Bộ GTVT “bảo vệ” việc thu phí ra vào cảng hàng không
Bộ GTVT đã “bác” đề nghị tạm dừng thu giá dịch vụ đường dẫn ra vào cảng hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
Sáng 24.1, Bộ GTVT phát đi thông cáo cho biết, đơn vị này đã phối hợp với Bộ Tài chính họp bàn phương án xử lý việc thu giá dịch vụ sử dụng đường dẫn vào nhà ga hàng không để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Bộ GTVT giao Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam – CTCP ( ACV) rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để xác định mục đích sử dụng đối với từng loại đất (đất thương mại, đất công cộng) trong khu vực cảng hàng không, từ đó làm rõ nghĩa vụ của ACV đối với Nhà nước.
“Nếu ACV sử dụng đất với mục đích kinh doanh thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; báo cáo Bộ GTVT trước ngày 5.2″, thông cáo của Bộ nêu rõ.
Các cảng hàng không hiện đang thu phí ra vào sân bay đối với ô tô. Ảnh: Dân trí.
Đối với việc ACV đang thu phí sử dụng đường dẫn vào cảng hàng không, Bộ GTVT đã nêu lý do để đơn vị này tiếp tục được thu phí.
Cụ thể, theo Bộ GTVT, đây là đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý hệ thống 21 cảng hàng không trên cả nước, được Bộ GTVT giao thực hiện đầu tư và quản lý khai thác các hạng mục chính trong kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay như: đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đỗ, nhà ga hành khách…
Ngoài ra, ACV còn được giao đầu tư hệ thống đường tầng, đường giao thông nội cảng, sân đỗ ô tô để kết nối giữa vận tải công cộng và vận tải hàng không, đảm bảo việc khai thác đồng bộ hạ tầng cảng hàng không, sân bay.
Video đang HOT
“Việc ACV thu giá dịch vụ là cần thiết để bù đắp nguồn vốn đã bỏ ra đầu tư cũng như duy tu, bảo trì, bảo dưỡng, quản lý khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ khai thác cảng hàng không”, Bộ GTVT cho biết.
Bộ GTVT cho rằng chưa đủ cơ sở để tạm dừng thu phí ô tô ra vào sân bay. Ảnh: IT
Để quản lý chặt chẽ hơn đối với việc cung cấp dịch vụ và thu giá dịch vụ sử dụng đường dẫn vào nhà ga hàng không, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo nghiên cứu đề xuất bổ sung dịch vụ này vào danh mục dịch vụ phi hàng không thiết yếu tại cảng hàng không.
Đồng thời, đối với kiến nghị của Cục Hàng không Việt Nam về việc tạm dừng thu giá dịch vụ sử dụng đường dẫn vào nhà ga hàng không, từ phân tích trên, Bộ GTVT thấy rằng chưa đủ cơ sở để yêu cầu ACV thực hiện.
Trước đó, ngày 5.1.2018 Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo kết luận số 27/TB-TTCP đối với việc các chi nhánh cảng hàng không thu tiền sử dụng sân đường dẫn vào nhà ga hàng không đối với ô tô đưa, đón trả khách là không đúng quy định của pháp luật về đất đai do không phải nộp tiền sử dụng đất.
Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều vi phạm của ACV trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất cũng như thu dịch vụ phi hàng không.
Cụ thể, trong hai năm 2014 và 2015, ACV đã ký 803 hợp đồng cho thuê mặt bằng nhà ga với tổng diện tích 120.221 mét vuông, tổng số tiền thu về là 701,1 tỷ đồng.
Tất cả trường hợp này đều được thực hiện bằng hình thức chỉ định thầu, không qua đấu thầu, đấu giá công khai.
Bên cạnh đó, ACV còn sai phạm trong việc lạm thu, thu không đúng quy định đối với một số giá dịch vụ phi hàng không.
Hiện có tới 21 trong tổng số 22 cảng do ACV quản lý đang thu tiền dịch vụ sử dụng đường dẫn vào nhà ga hàng không đối với ô tô đưa, đón trả khách (không sử dụng dịch vụ trông, giữ xe, chỉ tạm dừng dưới 3 – 5 phút để đón, trả khách) với mức giá vé lượt từ 7.000 – 30.000 đồng và vé tháng từ 600.000 – 1.650.000 đồng.
Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ 1.10.2012 đến 31.12.2015, tổng doanh thu từ việc thu phí ra vào 19 – 21 cảng hàng không là 551 tỷ đồng.
Theo Thanh tra Chính phủ, việc thu này tuy mang lại lợi ích cho ACV, cho Nhà nước (khi ACV chưa cổ phần hóa), nhưng lại vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho hành khách và hiện chưa có hướng khắc phục triệt để.
Ngoài ra, ACV và 22 chi nhánh cảng hàng không, sân bay trên cả nước, đang quản lý và sử dụng cho thuê lại đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất sai mục đích, không đúng quy định của Nhà nước.
Theo Danviet
Gần 2.000 xe được miễn giảm giá vé qua BOT Cần Thơ- Phụng Hiệp
Bộ GTVT đã chấp thuận việc giảm, miễn giá cho gần 2.000 phương tiện qua lại Trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp.
Chiều nay (20.1), Sở GTVT TP.Cần Thơ phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tổ chức họp dân và doanh nghiệp để thông báo về việc miễn, giảm giá cho phương tiện qua lại Trạm thu giá BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp. Việc miễn, giảm trên được thực hiện theo Công văn số 715 ngày 19.1.2018 của Bộ GTVT và văn bản số 423 của Tổng cục đường bộ Việt Nam.
Buổi họp triển khai thông báo miễn giảm giá qua BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp chiều 20.1.
Theo đó, Bộ GTVT thống nhất theo đề xuất của Tổng cục đường bộ Việt Nam, UBND TP.Cần Thơ và UBND tỉnh Hậu Giang miễn giảm giá vé cho tổng cộng 1.995 phương tiện qua lại Trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp. Trong đó có 972 phương tiện ở địa bàn xã Tân Phú Thạch và thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) và 1.023 phương tiện ở các phường: Ba Láng, Lê Bình, Thường Thạnh (quận Cái Răng,TP.Cần Thơ).
Mức giảm giá cụ thể như sau: miễn 100% đối với xe buýt; miễn 50% đối với phương tiện xe dưới 9 chỗ, xe tải dưới 1 tấn và không kinh doanh; miễn 30-35% đối với các phương tiện khác. Thời gian dự kiến thực hiện giảm giá từ ngày 12.2.2018.
Các tài xế phản đối thu phí tại BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp trong những ngày đầu tháng 1.2018.
Riêng các phương tiện chưa sang tên đổi chủ và đang được các tổ chức, cá nhân có hộ khẩu thường trú hoặc có trụ sở trong phạm vi giảm giá, trước mắt đề nghị được giảm giá. Tuy nhiên, sau ngày 30.3.2018, các tổ chức, cá nhân chưa đăng ký, sang tên chính chủ, sẽ đề nghị không thực hiện giảm giá.
Đáng chú ý, các xe của cơ quan Nhà nước không thuộc đối tượng được giảm giá khu vực lân cận trạm BOT, trừ các xe thuộc đối tượng miễn giảm theo quy định của pháp luật. Các cơ quan Nhà nước phải gương mẫu thực hiện việc mua vé khi qua trạm thu giá, chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Cũng tại cuộc họp trên, đại diện Sở GTVT TP.Cần Thơ đề nghị, người dân và các doanh nghiệp phải thực hiện đúng chủ trương, quy định của pháp luật, tránh vi phạm hay bị kích động, lôi kéo gây rối tại trạm BOT.
Như Dân Việt đã đưa tin, trước đó, trong những ngày đầu tháng 1.2018, các lái xe thường xuyên đến trạm thu phí BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp cản trở hoạt động của trạm, yêu cầu nhân viên trạm thu phí bán vé bằng hình thức "đi bao nhiêu km sẽ trả bấy nhiêu tiền". Nhiều xe ô tô còn treo băng rôn trên xe có nội dung "đề nghị miễn 100% dân cư trong khu vực 5km", "đề nghị BOT Cần Thơ- Phụng Hiệp thu đúng, thu đủ". Tình trạng này đã gây ùn tắc giao thông cục bộ và ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Trước tình trạng trên, UBND TP.Cần Thơ và UBND tỉnh Hậu Giang đã đề nghị Bộ GTVT, Tổng cục đường bộ Việt Nam sớm xem xét có chính sách miễn giảm hợp lý cho các phương tiện ở gần trạm BOT trên.
Theo Danviet
Mỗi năm tai nạn giao thông "xoá sổ 1 xã" Dù đã có nhiều nỗ lực kéo giảm số người chết và bị thương nhưng tình trạng tai nạn giao thông được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định là vẫn rất nghiêm trọng và năm 2017, hơn 8.000 người đã chết vì tai nạn giao thông, tương đương với việc "xoá sổ 1 xã". Phát biểu kết luận tại hội nghị...