Bộ Giao thông siết chặt quản lý mô hình Uber, Grab
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu cơ quan chức năng ngành dọc ở Hà Nội và TP HCM tăng cường quản lý xe hợp đồng điện tử theo mô hình Uber, Grab, trong đó có việc kiểm tra thực hiện nghĩa vụ thuế.
Bộ Giao thông Vận tải vừa yêu cầu các sở giao thông Hà Nội và TP HCM tăng cường quản lý xe hợp đồng điện tử theo mô hình Uber, Grab.
Theo đó, Bộ giao các sở chỉ đạo thanh tra giao thông phối hợp với lực lượng công an, cơ quan thuế trên địa bàn đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm với xe hợp đồng dưới 9 chỗ; đặc biệt đối với các trường hợp sử dụng phần mềm không đúng quy định.
Các sở cũng được giao hướng dẫn các đơn vị vận tải triển khai thực hiện đề án thí điểm đã được phê duyệt. Đồng thời, cung cấp danh sách phương tiện dưới 9 chỗ đã được cấp phù hiệu xe hợp đồng cho cơ quan thuế để tăng cường kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
Video đang HOT
Bộ Giao thông siết chặt quản lý xe Uber, Grab nhằm bảo vệ quyền lợi của hành khách.
Vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ giao thông đã triển khai đề án thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng. Đến nay Bộ Giao thông nhận được đề án của Công ty TNHH GrabTaxi, Công ty Cổ phần Ánh Dương, và đã hướng dẫn các công ty này thực hiện đề án thí điểm tại một số địa phương.
Với Công ty TNHH Uber Việt Nam, Bộ Giao thông đã nhiều lần làm việc, hướng dẫn Công ty này xây dựng đề án thí điểm, nhưng đến thời điểm hiện tại, các cơ quan quản lý chưa nhận được đề án của Uber.
Theo đề án trên, các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo hợp đồng (khai thác xe ô tô dưới 9 chỗ được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và cấp phù hiệu xe hợp đồng) tại 5 tỉnh, thành gồm Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, và Khánh Hòa sẽ được thực hiện thí điểm việc đặt xe qua phần mềm trên điện thoại di động.
Đoàn Loan
Theo VNE
Dịch vụ gọi xe Uber, Grab sẽ được công nhận hợp pháp?
Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp.
Dự thảo này có khá nhiều thay đổi về điều kiện kinh doanh taxi, vận tải theo hợp đồng.
Trong tờ trình, Bộ Giao thông vận tải nhận định các ứng dụng gọi xe như Grab Taxi, Easy Taxi, Live Taxi, ứng dụng UBER... đã và đang có chiều hướng ngày một phát triển mạnh. Do đó dự thảo cho phép đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện quản lý điều hành xe taxi thông qua phần mềm kết nối giữa trung tâm điều hành với lái xe và hành khách đi xe thay thế cho việc điều hành thông qua bộ đàm và trung tâm liên lạc.
Ứng dụng gọi xe sẽ được công nhận là hợp pháp như bộ đàm hay tổng đài.
Dự thảo cũng bổ sung quy định doanh nghiệp phải đáp ứng quy mô (số lượng phương tiện tối thiểu) theo các loại hình kinh doanh. Đến cuối năm 2018, các doanh nghiệp phải có đủ số lượng xe tối thiểu mới được tiếp tục hoạt động.
Theo Bộ Giao thông vận tải, hiện nay số lượng taxi tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn. Hà Nội có trên 18.600 xe taxi với 88 doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh. TP.HCM có gần 11.000 xe với 23 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh.
Tờ trình cũng liệt kê một số vi phạm thường gặp như doanh nghiệp không cung cấp được danh sách lái xe và số lượng phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị; doanh nghiệp không xin cấp phù hiệu cho xe; xe không có đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh vận tải...
Theo Quỳnh Như (Pháp luật TP.HCM)
Đòi đối xử công bằng trong vận tải Ngày 27.2, tại TP.HCM, Bộ GTVT tổ chức hội nghị đánh giá thực hiện Nghị định (NĐ) 86/2014/NĐ-CP ngày 10.9.2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Ảnh minh họa Tham dự hội nghị ngoài lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Tổng cục Đường bộ, Vụ Vận tải - Bộ...