Bộ GTVT chốt thời gian vận hành đường sắt Cát Linh- Hà Đông
Thứ trưởng Bộ GTVT vừa có chia sẻ liên quan đến thời gian chính thức khai thác thương mại tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông.
Dự kiến vào cuối tháng 12/2018, tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông sẽ đi vào vận hành chính thức.
Sáng 9/3, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ Trưởng Bộ GTVT cho biết, hiện nay, dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông đã hoàn thiện được hơn 95% khối lượng công việc; 80% thiết bị đã được nhập về để lắp đặt, hoàn thiện các nhà ga. Công tác đào tạo nhân sự cũng đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo vận hành tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông ngay khi tuyến đường sắt này đi vào hoạt động.
“Đến nay, 13 đoàn tàu cũng được chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam và đang tập kết ở depot Hà Đông. Vào tháng 12/2018, chúng tôi sẽ đưa đoàn tàu vào vận hành, khai thác thương mại”, ông Đông thông tin.
Theo ông Đông, dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông được coi là dự án trọng điểm, vì vậy, hiện tại Bộ GTVT đang tập trung chỉ đạo các nhà thầu nỗ lực triển khai, đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
Ông Vũ Hồng Phương, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt ( Bộ Giao thông Vận tải) cho biết thêm, trước đó, dự án bị chậm trong một thời gian do chậm được cấp nguồn vốn bổ sung 250,6 triệu USD.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến tháng 12/2017, các thủ tục đã được tháo gỡ xong, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Eximbank Trung Quốc) chính thức thực hiện thủ tục giải ngân nguồn vốn bổ sung trên. Hiện Ban quản lý cũng đang yêu cầu các đơn vị nhà thầu tiếp tục triển khai và thực hiện đúng tiến độ đề ra.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông khởi công từ tháng 10/2009, có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD.
Đến năm 2016, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD. Phần vốn vay Trung Quốc tăng thêm 250 triệu USD so với trước đây.
Dự kiến, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên này được đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải liên tục điều chỉnh tiến độ vì nhiều lý do trong đó về nguồn vốn giải ngân là điểm nghẽn lớn nhất.
Tuyến đường sắt có chiều dài 13,5km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435mm và 12 nhà ga trên cao. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.
Theo Danviet
Tổng cục Đường bộ "quyết" cấm dừng xe quá 5 phút tại trạm thu phí
Liên quan đến chủ trương cắm biển "cấm dừng xe quá 5 phút" tại trạm thu phí, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - khẳng định: Đây là thẩm quyền của Tổng cục và Tổng cục sẽ thực hiện việc cắm biển cấm dừng đỗ quá 5 phút tại trạm thu phí để tránh ùn tắc giao thông.
Trạm thu phí sẽ được cắm biển cấm dừng đỗ trong khoảng thời gian và cự ly nhất định
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Huyện cho biết, việc đưa ra yêu cầu cắm biển "cấm dừng xe quá 5 phút" ở trạm thu phí dựa trên cơ sở quy định tại điều 46 của Quy chuẩn Việt Nam 41.
"Đảm bảo an toàn giao thông là thẩm quyền của Tổng cục và Tổng cục sẽ thực hiện việc cắm biển cấm dừng đỗ quá 5 phút tại trạm thu phí để tránh ùn tắc giao thông. Việc điều chỉnh có thể thực hiện sau Tết" - ông Huyện khẳng định.
Trong khi đó, đề cập tới việc cắm biển nói trên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho hay, Tổng cục Đường bộ không báo cáo Bộ về việc yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, các nhà đầu tư BOT rà soát và cắm biển "cấm dừng xe quá 5 phút" tại trạm thu phí; đây là thẩm quyền tổ chức giao thông của Tổng cục.
"Điều lệ báo hiệu đường bộ quy định về quy cách biển và trong trường hợp nào nên cắm biển cũng như cắm biển tạm thời. Tổng cục Đường bộ Việt Nam có thẩm quyền tổ chức giao thông, trong đó bao gồm cả việc cắm biển và các biển phụ để phục vụ điều tiết giao thông trong một thời gian, thời điểm nhất định" - Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.
Dù không cho rằng việc cắm biển nói trên có vấn đề, nhưng Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhận định Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải tùy từng trường hợp cụ thể để cắm biển tạm thời chứ không nên làm đồng loạt.
"Nếu nơi xảy ra ùn tắc kéo dài ảnh hưởng tới việc lưu thông thì cần để xử lý tình huống, còn những khu vực lưu thông bình thường không cần phải cắm biển" - lãnh đạo Bộ GTVT lưu ý.
Như vậy, việc cắm biển "cấm đỗ xe quá 5 phút" tại trạm thu phí sẽ được cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện như đã yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ và nhà đầu tư BOT mới đây.
Biển viết bằng chữ, nền biển màu đỏ, chữ viết màu trắng, cách cabin thu phí khoảng 50m. Biển được lắp đặt trên dải phân cách giữa và trên cột cần vươn phía bên phải chiều xe chạy. Lắp biển báo hết lệnh cấm phía sau trạm khoảng 100-200m.
Tổng cục này cũng yêu cầu rà soát hiện trạng biển báo tại các cửa trạm thu phí để tổ chức giao thông theo hướng lắp đặt biển số P.131 "Cấm đỗ xe" phía trước trạm thu giá khoảng 100-200m, tùy theo điều kiện cụ thể để xác định khoảng cách đặt cho phù hợp.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bộ GTVT lên các phương án xử lý trạm BOT Cai Lậy Trao đổi với PV Dân trí tối nay (5/12), Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng về Dự án BOT Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) và các phương án xử lý vấn đề "nóng" đang xảy ra tại trạm BOT này. Trạm BOT Cai Lậy hiện đang tiếp tục dừng thu phí theo chỉ...