Bộ GTVT đề nghị tăng giá dù DN vận tải than khổ, kêu cứu xin giảm phí BOT
Trong khi các hiệp hội vận tải ô tô đồng loạt kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) giảm phí qua các trạm BOT đường bộ để hỗ trợ doanh nghiệp vận tải vượt khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ GTVT lại kiến nghị ngược lại với lý do doanh nghiệp BOT cũng khó khăn.
Bộ GTVT vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ cho phép các doanh nghiệp triển khai dự án BOT được tăng phí theo hợp đồng đã ký với nhà đầu tư, do các doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch COVID-19. Cơ quan này cho hay, qua thống kê 4 tháng đầu năm, có 58/60 dự án BOT đang thu phí có doanh thu thực tế thấp hơn dự kiến của phương án tài chính ban đầu để ký hợp đồng.
Trong đó, có 17 dự án doanh thu thực tế chưa đạt 50% so với dự báo do các hoạt động vận tải đường bộ phải dừng và giảm hoạt động. Cùng đó, từ năm 2016 tới nay, các dự án BOT giao thông chưa được tăng phí theo chỉ đạo của Chính phủ. Doanh thu từ thu phí thấp hơn kế hoạch, khiến các doanh nghiệp BOT gặp khó khăn trong trả nợ ngân hàng.
Bộ GTVT cũng kiến nghị Chính phủ cho phép tăng phí BOT theo hợp đồng dự án, Bộ sẽ chọn thời điểm thích hợp để điều chỉnh tăng phí. Trường hợp chưa tăng phí, Nhà nước cần bố trí khoảng 5.080 tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích 2 phương án trên, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho tăng phí tại các dự án BOT. Cùng với đó, các ngân hàng có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp BOT, cơ cấu lại các khoản vay đầu tư dự án. Riêng các dự án giảm trên 50% doanh thu, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng bố trí ngân sách hỗ trợ, trường hợp cần thiết Nhà nước trưng mua lại toàn bộ dự án.
Trước đó, các doanh nghiệp và hiệp hội vận tải ô tô đường bộ đã có nhiều văn bản kiến nghị Bộ GTVT các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong đó có đề xuất giảm phí BOT giao thông. Phúc đáp các doanh nghiệp vận tải, Bộ GTVT cho rằng, doanh nghiệp BOT cũng bị ảnh hưởng bởi lưu lượng phương tiện giảm do dịch COVID-19, thời gian qua đã giảm phí thay vì tăng theo hợp đồng. Do đó, các doanh nghiệp BOT cũng cần hỗ trợ, không thể giảm thêm phí vào lúc này. Bộ GTVT bày tỏ mong muốn “các doanh nghiệp vận tải chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp BOT”.
Không làm nảy sinh thêm mâu thuẫn
Video đang HOT
Đại biểu Quốc hội Trần Quang Chiểu
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp BOT có nhiều cách; có thể kể đến như: Cho phép nhà đầu tư BOT kéo dài thời gian thu phí; Chỉ tăng với những dự án mức thu thấp, dự án có sự lựa chọn khác cho người dân. Riêng các dự án có mức thu đang cao, tuyến đường độc đạo chưa nên cho tăng phí. “Nên xem xét cụ thể, rà soát từng dự án, để phí BOT hài hòa lợi ích giữa Nhà nước – nhà đầu tư BOT – người sử dụng (người dân và doanh nghiệp). Không làm nảy sinh thêm mất công bằng, mâu thuẫn giữa người sử dụng và nhà đầu tư”, ông Quyền nói.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng (Quảng Ninh) cho rằng, doanh nghiệp vận tải cũng đang chật vật, “thoi thóp” vì dịch COVID-19. Doanh nghiệp vận tải cũng rất cần sự chia sẻ, hỗ trợ, trong khi phí BOT đang chiếm tới 30-40% giá phí vận tải (sau xăng dầu). Do đó, trường hợp phải tăng phí BOT để “cứu” nhà đầu tư BOT thì cần tính đến thời điểm phù hợp, phải nghĩ tới dân, các thành phần kinh tế khác và nên đợi tới khi nền kinh tế phục hồi.
Giám đốc Cty TNHH BOT Quốc lộ 6, Hòa Lạc-Hòa Bình Bùi Quang Bát cho biết, trước khi có dịch COVID-19, tuyến Hòa Lạc-Hòa Bình bình quân mỗi tháng thu được khoảng 11 tỷ đồng tiền phí. Tuy nhiên, khi bùng phát dịch, trong tháng 3-4/2020, doanh thu thu phí chỉ còn lại 8 tỷ đồng/tháng (giảm khoảng 30%). Theo hợp đồng BOT ký với Bộ GTVT, từ tháng 1/2020, dự án được tăng phí thêm 18%, nhưng thực tế chưa được tăng. Thậm chí, năm 2019, dự án này còn phải miễn, giảm phí cho người dân địa phương. Trong khi đó, nhà đầu tư đang phải trả lãi vay ngân hàng 12,8%/năm. Nhà đầu tư này đã kiến nghị Bộ GTVT sớm cho tăng phí, nếu không tiền lãi ngân hàng cộng dồn sẽ “đánh gục” doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Quyền không đồng tình với việc tăng phí BOT vào lúc này và cho rằng, nên lùi thời điểm tăng phí tới khi kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp vận tải hoạt động ổn định trở lại.
Đừng bắt dân phải gánh thêm
Trao đổi với phóng viên xoay quanh đề nghị tăng phí BOT, đại biểu Quốc hội Trần Quang Chiểu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài Chính Ngân sách của Quốc hội cho biết: Doanh nghiệp đã làm kinh doanh thì phải có lúc này, lúc kia. Cũng giống như người đi câu cá, có lúc được, lúc không, có lúc được cá to, lúc được cá nhỏ. Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi loại hình kinh tế, nhiều doanh nghiệp cũng lao đao, thua lỗ chứ không chỉ riêng lĩnh vực BOT giao thông.
“BOT giao thông khó khăn, nhưng các doanh nghiệp vận tải cũng gặp muôn vàn khó khăn. Doanh nghiệp vận tải không đồng tình, người dân không đồng tình tăng phí BOT là có cơ sở. Không thể lúc lời lãi thì doanh nghiệp hưởng, còn lúc thua lỗ lại bắt người dân, nhà nước phải gánh. Doanh nghiệp thường kêu ca khi làm ăn thua lỗ, nhưng kinh doanh là phải tính dài hơi chứ đâu phải ngày một, ngày hai. Là người dân tôi không đồng tình với đề xuất tăng phí này”, ông Chiểu cho hay.
Triển khai thu phí tự động chậm: Bộ GTVT nhận phê bình nghiêm khắc
Từ đầu năm 2020 tới nay, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) tổ chức liên tiếp 3 cuộc họp để đánh giá, kiểm điểm trách nhiệm theo yêu cầu của Thủ tướng do triển khai thu phí tự động không dừng chậm tiến độ.
Trách nhiệm từ bộ tới địa phương
Theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định 07/2017 của Thủ tướng, việc triển khai thu phí dịch vụ đường bộ tự động không dừng trên toàn quốc phải xong trước ngày 31/12/2019. Tuy nhiên, thực tế triển khai gặp nhiều vướng mắc, dẫn tới không đạt mục tiêu trên.
Chia sẻ với PV Tiền Phong, không ít nhà đầu tư dự án BOT giao thông đã không đồng tình với cách triển khai của Bộ GTVT khi cho rằng, họ không có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động (chỉ 1 đơn vị cung cấp độc quyền); không được quản lý trạm thu phí (phải bàn giao trạm cho đơn vị thu phí tự động).
Trong khi đó, đơn vị triển khai thu phí tự động (Cty VETC) gặp khó khăn về tài chính, đứng trước nguy cơ phá sản. Chưa nhiều chủ phương tiện sử dụng thu phí tự động do tài khoản giao thông nhất là khi họ phải nộp tiền trước nhưng không được tính lãi suất nếu kết dư. Theo các chuyên gia giao thông, có không ít nhà đầu tư BOT giao thông thích thu phí thủ công, vì nó kém minh bạch hơn thu phí tự động...
Một lãnh đạo Bộ GTVT thừa nhận, triển khai thu phí tự động trên thực tế gặp khó khăn, vướng mắc nhiều hơn dự liệu ban đầu, dẫn tới không đạt lộ trình Thủ tướng giao. Khó khăn chủ yếu liên quan tới pháp lý, đàm phán để lắp đặt hệ thống thu phí tự động. Với giai đoạn 2, liên danh nhà đầu tư trúng thầu (do Viettel đứng đầu) gặp khó khăn trong quá trình lập doanh nghiệp và dự án. Chủ phương tiện cũng chưa mặn mà sử dụng thu phí tự động... Ngoài ra, người thực hiện, quản lý, giám sát triển khai thu phí tự động gần như chưa có kinh nghiệm, nên quá trình thực hiện phát sinh tồn tại, hạn chế.
Về trách nhiệm, Bộ GTVT xác định, cơ quan này chịu trách nhiệm trong triển khai thu phí tự động chậm với các trạm do bộ quản lý (74 trạm thu phí); Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm với các tuyến cao tốc do Tổng Cty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý (5 tuyến cao tốc); UBND các địa phương chịu trách nhiệm với những trạm thuộc phạm vi quản lý (19 trạm). "Nhận thức rõ trách nhiệm đó, các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan", lãnh đạo Bộ GTVT cho hay.
Về phần mình, từ tháng 1 đến tháng 3/2020, Bộ GTVT tổ chức 3 cuộc họp để kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Trong đó, có 4 đơn vị của Bộ GTVT nhận hình thức phê bình nghiêm khắc và rút kinh nghiệm; Bộ trưởng Bộ GTVT và thứ trưởng phụ trách nhận hình thức phê bình nghiêm khắc, rút kinh nghiệm; 30 cá nhân thuộc các đơn vị của bộ đã có bản kiểm điểm trách nhiệm liên quan tới việc dự án chậm tiến độ (9 cá nhân nhận hình thức rút kinh nghiệm, 6 cá nhân nhận hình thức phê bình nghiêm khắc, rút kinh nghiệm).
Có thể để nhà đầu tư BOT tự quản
Về giải pháp, Bộ GTVT cho hay, đã đề xuất các giải pháp về mặt pháp lý để tháo gỡ vướng mắc trong triển khai thu phí tự động. Trong đó, Bộ GTVT tập trung vào đề xuất sửa đổi Quyết định 07/2017 của Thủ tướng, dự thảo này vừa được đưa ra lấy ý kiến. Theo đó, Bộ GTVT đề xuất, các trạm thu phí đang hoạt động phải vận hành thu phí tự động sau 1 năm kể từ ngày chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động. Với trạm thu phí mới, chỉ được thu phí khi đã triển khai thu phí tự động. Trạm thu phí nào chậm triển khai sẽ bị dừng thu phí.
Đặc biệt, Bộ GTVT đề xuất cho phép nhà đầu tư dự án BOT và đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động thoả thuận về đơn vị quản lý trạm thu phí (thay vì nhà đầu tư dự án BOT bắt buộc phải chuyển giao quyền quản lý, vận hành trạm thu phí cho đơn vị thu phí tự động như đã nêu trong Quyết định 07). Bên cạnh đó, chủ phương tiện, có thể nộp tiền vào tài khoản thu phí qua hình thức nộp tiền vào ví điện tử, hoặc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Dự thảo cũng bổ sung quy định nộp phí theo tháng, quý. Chủ phương tiện cũng được sử dụng dịch vụ thu phí tự động khi chưa nộp tiền vào tài khoản giao thông, đơn vị thu phí sẽ ghi nợ và thông báo với chủ phương tiện; tối đa 10 ngày từ khi nhận thông báo, chủ phương tiện phải chuyển tiền trả phí. Trường hợp chủ phương tiện không nộp, đơn vị thu phí có quyền khởi kiện đòi nợ.
Ngoài ra, Nghị định 100/2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, cũng bổ sung quy định: Phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng, tước bằng lái 1-3 tháng đối với người lái xe không hoàn thành đủ điều kiện để thu phí tự động mà đi vào làn thu phí tự động...
Từ tháng 1 đến tháng 3/2020, Bộ GTVT tổ chức 3 cuộc họp để kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Trong đó, có 4 đơn vị của Bộ GTVT nhận hình thức phê bình nghiêm khắc và rút kinh nghiệm; Bộ trưởng Bộ GTVT và thứ trưởng phụ trách nhận hình thức phê bình nghiêm khắc, rút kinh nghiệm.
Vận tải "ngắc ngoải" vì dịch, doanh nghiệp xin miễn phí bảo trì đường bộ Vận tải hành khách, hàng hóa giảm đến 90%, số còn lại hoạt động không hiệu quả, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, doanh nghiệp vận tải kêu cứu... Đại dịch Covid-19 đang tàn phá nặng nề nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trên nhiều lĩnh vực, nhất là ngành vận tải. Để giảm bớt...