Bộ Giao thông Vận tải không đồng ý nhập 37 toa xe cũ của Nhật
Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết đang tổng hợp ý kiến các bộ ngành, về cơ bản không đồng thuận với đề nghị nhập 37 toa xe cũ của Nhật.
Chiều 6/11, tại họp báo thường kỳ Chính phủ, ông Đông nói thông cảm với doanh nghiệp đang gặp khó khăn bởi dịch bệnh, nhưng việc nhập các toa tàu cũ về Việt Nam phải tuân thủ quy định.
Theo Luật Đường sắt, việc đăng kiểm phương tiện đường sắt khi đưa vào sử dụng phải còn niên hạn. Nghị định của Chính phủ cũng quy định nếu phương tiện nhập khẩu đường sắt là toa xe thì đã qua sử dụng dưới 10 năm, chở hàng 15 năm. Trong khi các toa xe của Nhật Bản đã 40 năm.
Chi phí nhập về Việt Nam hoán cải cũng sẽ tốn kém, bởi khổ đường sắt của Nhật là 1,076 mm còn của Việt Nam là 1.000 mm. Ông Đông nói Bộ Giao thông Vận tải sẽ sớm báo cáo Chính phủ về nội dung này.
Các toa tàu tự hành phía Nhật Bản dự kiến trao tặng đường sắt Việt Nam. Ảnh VNR cung cấp
Ngày 16/10, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) kiến nghị Chính phủ cho phép nhập 37 toa xe cũ được Nhật Bản chuyển giao miễn phí. 37 toa xe loại Kiha 40 và Kiha 48 được Nhật Bản sản xuất giai đoạn 1979-1982 do Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) sử dụng, hiện đã ngừng khai thác.
Video đang HOT
Các toa xe có ghế mềm, điều hòa không khí với công suất 68-82 chỗ ngồi, 28-34 chỗ đứng, vận hành tối đa 95 km/h trên các tuyến đường sắt khổ 1.067 mm của Nhật Bản. Toa xe có thể vận hành độc lập hoặc dễ ghép nối thành đoàn tàu tùy theo nhu cầu sử dụng.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, sau khoảng 40 năm vận hành, cả hai loại toa xe không gặp vấn đề nghiêm trọng về an toàn và chất lượng. JR East sẽ chuyển giao miễn phí cho VNR các toa xe nếu có nhu cầu. Phía Việt Nam sẽ chịu chi phí liên quan đến nhập khẩu, cải tạo.
Dù không mất tiền mua, dự án có tổng vốn đầu tư 140 tỷ đồng, trong đó 40 tỷ đồng phí vận chuyển, 80 tỷ đồng hoán cải và các chi phí khác như đăng kiểm, tư vấn, dự phòng. Tổng vốn do doanh nghiệp tự huy động.
Ngành đường sắt tăng trưởng vận tải hàng hóa không bù đắp được cho vận tải hành khách
Từ đầu năm đến nay, vận tải hàng hóa của ngành đường sắt duy trì được mức tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, do tỷ trọng chỉ chiếm 30% tổng doanh thu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) nên tăng trưởng này không thể bù đắp được sản lượng giảm sâu từ vận tải hành khách.
Người dân về quê trong ngày đầu tiên khai thác tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, ngày 13/10/2021. Ảnh minh họa: Lê Phú/TTXVN
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 còn nhiều bất định, việc kịp thời chuyển hướng sang đẩy mạnh vận tải hàng hóa đã phần nào giúp ngành đường sắt vượt qua khó khăn do đại dịch.
Vắng khách, đường sắt giảm nhiều đôi tàu
Sau hai tuần lượng hành khách đi tàu tăng mạnh khi được Bộ Giao thông vận tải cho phép chạy lại tàu khách từ ngày 13/10, ngành đường sắt cũng tăng nhiều đôi tàu để đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, từ giữa tuần vừa qua, khách đi tàu có dấu hiệu giảm mạnh, buộc các công ty vận tải đường sắt phải cắt giảm các đôi tàu khách.
Theo đó, ở khu vực phía Bắc, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội vừa ra thông báo tạm dừng chạy đôi NA1/2 Hà Nội - Vinh từ ngày 1/11.
Hành khách có vé tàu SE3/SE4, NA1/2 trong thời gian tạm dừng chạy liên hệ nhà ga trước giờ tàu chạy để trả vé không mất phí.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết sẽ tạm dừng chạy đôi tàu khách Thống nhất SE3/SE4 Sài Gòn - Hà Nội từ ngày 3/11/2021 do nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến đường sắt Bắc - Nam giảm.
Như vậy, từ ngày 3/11 trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, ngành đường sắt chỉ chạy hàng ngày 2 đôi tàu khách SE5/SE6, SE7/SE8. Tàu SE5 xuất phát ga Hà Nội lúc 15h20, đến ga Sài Gòn lúc 5h50; Tàu SE6 xuất phát ga Sài Gòn lúc 15h20, đến ga Hà Nội lúc 5h21. Tàu SE7 xuất phát ga Hà Nội lúc 6h00, đến ga Sài Gòn lúc 20h02; Tàu SE8 xuất phát ga Sài Gòn lúc 6h00, đến ga Hà Nội lúc 19h52.
Tại văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải mới đây, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, sau giai đoạn thí điểm mở lại tàu khách, giai đoạn tiếp theo từ 21-27/10/2021, ngành đường sắt đã thực hiện 98 chuyến tàu, vận chuyển được hơn 23.400 lượt hành khách.
Tuy nhiên, lượng khách đi tàu giảm dần, ngành đường sắt đã phải dừng tạm dừng chạy đôi tàu SE21/22 Sài Gòn - Đà Nẵng từ ngày 25/10.
Nguyên nhân vắng khách đi tàu, theo VNR là do số lượng đường bay và số chuyến tại các đường bay của ngành hàng không được tăng cường, giá vé rẻ. Mặt khác, vận tải hành khách công cộng bằng đường bộ liên tỉnh đã được mở lại. Vì vậy, lượng hành khách trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh giảm dần, đặc biệt là chiều Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.
Đẩy mạnh vận tải hàng hóa
Về tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trao đổi với phóng viên TTXVN ngày 2/11, ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc VNR chia sẻ, năm 2020, Tổng công ty lỗ hơn 1.300 tỷ đồng, năm nay tình hình sản xuất kinh doanh của VNR còn khó khăn hơn. Chỉ hai quý đầu năm, VNR đã lỗ hơn 940 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng chưa thể tính toán được số lỗ dự kiến của cả năm vì còn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh. Nếu dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát thì tổng công ty sẽ giảm được số lỗ.
Về các giải pháp để bù đắp nguồn thu do vận tải hành khách không được hoạt động, ông Đặng Sỹ Mạnh cho biết, từ năm 2020 đến nay, ngành đường sắt đã đẩy mạnh hướng vận tải hành khách sang vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, do tỷ trọng đóng góp vào doanh thu của vận tải hành khách chiếm tới 70% doanh thu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nên mặc dù tăng được doanh thu của mảng vận tải hàng hóa cũng chưa thể khỏa lấp được khó khăn từ vận tải hành khách.
Ngoài việc tăng sản lượng vận tải trong nước, thống kê của VNR cho thấy sản lượng hàng hóa liên vận quốc tế đường sắt từ đầu năm đến nay đã tăng vọt. Hàng liên vận xuất nhập khẩu nói chung qua cửa khẩu ga Đồng Đăng, ga Lào Cai tăng hơn 40% so với cùng kỳ 2020. Riêng hàng xuất đi Nga và châu Âu, 9 tháng năm 2021 đạt khoảng 1.800 TEU. Hàng hóa chủ yếu là hàng điện tử từ Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên; hàng da giầy, dệt may từ miền Trung, miền Nam.
Lãnh đạo VNR đánh giá, vận tải hàng hóa tăng trưởng là kết quả từ các giải pháp chuyển dịch cơ cấu vận tải, tập trung thúc đẩy vận tải hàng hóa, xác định vận tải hàng hóa là trọng tâm từ năm 2019 nhờ các chính sách như điều chỉnh giá cước linh hoạt; hệ thống quản trị vận tải hàng hóa qua mạng; mở rộng nguồn hàng; đẩy mạnh vận tải hàng hóa liên vận tới các thị trường...
Thực tế, trong nhiều năm trước, đường sắt đã mở tuyến hàng hóa liên vận quốc tế (thông qua Trung Quốc sang thị trường châu Âu tập trung vào tàu hàng container) và tàu chạy qua biên giới (Việt Nam-Trung Quốc). Sản lượng hàng hóa của các tuyến này chiếm khoảng 20% lượng hàng hóa của ngành đường sắt và thời gian tới sẽ tập trung đẩy mạnh...
Tổng giám đốc VNR Đặng Sỹ Mạnh cho hay, đơn vị đang tìm giải pháp nâng cao năng lực vận tải đường sắt; tiếp tục chú trọng đẩy mạnh vận tải hàng hóa. Trong đó, khẩn trương xây dựng sàn giao dịch vận tải; tiếp tục duy trì các chân hàng truyền thống, khách hàng cũ, chú trọng tìm kiếm nguồn hàng, luồng hàng, đối tác mới để nâng cao sản lượng và tăng doanh thu vận tải hàng hóa, bù đắp một phần cho vận tải hành khách...
Đường sắt Việt Nam quá lạc hậu, muốn thay đổi phải làm đường sắt cao tốc Đường sắt Việt Nam qua hơn 100 năm sử dụng, đến nay đã quá lạc hậu so với thế giới. Việc đầu tư các tuyến đường sắt tốc độ cao được đặt ra nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa "chốt" được phương án cụ thể. Quá lạc hậu, thiếu vốn duy tu, bảo dưỡng Ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc Tổng...