Bộ GTVT: Đặt sân bay tại Ứng Hòa là khó khả thi
Bộ GTVT cho biết phương án đặt sân bay thứ 2 của Vùng Thủ đô tại huyện Ứng Hòa là khó khả thi.
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời đề xuất của UBND TP Hà Nội về việc quy hoạch sân bay thứ hai cho Vùng Thủ đô ở huyện Ứng Hòa.
Sau cuộc họp với UBND TP Hà Nội, Bộ GTVT đã giao các đơn vị liên quan nghiên cứu đánh giá phương án vị trí sân bay thứ 2 của Vùng Thủ đô.
Bộ GTVT kết luận phương án đặt sân bay thứ 2 của Vùng Thủ đô ở Ứng Hòa khó khả thi. Ảnh minh họa: Việt Linh.
Video đang HOT
Trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên và vùng trời, các đơn vị đánh giá vị trí huyện Ứng Hòa rất khó khả thi trong việc bố trí sân bay mới với mục đích hỗ trợ, chia sẻ lưu lượng cho Nội Bài. Các vị trí tiềm năng khác là Thanh Miện (tỉnh Hải Dương), Tiên Lãng (Hải Phòng) có tính khả thi cao hơn.
Đối với quy hoạch sân bay Nội Bài, các đơn vị nghiên cứu đã xây dựng 3 phương án và kiến nghị quy hoạch Nội Bài giai đoạn đến năm 2030 đáp ứng quy mô 60-65 triệu hành khách/năm; giai đoạn đến năm 2050 đáp ứng quy mô khoảng 100 triệu hành khách/năm.
Bộ GTVT đánh giá đây là phương án có nhiều ưu điểm vượt trội dựa trên các yếu tố phát huy tối đa hiệu quả tài chính, kinh tế và lợi thế về vị trí của Nội Bài về điều kiện tự nhiên, vùng đất, vùng trời; điều hành bay; về tổ chức, quản lý, khai thác; diện tích đất chiếm dụng, chi phí; giao thông kết nối.
Trước đó, trong dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cục Hàng không bổ sung 2 sân bay tại vùng thủ đô và tỉnh Cao Bằng, nâng tổng số sân bay của cả nước lên 30 vào năm 2050.
Sân bay thứ hai của Hà Nội được đưa vào dự thảo quy hoạch nhưng chưa chốt vị trí xây dựng. Đơn vị soạn thảo chỉ xác định công trình này có trong quy hoạch và sẽ được nghiên cứu vị trí sau năm 2040.
Tháng 9/2020, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội lấy ý kiến việc xây dựng sân bay thứ hai ở Hà Nội tại huyện Ứng Hòa.
Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc, việc xây dựng sân bay tại huyện Ứng Hòa phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tháng 3/2020.
Quảng Ngãi đề xuất xây sân bay ở đảo Lý Sơn
Quảng Ngãi đề xuất Thủ tướng cho phép xây dựng sân bay ở đảo Lý Sơn, phục vụ hoạt động bay dân dụng.
Ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký văn bản gửi Thủ tướng về việc đề xuất xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn.
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Thủ tướng xem xét, đồng ý chủ trương cho tỉnh này xây dựng sân bay quốc tế ở huyện đảo Lý Sơn. Đây là sân bay cấp 4C, có chiều dài đường cất hạ cánh là 2.400 m; phục vụ hoạt động bay dân dụng với năng lực khai thác từ 3 triệu đến 3,5 triệu hành khách/năm. Đáp ứng khai thác các loại tàu bay A320, 321 và tương đương.
Quảng Ngãi đề xuất xây sân bay ở đảo Lý Sơn.
"Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương cho phép Quảng Ngãi được đầu tư xây dựng cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi theo hình thức BOT và Bộ GTVT cập nhật, bổ sung Cảng hàng không quốc tế Lý Sơn vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050, UBND tỉnh Quảng Ngãi cam kết tập trung mọi nguồn lực, tổ chức triển khai các bước tiếp theo theo quy định pháp luật hiện hành" , văn bản nêu rõ.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh và được thiên nhiên ưu ái nhiều điểm độc đáo. Đây là nơi có giá trị du lịch cao, ngoài ra quá trình kiến tạo thiên nhiên làm cho nền địa chất Lý Sơn trở nên phong phú và đa dạng sinh học cùng nét văn hóa địa phương đặc sắc hứa hẹn là một điểm du lịch nổi tiếng thế giới nếu được đầu tư bài bản, chiến lược.
Tuy nhiên, thực tế một trong những trở ngại lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi nói chung cũng như đảo Lý Sơn nói riêng đối với việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược quan tâm, đầu tư xây dựng du lịch theo hướng bền vững và lâu dài tại lý Sơn, đó là kết nối hạ tầng giao thông. Hiện tại, để đến được đảo Lý Sơn, chỉ có thể đi được bằng đường thủy nên rất bất tiện đối với du khách, đây là cản trở lớn nhất tới việc phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của đảo Lý Sơn nói chung.
Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân đầu người đạt 8.300-8.500 USD giai đoạn 2021-2025 Chiều 20/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến góp ý Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm ( giai đoạn 2021-2025) của thành phố Hà Nội. Dự Hội nghị có các đồng chí Phó...