Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng về điều chỉnh luồng tuyến xe khách tại Hà Nội
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh Quy hoạch luồng tuyến giao thông trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó kiến nghị tiếp tục rà soát để bố trí hợp lý các tuyến thuộc diện điều chuyển về bến Nước Ngầm hay bến xe Giáp Bát, đảm bảo cạnh tranh công bằng, công khai, minh bạch.
Trên cơ sở nắm bắt tình hình tại bến xe Nước Ngầm, đại diện cơ quan tham mưu của Bộ GTVT đã làm việc với Sở GTVT để chuẩn bị nội dung và tập hợp toàn bộ các kiến nghị liên quan để chuẩn bị cho nội dung họp đối thoại giữa Bộ GTVT và TP Hà Nội với doanh nghiệp.
Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao TP Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng của thành phố tiếp tục rà soát để bố trí hợp lý các tuyến thuộc diện điều chuyển về bến Nước Ngầm hay bến xe Giáp Bát, hoặc tái cơ cấu lại giữa Bến xe Giáp Bát với Bến xe Nước Ngầm để đảm bảo cạnh tranh công bằng, công khai, minh bạch đối với các tuyến từ các địa phương (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình).
Thông báo công khai về quy hoạch bến xe trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó làm rõ tính pháp lý đối với bến xe Nước Ngầm và được quy hoạch thực hiện dài hạn hay ngắn hạn. Thông báo rõ đến các đơn vị vận tải đang hoạt động tại bến xe Gia Lâm, bến xe Giáp Bát, để doanh nghiệp bến xe cũng như đơn vị vận tải chủ động trong đầu tư và hoạt động vận tải.
Đoàn xe “rồng rắn” đi từ Nam Định, Thái Bình lên Hà Nội ngày 28/2 để phản đối điều chỉnh luồng tuyến (ảnh: Phong Nguyên)
Rà soát bố trí tăng lượng phương tiện xe buýt để kết nối giữa các bến xe để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, phối hợp với Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng xe buýt có thiết kế để chở cả hàng hóa được hoạt động trên các tuyến buýt kết nối giữa các bến xe; Kiểm tra việc kê khai đăng ký giá dịch vụ xe ra vào bến của bến xe Nước Ngầm, đảm bảo công bằng, phù hợp với mặt bằng giá chung trên địa bàn thành phố.
Cũng trong báo cáo này, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội đề nghị Công an thành phố, Sở GTVT và quận, huyện liên quan mở chiến dịch cao điểm về thanh tra, kiểm tra xử lý “xe dù, bến cóc” trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra, phối hợp thông tin xử lý vi phạm, đặc biệt khu vực xung quanh các bến xe; Tập trung xử lý nghiêm các vi phạm dùng xe hợp đồng Limousine để hoạt động như tuyến cố định.
Video đang HOT
Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện, tổ chức lập, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định quy hoạch về số lượng phương tiện phù hợp tình hình thực tế của địa phương mình để tránh hiện tượng cung vượt quá cầu và lợi dụng chạy trá hình xe tuyến cố định gây mất trật tự vận tải và cạnh tranh không công bằng giữa các loại hình vận tải hành khách.
Các tỉnh, thành phố rà soát thực trạng tại địa phương về số lượng phương tiện (từ 9 chỗ trở lên) vận tải hành khách theo hợp đồng, đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả và phù hợp với tình hình tổ chức giao thông trên địa bàn. Trong trường hợp cần thiết, có thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép các địa phương tạm dừng cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và phù hiệu đối với phương tiện (từ 9 chỗ trở lên) vận tải hành khách theo hợp đồng cho đến khi ban hành quy hoạch về số lượng phương tiện để làm căn cứ thực hiện theo đúng số lượng quy hoạch trên địa bàn địa phương mình.
Các doanh nghiệp vận tải cho biết họ có nguy cơ phá sản trước việc điều chỉnh luồng tuyến xe khách (ảnh: Phong Nguyên)
Các tỉnh, thành phố chỉ đạo Công an tỉnh, Sở GTVT và quận, huyện liên quan mở chiến dịch cao điểm về thanh tra, kiểm tra xử lý “xe dù, bến cóc” trên địa bàn địa phương mình; đặc biệt khu vực xung quanh các bến xe; tập trung xử lý nghiêm các vi phạm dùng xe hợp đồng Limousine để hoạt động như tuyến cố định.
Trước đó, đầu năm 2017, Sở GTVT Hà Nội áp dụng điều chuyển tuyến vận tải hành khách liên tỉnh từ bến xe Mỹ Đình về các bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa và ngược lại theo quy hoạch luồng tuyến giao thông. Việc điều chuyển là để giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô, nhưng vấp phải sự phản ứng dữ dội của các nhà xe.
Hôm 28/2, hàng trăm xe khách của các nhà xe ở Thái Bình, Nam Định tổ chức thành đoàn, không chở khách mà kéo về Hà Nội để phản đối quyết định điều chỉnh luồng tuyến của Sở GTVT Hà Nội. Các nhà xe cho biết gần 2 tháng nay, xe chuyển sang bến Nước Ngầm lượng khách sụt giảm hẳn so với bến Mỹ Đình, việc điều chuyển này sẽ gây ảnh hưởng, thậm chí làm doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Lập "bến xe dù" trên cao tốc, nhà xe vi phạm bị thanh tra toàn diện
Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hải Phòng cho biết, nhà xe Ô Hô chạy tuyến Hải Phòng - Hà Nội đã bị thanh tra toàn diện sau hiện tượng đón trả khách trên cao tốc trái phép. Đây là nhà xe lập điểm dừng đỗ, sang khách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng như một bến xe dù mà dư luận đã phản ánh trước đó.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Văn Huy, Phó giám đốc Sở GTVT Hải Phòng xác nhận, Sở GTVT Hải Phòng đã giao Thanh tra sở tiến hành thanh tra toàn diện Công ty TNHH TM Đoàn Xuân vì lỗi vi phạm của nhà xe Ô Hô trong thời gian gần đây. Cụ thể, nhà xe này đã liên tục vi phạm quy định dừng đỗ trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Các xe nhỏ bắt khách rồi lên cao tốc dừng lại chờ các xe 45 chỗ ngồi để trao đổi, sang khách
Tình trạng đón trả khách của nhà xe này diễn ra ngang nhiên nhiều ngày không bị phát hiện
Liên quan đến sai phạm của nhà xe này, Đội 2, Phòng 10, Cục CSGT, bộ Công an đã phát hiện xe khách BKS 15B-027.17 thuộc nhà xe Ô Hô đón khách tại Km50 dừng trả khách sai quy định. Lái xe vi phạm tên là Lã Viết Thịnh. Đây không phải là lần đầu mà lái xe này đã từng vi phạm trước đó và bị cơ quan chức năng xử phạt cùng lỗi trên.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, tình trạng dừng đỗ này diễn ra một thời gian khá dài vào nhiều cung giờ khác nhau trên cáo tốc tại đoạn đường qua địa phận Hưng Yên. Các xe của hãng Ô Hô lên điểm trên thì cho xe dừng lại. Sau đó các xe bắt đầu chờ nhau và đao đổi khách cho nhau, hoặc bắt thêm khách mới.
Một cảnh sang khách giữa các nhà xe với nhau ngay trong điều kiện ánh sánh hạn chế trên cao tốc khiến dư luận bất bình
Nhà xe này còn dừng lại với thời gian dài để hành khách vác xe đạp, đồ đạc cồng kềnh đi lại trên cao tốc
Tình trạng chuyển khách như vậy khiến khu vực này nhộn nhạo như một bến xe tự phát. Hành khách mang theo cả đồ đạc, cả xe đạp, xe máy từ xe này chuyển sang xe khác gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc. Tình trạng này mới được tạm chấm dứt sau khi báo chí thông tin.
Hoài Anh
Theo Dantri
Hà Nội 'cấm cửa' 12 xe khách không chấp hành lệnh chuyển bến 12 xe khách của 5 doanh nghiệp không chấp hành điều chuyển luồng tuyến ở Hà Nội bị nhà chức trách đình chỉ hoạt động trong một tháng. Sở Giao thông Hà Nội vừa có văn bản thông báo đình chỉ hoạt động 12 xe khách của 5 doanh nghiệp không chấp hành điều chuyển luồng tuyến. Cụ thể, đơn vị này yêu...