Bộ Giao thông ủng hộ đục thông 127 vòm cầu đường sắt trăm tuổi
Đồng ý với kiến nghị của Hà Nội, Bộ Giao thông lưu ý khi cải tạo phải kiểm định độ an toàn vì công trình đã xây dựng hàng 100 năm.
Chiều 12/9, tại buổi làm việc với Bộ Giao thông Vận tải, đại diện UBND Hà Nội đã đưa ra một số kiến nghị như: mở rộng sân bay Nội Bài, đẩy nhanh một số dự án giao thông trọng điểm, thí điểm tuyến xe khách du lịch hai tầng (city tour), cải tạo, khôi phục lại 127 vòm cầu dưới tuyến đường sắt đoạn ở phố Phùng Hưng…
Bộ Giao thông nhất trí với đề xuất đục thông 127 vòm cầu của Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.
Đồng tình với đề xuất án cải tạo, khôi phục lại 127 vòm cầu đường sắt đoạn từ phố Phùng Hưng đến Ga Long Biên, các đơn vị chuyên môn của Bộ Giao thông lưu ý thành phố trước khi tiến hành cải tạo cần tổ chức kiểm định độ an toàn chịu lực. Trong quá trình cải tạo phải bảo đảm an toàn cho chạy tàu bởi công trình này đã tồn tại hơn 100 năm. Bên cạnh đó, Bộ cũng khuyến cáo đoạn phố trên có liên quan tuyến đường sắt đô thị số 1 cần chú ý để tránh xung đột.
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết quận Hoàn Kiếm đã mời các chuyên gia tư vấn Pháp để đánh giá chung và câu trả lời là “việc đục thông sẽ không ảnh hưởng đến kết cấu”.
Hà Nội sẽ thí điểm đục thông một vòm để đánh giá kỹ trước khi thực hiện đục thông toàn bộ 127 vòm cầu, tạo ra 3.600 m2 làm không gian phục vụ đi bộ, hoạt động nghệ thuật…
Hà Nội nên chọn một số khu vực thí điểm hạn chế xe máy
Video đang HOT
Liên quan việc hạn chế phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy, Bộ trưởng Giao thông Trương Quang Nghĩa cho rằng Hà Nội cần chọn một số khu vực thí điểm trước khi nhân rộng.
“Đề án quản lý phương tiện cá nhân của Hà Nội đến 2030 cần quyết tâm lớn khi thực hiện vì để thay đổi được tác phong 50 mét cũng không chịu đi bộ của người dân là rất khó. Vỉa hè phải an toàn, sạch đẹp thì người dân mới lựa chọn đi bộ”, ông Nghĩa nói.
Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông cho mở tuyến xe buýt 2 tầng phục vụ du lịch. Ảnh: Tuấn Anh.
Về đề xuất thí điểm xe buýt 2 tầng (city tour) trong nội thành, Bộ trưởng Nghĩa cho hay Bộ đang xây dựng căn cứ pháp lý và sớm ban hành trên tinh thần đảm bảo bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia.
“Việc khai thác là thẩm quyền của địa phương. Bộ không chỉ định các doanh nghiệp tham gia thí điểm”, Bộ trưởng Giao thông nêu quan điểm.
Với quy hoạch mở rộng sân bay Nội Bài, Cục Hàng không (Bộ Giao thông) kiến nghị thành phố chọn tư vấn nước ngoài để rà soát lại quy hoạch. Cục đề xuất Hà Nội chủ động phương án tài chính để thực hiện việc này.
Chủ tịch Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẽ ứng trước kinh phí phục vụ rà soát quy hoạch. Ông Chung cũng đề xuất việc thành phố sẽ chủ động thực hiện gói giải phóng mặt bằng trước, tạo thuận lợi nhất để đầu tư.
Hà Nội đã đề nghị Bộ Giao thông đẩy nhanh tiến độ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông; đồng thời chưa cho phép đầu tư quảng cáo trên đoàn xe, các nhà ga, đề pô… của tuyến này.
Sau khi công trình hoàn thành, Hà Nội nhận bàn giao sẽ thực hiện đấu thầu công việc trên nhằm giảm áp lực ngân sách cho việc quản lý, khai thác vận hành.
Vo Hai
Theo VNE
Thủ tướng yêu cầu lập lại trật tự vỉa hè 'bình đẳng và không có vùng cấm'
Việc trông giữ xe trái phép, lấn chiếm lòng lề đường... sẽ bị xử lý nghiêm theo chỉ thị mới ban hành.
Theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Giao thông được giao lập và triển khai kế hoạch tháng cao điểm thực hiện quy định pháp luật và xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
Bộ Giao thông cũng có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương, Tổng cục Đường bộ, Cục Đường sắt và các Sở Giao thông thực hiện kế hoạch, trong đó tập trung xử lý: trông giữ xe trái phép, bán hàng, họp chợ trên lòng, lề đường; xây dựng lều quán, mái vẩy, lắp đặt biển quảng cáo, biển hiệu trong phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt...
Các trường hợp lấn chiếm, tái lấn chiếm đất bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt sẽ bị giải toả dứt điểm.
Lực lượng chức năng dẹp vỉa hè ở Hà Nội. Ảnh: Xuân Hoa.
"Công an địa phương kiên quyết xử lý các đối tượng gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ trong lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ và trật tự lòng đường, vỉa hè", Chỉ thị nêu.
Thủ tướng cũng yêu cầu UBND tỉnh, thành vào cuộc, vận động người dân tự giác tháo dỡ, khắc phục vi phạm hành lang, lòng đường, vỉa hè trước; sau đó chỉ đạo đồng loạt các cấp ra quân, triển khai đến tất cả các hệ thống đường bộ (kể cả giao thông nông thôn); thực hiện theo phương châm bình đẳng, không có vùng cấm.
Sau đợt cao điểm, các tỉnh, thành được yêu cầu duy trì kiểm tra để ngăn chặn vi phạm tái diễn.
Trước đó, chiến dịch chấn chỉnh trật tự đô thị, đảm bảo mỹ quan trung tâm thành phố được quận 1 khởi xướng từ đầu năm 2017. Đoàn liên ngành quận đã xử lý hàng nghìn vi phạm, cho đập nhiều hạng mục của cơ quan Nhà nước, khách sạn 5 sao... lấn vỉa hè; cẩu hàng chục xe biển xanh vi phạm. Phong trào dọn dẹp vỉa hè sau đó lan tỏa khắp 24 quận huyện TP HCM và nhiều tỉnh thành của cả nước.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Khởi động tuyến đường sắt 3,6 tỷ USD nối TP HCM - Cần Thơ Đánh giá tuyến đường sắt nối với Cần Thơ là cần thiết cho phát triển kinh tế, TP HCM muốn sớm triển khai dự án này. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong vừa giao Sở Giao thông vận tải phối hợp tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ và các đơn vị liên quan để thống nhất...