Bộ Giáo dục thanh tra theo tố cáo tại Học viện Quản lý giáo dục
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang tổ chức thanh tra tại trường Học viện Quản lý giáo dục.
Ảnh minh họa
Chiều 25/10, trả lời phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Chánh thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Đức Cường cho biết, đơn vị đang thanh tra Học viện Quản lý giáo dục trước những tố cáo sai phạm của trường này.
“Đến nay, chúng tôi đã thanh tra Học viện Quản lý giáo dục được khoảng 1 tháng, thời gian kết thúc là hơn 1 tháng”, ông Cường cho hay.
Được biết vào khoảng 8 vừa qua, tập thể cán bộ, nhân viên, viên chức Học viện Quản lý giáo dục gửi đơn đến Bộ Giáo dục và Đào tạo tố về việc nhà trường mở mã ngành Luật và các ngành Kinh tế, Quản trị văn phòng khi không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường cũng chỉ đạo mở lớp tuyển sinh, đào tạo thạc sỹ ở cơ sở ngoài học viện.
Cụ thể, theo quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sỹ được quy định tại Điều 37 Luật Giáo dục Đại học và Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐ, thì địa điểm đào tạo thạc sỹ phải tại trụ sở chính hoặc phân hiệu của cơ sở đào tạo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, học viện mở nhiều lớp như lớp Đào tạo thạc sỹ Quản lý Giáo dục K23-1 học tại Hải Dương với 54 học viên; lớp Đào tạo thạc sỹ Quản lý Giáo dục K23-3 học tại Thuận Thành (Bắc Ninh) với 23 Học Viên; lớp Đào tạo thạc sỹ Quản lý Giáo dục K21 học tại Học viện Nông Nghiệp với 17 học viên….
Trong Đề án đăng ký mở ngành đào tạo Quản trị văn phòng, Luật, Kinh tế thì tại mục Đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học đều có thông tin giống nhau là 2 Giáo sư, 13 Phó Giáo sư, 42 Tiến sỹ và 60 Thạc sỹ. (Ảnh cắt từ màn hình)
Trên trang web của nhà trường công khai về Đề án tuyển sinh đối với những ngành mở trong năm 2021 như Luật, Kinh tế và Quản trị văn phòng (được mở năm 2020), thì trong mục đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của các nghành này đều giống nhau là không nêu thông tin chức danh giảng viên giảng dạy cụ thể.
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
Chiến lược đặt ra mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; phấn đấu đến năm 2030, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050" với mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa các ngành kinh tế...
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
*Xanh hóa nền kinh tế
Hộ nông dân Nguyễn Thị Mai Khương ở khóm Tây Khánh 6, phường Mỹ Hòa, TP Long Xuyên được tập huấn kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng cho hiệu quả cao, mỗi năm thu hoạch khoảng 12 tấn quả, thu lãi 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Chiến lược đặt ra mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; phấn đấu đến năm 2030, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014; đến năm 2050, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 30% so với năm 2014.
Chiến lược đặt ra mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Mục tiêu chủ yếu là đến năm 2030, tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP bình quân giai đoạn 2021-2030 giảm từ 1,0-1,5%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 15-20%; kinh tế số đạt 30% GDP; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%; ít nhất 30% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
*Xây dựng lối sống xanh
Chiến lược đặt mục tiêu xây dựng lối sống xanh kết hợp với nếp sống đẹp truyền thống để tạo nên đời sống chất lượng cao hòa hợp với thiên nhiên. Thực hiện đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới bảo đảm các mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững; tạo lập văn hóa tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới.
Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 95%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp so với lượng chất thải được thu gom chiếm 10%;
Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định lần lượt đạt trên 50% đối với đô thị loại II trở lên và 20% đối với các loại đô thị còn lại; tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 20% và 5%;
Tỷ lệ xe buýt sử dụng năng lượng sạch tại các đô thị đặc biệt đạt ít nhất 15% so với tổng số xe buýt đang hoạt động và tại đô thị loại I đạt 10% số lượng xe buýt mới; tỷ lệ mua sắm công xanh trong tổng mua sắm công đạt ít nhất 35%; ít nhất 10 đô thị phê duyệt và thực hiện Đề án tổng thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững.
Chiến lược cũng đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, bảo đảm bình đẳng về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi xanh.
Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,75; 100% các tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh; tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế đạt ít nhất 70%.
*Định hướng chiến lược
Định hướng chung của Chiến lược là tập trung nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh, bảo đảm quá trình chuyển đổi xanh theo nguyên tắc, bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Về định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu, Chiến lược định hướng nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại và công nghiệp; đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia.
Phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp thông qua việc điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên...
Chiến lược từng bước hạn chế các ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới. Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên;
Thúc đẩy đô thị hóa theo hướng đô thị thông minh, bền vững, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo hiệu quả kinh tế-sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại.../.
Gói vay cấp bù lãi suất cứu doanh nghiệp, thực hiện sao cho hiệu quả? Ông Nguyễn Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết: Các ngân hàng đang lên kế hoạch gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ đồng, quy mô tương đương hơn 100.000 tỷ đồng với lãi suất 3 - 4%/năm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn trong bối cảnh dòng tiền...