Bộ Giao thông tăng giá dịch vụ sân bay
Đại diện một hãng hàng không cho rằng, việc tăng giá dịch vụ sân bay sẽ ảnh hưởng đến giá vé của hành khách.
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành mức giá, khung giá một số dịch vụ tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam, áp dụng từ 1/10.
Theo đó, giá cất, hạ cánh các chuyến bay được được điều chỉnh tăng 5% với lộ trình đến 30/6/2018, sau đó sẽ tăng thêm 10%. Ngoài ra, mức giá trong khung giờ cao điểm sẽ tăng 115% so với giờ bình thường, còn tại khung giờ thấp điểm giảm còn 85%.
Như vậy, trong khung giờ bình thường, mức giá cất, hạ cánh áp dụng với máy bay ATR 70 là gần 700 nghìn đồng mỗi lần; máy bay A320, A321 là hơn 1,5 triệu đồng; máy bay A350, B787, B777, A330 khoảng hơn 5,8 triệu đồng.
Theo lãnh đạo Cục hàng không, việc quá tải vào các giờ cao điểm tại một số cảng hàng không hiện nay chủ yếu do sản lượng và tốc độ tăng các chuyến bay quốc nội. Áp chính sách giá cất, hạ cánh với chuyến bay quốc nội theo khung giờ sẽ giúp các hãng hàng không nội địa điều chỉnh giờ bay, đảm bảo phù hợp với năng lực khai thác của các sân bay.
Các hãng hàng không đang cạnh tranh mạnh mẽ về giá vé máy bay. Ảnh: Xuân Hoa.
Ngoài ra, Cục hàng không cho rằng việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ cất, hạ cánh là nhằm đảm bảo đủ bù đắp chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, đồng thời có nguồn tích lũy để nâng cấp, đầu tư mới đường băng, đường lăn trong bối cảnh ngân sách hạn chế.
Video đang HOT
Về giá dịch vụ hành khách bay quốc tế, Bộ Giao thông điều chỉnh tăng tại một số cảng mới được đầu tư nâng cấp như Đà Nẵng, Cát Bi và Vinh. Theo đó, giá dịch vụ tại sân bay Đà Nẵng là 20 USD mỗi khách so với mức giá hiện hữu là 16 USD. Mức giá này tại sân bay Vinh và Cát Bi là 14 USD mỗi khách so với 8 USD hiện nay.
Với các chuyến bay quốc nội, giá dịch vụ hành khách sẽ được điều chỉnh tăng khoảng 7% so với hiện hành.
Cũng theo quyết định mới, giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không sẽ được áp mức 2 USD mỗi khách đối với khách bay quốc tế, so với mức 1,5 USD hiện nay. Đối với khách bay quốc nội, việc điều chỉnh tăng lên từ trên 11 nghìn đồng đến trên 18 nghìn đồng theo từng giai đoạn, so với giá hiện hành là hơn 9 nghìn đồng.
Đáng chú ý, Bộ Giao thông bổ sung quy định mức giá dịch vụ đảm bảo an ninh đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh lưu lại trên 24 giờ. Theo đó, nhà vận chuyển có hành khách bị lưu lại từ 24 giờ trở lên sẽ phải nộp 9 USD/khách/giờ hoặc 90 USD/khách/ngày.
Theo đại diện một hãng hàng không trong nước, các quyết định trên làm tăng thêm chi phí tương ứng của các hãng hàng không, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hành khách vì phí sân bay đương nhiên phải tính vào giá vé.
Vị này cho biết, trước mắt, hãng có thể chấp nhận giảm lợi nhuận, chưa tính đến việc tăng giá vé máy bay vì phải đảm bảo tính cạnh tranh theo thị trường. Thời gian tới, hãng sẽ tính toán điều chỉnh giá vé nếu thấy cần thiết.
Đoàn Loan
Theo VNE
Phi cơ phải đỗ qua đêm trên đường lăn vì quá tải ở sân bay Nội Bài
Các chuyên gia dự đoán với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, sau năm 2020, sân bay Nội Bài sẽ lâm vào tình cảnh quá tải như sân bay Tân Sơn Nhất.
Cục Hàng không vừa đồng ý cho Cảng hàng không (CHK) quốc tế Nội Bài cho phép tàu bay đỗ qua đêm, đỗ tạm trên đường lăn trong sân bay.
Sáng 29.6, ông Võ Huy Cường Cục phó Cục Hàng không cho biết sau khi CHK quốc tế Nội Bài đề xuất, Cục Hàng không đã thống nhất với Cảng vụ Hàng không miền Bắc chỉ cho 4 tàu bay được đỗ ở một phần đường lăn trong sân bay Nội Bài.
Sân bay Nội Bài phải để tàu bay đỗ trên đường lăn vì quá tải. Ảnh: Hoàng Hà.
Trong đó, 3 chỗ đỗ của tàu bay dòng Boeing 717 và một tàu bay nhỏ hơn là A320. Các tàu bay này có thể đỗ qua đêm hoặc đỗ tạm trong thời gian khai thác.
Cục phó Cục Hàng không khẳng định việc tàu bay đỗ trên một phần đường lăn không ảnh hưởng đến hoạt động an toàn bay.
Trước đó, các hãng hàng không đề xuất xin thêm 15-20 vị trí đỗ tàu bay qua đêm ở Cảng hàng không (CHK) quốc tế Nội Bài. Lý do mà các hãng hàng không xin thêm các vị trí đỗ qua đêm là khu bay của Nội Bài đang quá tải.
Lãnh đạo CHK quốc tế Nội Bài cho biết trước đề xuất của các hãng hàng không, Cảng đã xây dựng phương án và đề xuất lên Cục Hàng không. Trong năm nay, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ đầu tư, mở rộng sân đỗ nhưng cũng phải đến hết năm 2018 mới có thể bổ sung thêm các vị trí đỗ mới.
Theo lãnh đạo CHK quốc tế Nội Bài, tốc độ tăng trưởng sản lượng hành khách qua Nội Bài khá cao, đạt 17%/năm. Trong năm 2017, lượng khách đạt 23-24 triệu khách. Dự báo đến năm 2021, con số này có thể đạt 35-40 triệu khách mỗi năm. Hiện, Nội Bài đã xuất hiện dấu hiệu quá tải ở khu bay.
Trao đổi với Zing.vn về vấn đề này, tiến sĩ Trần Quang Châu, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học và Công nghệ hàng không, cho biết việc bố trí tàu bay đỗ qua đêm ở đường lăn cho thấy sân bay Nội Bài đang quá tải.
"Phương án đỗ tàu bay qua đêm trên đường lăn, CHK quốc tế Nội Bài, Cục Hàng không chắc chắn phải nghiên cứu kỹ để tránh ảnh hướng đề quá trình cất, hạ cánh. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế", ông Châu khẳng định.
Cũng theo ông Châu, việc "giải cứu" quá tải kiểu chắp vá như vậy cho thấy quy hoạch hệ thống CHK bị phá vỡ.
Thực tế cho thấy, 20 năm qua, quy hoạch về giao thông vận tải, CHK, cảng đường thủy, giao thông đường bộ không thực hiện nghiêm. Tiến sĩ Châu dẫn chứng nhiều năm trước, sân bay Nội Bài quy hoạch làm thêm đường băng thứ ba ở hướng đông nhưng đến nay vẫn chưa thấy thực hiện. Với tình hình như hiện nay, nếu không quy hoạch tốt, Nội Bài sẽ lâm vào tình cảnh quá tải như Tân Sơn Nhất.
Theo P.V (Zing)
Tăng cường an ninh hàng không dịp 30/4 Cục hàng không yêu cầu các lực lượng liên quan tăng cường kiểm tra giấy tờ đi máy bay của hành khách, giám sát chặt chẽ việc ra vào khu hạn chế sân bay. Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh vừa chỉ đạo các đơn vị chức năng có biện pháp đảm bảo an ninh trong dịp nghỉ lễ 30/4. Theo đó,...