 tỷ đồng, trong đó tổng giá trị đầu tư giai đoạn 1 là 469 tỷ đồng; tổng giá trị đầu tư bổ sung (tạm tính) 337 tỷ đồng. Quy mô Dự án chạy qua 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk có chiều dài 40,927Km (Khánh Hòa: xấp xỉ 18,4km; Đắk Lắk: xấp xỉ 28,5km).
Theo baogiaothong
Việt Nam nắng chói chang, có cần bật đèn xe máy ban ngày để giảm tai nạn? Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh dự thảo sửa đổi luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) bổ sung quy định xe gắn máy phải bật đèn cả ban ngày. Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ và các vụ tham mưa cùng Văn phòng UB An toàn giao thông quốc gia tiếp tục rà soát các quy định của 2 Công...