Bộ GTVT đề nghị không tổ chức “đoàn xe” về Hà Nội phản đối luồng tuyến
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đề nghị UBND các tỉnh và thành phố có biện pháp không để các nhà xe tổ chức thành đoàn, kéo nhau về Hà Nội để phản đối quy định điều chỉnh luồng tuyến, việc kiến nghị phải thực hiện theo đúng quy định…
Đoàn xe dàn hàng ở trạm thu phí Pháp Vân – Hà Nội để phản đối việc điều chuyển luồng tuyến ngày 28/2 (ảnh: Phong Nguyên)
Đề nghị này của Bộ GTVT được đưa ra sau vụ việc hàng trăm xe khách của các nhà xe ở Thái Bình, Nam Định tổ chức thành đoàn, không chở khách mà kéo về Hà Nội để phản đối quyết định điều chỉnh luồng tuyến của Sở GTVT Hà Nội.
Để phối hợp hướng dẫn đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện nghiêm quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, bảo đảm trật tự an toàn giao thông giữ uy tín và môi trường đầu tư kinh doanh, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị vận tải không tổ chức đoàn xe đi đến cơ quan chức năng để kiến nghị, gây mất trật tự an toàn giao thông, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của vận tải; việc kiến nghị phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ GTVT cũng đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở GTVT, Công an địa phương phối hợp các lực lượng chức năng tăng cường hướng dẫn đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện đúng quy định trong hoạt động kinh doanh vận tải và bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải, tập trung xử lý tình trạng “xe dù, bến cóc”.
Ngoài ra, Bộ GTVT đã cùng với Hà Nội tổ chức đối thoại, giải thích với các đơn vị kinh doanh vận tải về việc thay đổi luồng tuyến trên địa bàn, và sẽ báo cáo Thủ tướng vấn đề này trước ngày 10/3.
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình và Nam Định đã yêu cầu Hiệp hội Vận tải hành khách Thái Bình, Nam Định tuân thủ quyết định của Sở GTVT Hà Nội.
Video đang HOT
Đầu năm 2017, Sở GTVT Hà Nội áp dụng điều chuyển tuyến vận tải hành khách liên tỉnh từ bến xe Mỹ Đình về các bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa và ngược lại theo quy hoạch luồng tuyến giao thông. Việc điều chuyển là để giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô, nhưng việc điều chuyển này đã vấp phải sự phản ứng của các nhà xe.
Các nhà xe cũng đưa ra lí do “rồng rắn” kéo nhau lên Hà Nội phản đối quy định vì vần 2 tháng nay, xe chuyển sang bến Nước Ngầm lượng khách sụt giảm hẳn so với bến Mỹ Đình. Việc điều chuyển này sẽ gây ảnh hưởng, thậm chí làm doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản
C.N.Q
Theo Dantri
Vụ phản đối phân luồng tuyến: Cẩu 3 xe khách khỏi cao tốc
Tối muộn ngày 28/2, lực lượng chức năng đã huy động hàng chục xe cẩu đến khu vực trạm thu phí Pháp Vân để di chuyển số xe khách bị Cảnh sát giao thông chặn dừng tại đây từ sáng cùng ngày mà vẫn chưa chịu di chuyển.
Trước đó, từ sáng 28/2, rất nhiều xe khách, xe con đi thành đoàn lưu thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Các xe này được cho là kéo về Hà Nội để phản đối phương án điều chuyển luồng tuyến vận tải xe khách. Đội CSGT số 7 - Phòng 10 (Cục CSGT - Bộ Công an) đã dừng hơn 47 xe khách thuộc các tỉnh Nam Định, Thái Bình tại trạm thu phí Pháp Vân.
Hàng dài xe khách bị chặn dừng trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sáng 28/2.
Ghi nhận tại trạm thu phí Pháp Vân, các xe khách, xe con nối đuôi nhau đỗ bên đường, kéo dài hàng trăm mét. Lực lượng CSGT túc trực, đảm bảo tình hình giao thông qua khu vực này được thông suốt, không xảy ra ùn tắc, hỗn loạn. Các tài xế trải bạt ngồi chờ, ăn uống ngay trên đường.
Có mặt tại trạm thu phí Pháp Vân, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội - cho rằng, việc làm của các doanh nghiệp là không thực hiện đúng quy định. Các nhà xe có quyền khiếu nại, kiến nghị nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật. Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến cao tốc có lưu lượng giao thông rất lớn. Các doanh nghiệp đỗ xe ở đây sẽ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
Lực lượng CSGT điều động xe cẩu để di chuyển số xe không chịu rời đi.
Dù được lực lượng CSGT tuyên truyền, nhắc nhở, đề nghị di chuyển xe đi nơi khác nhưng các nhà xe vẫn "cố thủ" tại khu vực trạm thu phí. Đến khoảng 22h30 tối qua, 28/2, lực lượng chức năng đã điều động hàng chục xe cứu hộ tới cẩu những chiếc xe khách trên ra khỏi cao tốc.
Nhiều nhà xe phản đối việc cẩu xe đi song khi được tuyên truyền, một số lái xe đã chủ động đưa xe đi nơi khác. Các xe khác không chịu di chuyển đã bị CSGT niêm phong xe, cẩu đi.
CSGT niêm phong xe để cẩu đi.
Anh Vũ Đình Kiên (nhà xe Long Thu) cho biết, sáng 28/2, anh cùng nhiều nhà xe khác của Thái Bình và Nam Định lên Hà Nội để phản ánh tới các cơ quan chức năng về những bất cập trong việc điều chuyển luồng tuyến vận tải.
"Khi lên đến km188, khu vực trạm thu phí Pháp Vân, xe của chúng tôi bị chặn dừng. Đến 22h30 thì lực lượng chức năng đã huy động nhiều xe cứu hộ để kéo xe của chúng tôi ra khỏi đường cao tốc." - anh Kiên cho hay.
Những xe cố tình không chấp hành yêu cầu của CSGT bị cẩu khỏi cao tốc.
Trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Trần Minh Thu - Đội trưởng Đội CSGT số 7 (Cục C67 - Bộ Công an) - cho biết, lực lượng CSGT tuyên truyền, vận động để các nhà xe di chuyển xe đi. Những trường hợp cố tình không chấp hành, CSGT sẽ dùng xe cẩu kéo xe đưa đi.
Theo Thượng tá Thu, đêm 28/2, lực lượng chức năng đã cẩu, kéo 3 xe khách ra khỏi cao tốc. Đến 2h30 sáng nay, 1/3, toàn bộ số xe khách tập trung trên cao tốc đã chủ động di chuyển đi nơi khác.
Dự kiến, chiều nay, 1/3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường và Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng sẽ chủ trì buổi làm việc, đối thoại với đại diện các doanh nghiệp xung quanh việc điều chuyển luồng tuyến vận tải xe khách.
Phong Nguyên
Theo Dantri
Hàng chục xe khách nối đuôi về Hà Nội phản ứng việc điều chuyển luồng tuyến Trưa ngày 28/2, khoảng 50 xe khách bị lực lượng Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng tại trạm thu phí Pháp Vân. Các xe này được cho là kéo về Hà Nội để phản đối phương án điều chuyển luồng tuyến vận tải xe khách. Giữa trưa, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội có mặt tại hiện...