Bộ Giao thông trình quy hoạch sân bay Đồng Hới là quốc nội, Quảng Bình muốn nâng thành quốc tế
Dự thảo quy hoạch hệ thống sân bay toàn quốc xác định sân bay Đồng Hới vẫn là sân bay quốc nội đến giai đoạn 2050.
Tuy nhiên, UBND tỉnh Quảng Bình muốn nâng cấp sân bay Đồng Hới thành sân bay quốc tế.
Khách xuống sân bay Đồng Hới trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát ở Quảng Bình – Ảnh: L.G.
Trong công văn gửi Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết sân bay Đồng Hới được thành lập vào tháng 4-2008, phục vụ máy bay Airbus A320, A321 trở xuống, đáp ứng 2 chuyến bay tại cùng một thời điểm.
Hiện nay sân bay Đồng Hới có 5 hãng hàng không trong nước khai thác 3 đường bay nội địa: Đồng Hới – Hà Nội, Đồng Hới – TP.HCM và Đồng Hới – Hải Phòng và 1 đường bay quốc tế thường lệ Đồng Hới – Chiang Mai (Thái Lan).
UBND tỉnh Quảng Bình cho biết hiện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang chuẩn bị khởi công xây dựng dự án mở rộng sân đỗ, xây dựng nhà ga hành khách để nâng công suất phục vụ hành khách của sân bay Đồng Hới từ 500.000 hành khách/năm lên 3 triệu hành khách/năm.
Theo UBND tỉnh Quảng Bình, trong quá trình Bộ Giao thông vận tải lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tháng 2-2021 UBND tỉnh Quảng Bình đã có công văn đề nghị bộ này xem xét, điều chỉnh sân bay Đồng Hới từ sân bay quốc nội thành sân bay quốc tế.
Tuy nhiên, ngày 5-11, Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sân bay Đồng Hới đang được đề xuất quy hoạch là sân bay quốc nội.
“Để tạo điều kiện giúp cho tỉnh Quảng Bình phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là du lịch trong thời gian tới, một lần nữa UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, điều chỉnh nội dung quy hoạch cảng hàng không Đồng Hới thành cảng hàng không quốc tế tại quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050″- UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị trong công văn do ông Phan Mạnh Hùng, phó chủ tịch UBND tỉnh, ký gửi Bộ Giao thông vận tải.
Video đang HOT
Theo dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thời kỳ 2021-2030 cả nước có 28 sân bay bao gồm: 14 sân bay quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 14 sân bay quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo).
Giai đoạn này duy trì vị trí quy hoạch sân bay quốc tế Hải Phòng tại huyện Tiên Lãng đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2011 để thay thế cho sân bay quốc tế Cát Bi giai đoạn sau năm 2030.
Nghiên cứu, khảo sát và báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc bổ sung quy hoạch, xây dựng sân bay tại các đảo như Lý Sơn, Phú Quý, quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Tầm nhìn đến năm 2050 cả nước hình thành 29 sân bay (bổ sung sân bay Cao Bằng) gồm: 14 sân bay quốc tế (Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 15 sân bay quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Cao Bằng, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo).
Hình thành sân bay thứ 2 hỗ trợ cho sân bay Nội Bài về phía đông nam Hà Nội và một số sân bay tại các đảo, quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
CSGT TP.HCM tăng cường xử phạt trực tiếp, 'phạt nguội' trước cổng sân bay Tân Sơn Nhất
CSGT TP.HCM tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm trực tiếp, kết hợp xử phạt qua hình ảnh (phạt nguội) trước cổng sân bay Tân Sơn Nhất.
Dù vậy, vẫn còn nhiều người vi phạm khi vắng bóng CSGT.
CSGT ghi hình "phạt nguội" quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh VŨ PHƯỢNG
Sáng 12.11, Đội CSGT Tân Sơn Nhất, thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) thực hiện tuần tra kiểm soát ở khu vực cổng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Tổ công tác gồm 4 CSGT vừa tham gia xử phạt các lỗi vi phạm trực tiếp, kết hợp ghi hình để xử lý vi phạm qua hình ảnh (thường gọi "phạt nguội").
Nhiều trường hợp đi ngược chiều vào sân bay do "ngại" ôm cua đúng chiều bị CSGT thổi phạt . Ảnh VŨ PHƯỢNG
Lãnh đạo Đội CSGT Tân Sơn Nhất cho biết, từ ngày 10.10.2021, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hoạt động trở lại sau nhiều tháng bị tạm ngưng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, khu vực trước cổng sân bay xuất hiện tình trạng người điều khiển xe máy "không đi bên phải theo chiều đi của mình", "đi ngược chiều trên đường có biển "cấm đi ngược chiều".
Không chỉ vậy, trên vỉa hè và dưới gầm cầu vượt trên đường Trường Sơn (trước sân bay Tân Sơn Nhất) cũng bắt đầu xuất hiện một số tài xế công nghệ dừng, đỗ xe trái quy định để đón, trả khách. Tuy nhiên, khi thấy bóng dáng CSGT, những tài xế này lên xe, tản ra các hướng để né tránh.
Dù CSGT thường xuyên tuần tra kiểm soát nhưng vẫn có nhiều trường hợp vi phạm . Ảnh VŨ PHƯỢNG
Theo ghi nhận, hiện tần suất chuyến bay và lượng người ra vào sân bay Tân Sơn Nhất chưa nhộn nhịp trở lại, nhưng trong ít phút vẫn có những người vi phạm luật ở khu vực cổng.
Lúc 8 giờ 55 phút, ông H.P.M (61 tuổi, ngụ H.Hóc Môn) - chạy xe ôm chở khách vào khu vực sân bay Tân Sơn Nhất nhưng đi ngược chiều. Làm việc với CSGT, ông M. giải thích: "Đi vậy cho gần, nếu đi đúng chiều sẽ phải quay lại thêm một đoạn". Theo CSGT, đây cũng là lỗi vi phạm và lời giải thích phổ biến của những trường hợp bị CSGT thổi phạt quanh khu vực này.
Nam thanh niên bị lập biên bản vì vượt đèn đỏ trên đường Trường Sơn . ẢnhVŨ PHƯỢNG
Khoảng 15 phút sau, CSGT tiếp tục lập biên bản 1 trường hợp người điều khiển xe máy vượt đèn đỏ trước cổng sân bay.
Cùng lúc đó, hai CSGT khác cũng chạy xe mô tô đặc chủng đi ghi hình các trường hợp vi phạm dừng, đỗ trên đường Trường Sơn, Cộng Hòa - khu vực có biển báo cấm dừng, đỗ.
Lãnh đạo đội CSGT Tân Sơn Nhất cho biết, từ đầu năm đến nay, đội trích xuất camera khoảng 2.000 trường hợp vi phạm qua hình ảnh, trong đó có những trường hợp là tài xế công nghệ, xe ôm dừng, đỗ không đúng quy định quanh sân bay chờ đón trả khách.
Khi ghi hình xử lý vi phạm dừng, đỗ sai quy định, CSGT thường quay toàn cảnh và cận vào biển số, ghế tài xế, biển báo trên đường . Ảnh VŨ PHƯỢNG
Từ đầu năm đến nay, CSGT Tân Sơn Nhất ghi nhận khoảng 2.000 trường hợp vi phạm qua hình ảnh . Ảnh VŨ PHƯỢNG
Thời gian này, giao thông quanh khu vực sân bay ổn định vì số chuyến bay còn hạn chế . Ảnh VŨ PHƯỢNG
"Từ nay đến cuối năm, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có thể đón nhiều lượt khách đi - đến mỗi ngày do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao trở lại sau thời gian bị gián đoạn vì dịch bệnh Covid-19. Điều này sẽ kéo theo tình trạng dừng xe, đỗ xe trái quy định của đội ngũ tài xế xe công nghệ và một bộ phận người dân tại khu vực trước cổng sân bay gây ùn ứ giao thông", lãnh đạo đội CSGT Tân Sơn Nhất chia sẻ.
Bàn cách mở lại đường bay quốc tế an toàn Cơ sở để mở lại đường bay quốc tế; các nước mở lại đường bay quốc tế như thế nào; chính sách hỗ trợ mở lại đường bay quốc tế an toàn; bay quốc tế thường lệ đến những quốc gia, vùng lãnh thổ nào trước tiên... là hàng loạt câu hỏi được lãnh đạo các bộ, ngành liên quan, doanh nghiệp hàng...