Bộ Giao thông xử thẳng tay hàng loạt nhà thầu thi công
Bộ GTVT đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 nhà thầu thi công tại 2 dự án quốc lộ 1 và quốc lộ 14.
Bên cạnh đó, Bộ cũng phê bình các đơn vị Ban Quản lý dự án 4, tư vấn giám sát để trên dự án xuất hiện một số vị trí mặt đường đang khai thác bị hư hỏng, trồi lún chưa được sửa chữa kịp thời có nguy cơ gây mất an toàn giao thông (ATGT).
Đồng thời, phê bình Công ty TNHH Trùng Phương và cảnh cáo tư vấn giám sát (Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng 533 thuộc Cienco 5) do có nhiều tồn tại trong công tác đảm bảo ATGT, để xảy ra vi phạm nhiều lần, đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đường lún, sụt: Bộ GTVT “cấm cửa” 4 nhà thầu
Theo Bộ GTVT, thời gian qua, mặc dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về công tác đảm bảo an toàn giao thông, lao động và vệ sinh môi trường đối với dự án.
Bộ GTVT đã đưa ra mức xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà thầu thi công tại dự án cải tạo nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1
Tuy nhiên, các đơn vị vẫn chưa nghiêm túc thực hiện vẫn để xảy ra các tồn tại như: hồ sơ còn thiếu biện pháp tổ chức thi công; thi công song song hai bên đường bộ đang khai thác và chiều dài mũi thi công không đúng quy định, các nhà thầu thi công chưa ký cam kết với chủ phương tiện cung cấp và vật chuyển vật tư, vật liệu chở hàng không đúng tải trọng cho phép; không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, vẫn để xảy ra các tai nạn giao thông do công tác đảm bảo an toàn giao thông chưa đúng quy định.
Đặc biệt, trong thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, trong đó có vụ nguyên nhân do các nhà thầu thi công chưa nghiêm túc thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.
Điều đáng nói là trước đó, ngày 18/7, đoàn kiểm tra của Bộ GTVT đã chỉ ra hàng loạt tồn tại trong công tác thi công tuyến đường của các nhà thầu, đặc biệt là các đơn vị chưa kiểm soát được vật liệu đầu vào theo đúng chất lượng, tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật để thi công hạng mục các gói thầu tại QL14.
Video đang HOT
Đoàn đã tiến hành lấy mẫu cấp phối đá dăm của 19 đơn vị ở bãi tập kết vật liệu trên tuyến, tại 2 mỏ vật liệu và 3 trạm trộn bê tông nhựa nóng để thí nghiệm thành phần hạt của cấp phối đá dăm.
“Kết quả thí nghiệm cho thấy, rất nhiều các mẫu cấp phối đá dăm đều không đạt yêu cầu về thành phần hạt theo yêu cầu kỹ thuật của dự án. Trái ngược hoàn toàn với báo cáo của các đơn vị thi công”, Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT-Trưởng đoàn kiểm tra Lê Văn Doãn cho hay.
Trong một diễn biến có liên quan khác, ngày 31/7, Cục trưởng Cục quản lý đường bộ II, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có quyết định xử phạt hàng chục nhà thầu thi công tại dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hoá-Nghệ An do vi phạm, để xảy ra tồn tại trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.
Theo đó, Tổng cục Đường bộ đã xử phạt số tiền 25 triệu đồng mỗi đơn vị đối với 10 nhà thầu vi phạm nhưng không kịp thời khắc phục về công tác đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ đang khai thác, không bố trí đèn báo hiệu ban đêm, thiếu cọc tiêu, biển báo, dây phản quang, rào chắn.
Trước đó, Bộ GTVT đã có quyết định cảnh cáo và nhắc nhở hàng loạt ban quản lý, nhà thầu thi công tại dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Thanh Hoá-Nghệ An do vi phạm, để xảy ra tồn tại trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Mặt khác, là quyết định cấm tham gia đấu thầu, không xem xét chỉ định thầu các dự án trong ngành giao thông đối với 3 nhà thầu tại các công trình giao thông đoạn qua địa bàn TP. Cần Thơ, từ ngày 6/8/2014.
Còn nhớ hồi cuối tháng 7/2014, Bộ GTVT cũng đã có quyết định cấm tham gia đấu thầu về tư vấn giám sát các dự án trong ngành GTVT đối với hai nhà thầu do vi phạm trong công tác giám sát chất lượng, chậm tiến độ.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng mới có công văn “điểm mặt” hàng loạt các doanh nghiệp và yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ lưu ý thận trọng xem xét đánh giá năng lực khi tham gia chỉ định thầu và đấu thầu các dự án trong ngành đối với các nhà thầu này.
Theo_Báo Đất Việt
Hậu quả thế nào nếu công khai danh tính người mua dâm?
"Việc cảm hóa, giáo dục người vi phạm liệu có đạt được? Và sẽ phát sinh nhiều những hệ quả còn lớn hơn như: tiêu cực trong tâm lý dẫn tới vi phạm pháp luật về hình sự, hạnh phúc tan vỡ, con cái họ xấu hổ, mặc cảm, mọi người dè bỉu,...".
UBND thành phố Hà Nội vừa đề nghị Quốc hội bổ sung Điều 22 trong Pháp lệnh phòng, chống mại dâm với nội dung tăng mức xử phạt hành chính đối với người mua dâm, công khai danh tính của người mua dâm đến các đoàn thể, chính quyền địa phương để kiểm điểm, giáo dục.
Hình ảnh vụ một diễn viên múa môi giới và bán dâm bị cơ quan công an khám phá
Trao đổi với PV về vấn đề trên, dưới góc độ pháp luật, luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng: Người mua dâm trước tiên không phải là tội phạm. Ngay cả tội phạm khi bị Tòa án xử phạt tù cho hưởng án treo và giao cho chính quyền địa phương quản lý giáo dục thì đa phần cũng không công khai đưa ra ra kiểm điểm giáo dục trước đoàn thể, chính quyền địa phương.
Hành vi mua dâm là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính. Do đó những qui định xử lý người mua dâm phải tuân theo các qui định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.
Cụ thể, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 qui định: Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính như sau: "Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật".
Theo ông Thơm, chúng ta không thể coi hành vi mua dâm là nghiêm trọng hơn hơn so với những hành vi vi phạm hành chính khác như: bán dâm, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng, tàng trữ vũ khí thô sơ,...để áp dụng thêm biện pháp công khai danh tính của người mua dâm đến các đoàn thể, chính quyền địa phương để kiểm điểm, giáo dục sau khi đã bị xử phạt bằng tiền.
Như vậy có đảm bảo tính công bằng trong việc xử lý các hành vi phạm hành chính?
Hệ lụy
Vẫn theo ông Thơm, từ trước đến nay, qua việc xử phạt vi phạm hành chính người mua dâm thì cơ quan công an cũng đã phải xác minh rõ người mua dâm qua chính quyền địa phương thì mới có thể xử phạt hành chính theo qui định.
Như vậy, về mặt quản lý nhà nước, chính quyền địa phương cũng đã được cơ quan công an thông báo về người mua dâm.
Có thể chính quyền địa phương cũng đã có những biện pháp giáo dục, nhắc nhở công khai trong phạm vi đối tượng vi phạm.
Nhưng nếu như áp dụng biện pháp công khai người mua dâm ra trước đoàn thể, chính quyền địa phương kiểm điểm giáo dục thì vô hình chung như là đưa người đó ra bêu rếu trước mọi người.
"Mục đích của việc xử lý người vi phạm ngoài việc răn đe xử phạt ra còn có ý nghĩa giáo dục họ. Nhưng nếu đưa ra công khai như vậy thì việc cảm hóa, giáo dục người vi phạm liệu có đạt được? Và sẽ phát sinh ra rất nhiều những hệ quả khác còn lớn hơn như: tiêu cực trong tâm lý dẫn tới vi phạm pháp luật về hình sự, hạnh phúc tan vỡ, con cái họ xấu hổ, mặc cảm, mọi người dè bỉu,..", lời luật sư Thơm.
Luật sư cho rằng, theo qui định hiện hành, người bán dâm cũng chỉ bị xử phạt hành chính mà không bị áp dụng thêm biện pháp đưa vào Trại phục hồi nhân phẩm.
Do đó, nếu áp dụng thêm các biện pháp xử lý người mua dâm thì có phần đi ngược lại xu hướng hiện nay.
Công khai danh tính về địa phương giáo dục, kiểm điểm thì cần phải đánh giá những hệ quả mang lại trong mục đích giáo dục cảm hóa người vi phạm, đảm bảo sự bình đẳng xử lý các hành vi vi phạm hành chính khác theo đúng qui định của pháp luật.
Theo VietNamNet
Sắp bị phạt, "mũ nhựa lưỡi trai" vẫn đầy đường Như đã thông tin các cơ quan chức năng đang triển khai Kế hoạch 69 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGTQG) nhằm cụ thể hóa các quy định siết chặt quản lý mũ bảo hiểm kém chất lượng tại Nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt....