Bộ Giáo dục sắp sửa Quy chế trường phổ thông tư thục, nguyện vọng từ cơ sở
Quy chế 2021 nên kế thừa những điều, khoản vẫn còn phù hợp của Quy chế 2011, nhất là những điều khoản có tác dụng tích cực đối với trường phổ thông tư thục.
Thông tư 13/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục (gọi tắt là Quy chế 2011) cho đến nay đã đi vào thực tiễn cuộc sống 10 năm.
Thông tư 13 và Quy chế 2011 có giá trị thực tiễn rất cao, giúp các trường phổ thông tư thục tồn tại và phát triển bền vững, góp phần đáng kể trong sự nghiệp giáo dục Việt Nam.
Tuy vậy, để phù hợp với Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019, trong thời gian sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành Thông tư kèm theo Quy chế mới (Quy chế 2021) về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông tư thục.
Theo đó, ngày 4/3, câu lạc bộ khối trường tư thục Hà Nội tổ chức tọa đàm đóng góp ý kiến trước khi Bộ ban hành Quy chế 2021.
Quang cảnh buổi tọa đàm
Tại đây, các vị Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng quản trị các trường cho rằng, Quy chế 2021 nên kế thừa những điều, khoản vẫn còn phù hợp của Quy chế 2011, nhất là những điều khoản có tác dụng tích cực đối với trường phổ thông tư thục, tạo điều kiện cho các trường phát triển.
Và một số nội dung cần sửa đó là nên bỏ quy định độ tuổi của Hiệu trưởng không quá 70 tuổi (Điều 13) và đề nghị giữ lại nội dung các khoản trong Điều 14 của Quy chế năm 2011 tức là “Trường phổ thông tư thục được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/ năm ngoài quy định đối với trường phổ thông công lập, học phí cho thời gian học bổ sung do nhà trường thỏa thuận với cha mẹ học sinh”.
Video đang HOT
Theo thầy Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng: “Thông tư 13 là sản phẩm trí tuệ và kinh nghiệm hoạt động của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường ngoài công lập. Và phải mất rất nhiều năm Bộ mới ra được văn bản đầy đủ và sát thực tiễn như vậy.
Quy chế này đã phát huy hiệu quả trong thực tế, và là chỗ dựa cho các trường tư thục vững tâm xây dựng và phát triển góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà.
Nay trong tình hình mới, ngày 15/9/2020 Bộ đã ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thì việc điều chỉnh Thông tư 13 là cần thiết.
Là đơn vị hoạt động dựa trên Điều lệ và Quy chế, chúng tôi có đề nghị, Quy chế 2021 cần giữ nguyên các Điều 3, Điều 7, Điều 11, Điều 12, Điều 13 như Quy chế 2011. Còn Điều 8, Điều 9, Điều 10 thì cần điều chỉnh để “khớp” với Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, tức là không còn “Hội đồng quản trị” nữa mà giờ đây là “Hội đồng trường”.
Ngoài ra, cần giữ nguyên Điều 14 như Quy chế 2011 tức là tiếp tục cho các trường tư thục được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/ năm. Điều này cực kỳ quan trọng vì giúp các trường phát huy nguồn lực, phù hợp với nhu cầu của người dân, nếu không các trường không cân đối được tài chính, thậm chí là suy thoái, phá sản”.
Ngày 4/3, câu lạc bộ khối trường tư thục Hà Nội tổ chức tọa đàm đóng góp ý kiến trước khi Bộ ban hành Quy chế 2021
Trong khi đó, nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Lômônôxốp và cũng là quan điểm của nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Hiền – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội:
“Ngoài chương trình của Bộ thì các trường tư thục còn thực hiện chương trình nhà trường mà chương trình này đã báo cáo Sở và được đồng ý. Do vậy, nếu không cho các trường tư thục bổ sung 4 tuần/ năm thì sẽ không đảm bảo chương trình nhà trường, làm hạn chế sự phát triển của trường tư thục”.
Còn về “độ tuổi của Hiệu trưởng” ở Điều 13 thì thầy Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng cho rằng không nên quy định số tuổi đối với Hiệu trưởng trường tư thục bởi lẽ Hội đồng trường của trường tư thục hoàn toàn nắm được về phẩm chất, năng lực, sức khỏe và sự minh mẫn của người được đề cử làm Hiệu trưởng thông qua bản kê khai, giấy khám sức khỏe.
“Việc định ra giới hạn 70 tuổi đối với Hiệu trưởng như ở Quy chế 2011 chỉ là “cảm tính”"- Thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội nhấn mạnh và cho rằng cần bỏ cụm từ “khi được đề cử không quá 70 tuổi” ở Khoản 1, Điều 13 trong Quy chế 2011.
Thầy Khang đề xuất bổ sung thêm “Trường phổ thông tư thục tự chủ về thời gian và phương thức tuyển sinh” vào Khoản 2, Điều 3 của Quy chế 2011 về nhiệm vụ và quyền hạn của trường phổ thông tư thục.
Riêng đối với Điều 14 của Quy chế 2011 về chương trình giáo dục thì thầy Khang kiến nghị bỏ cụm từ “kế hoạch dạy học” ở Khoản 1 vì hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép các trường tự chủ về kế hoạch dạy học.
Sau buổi tọa đàm, tiếp thu ý kiến của các thầy cô ở tọa đàm, ban chủ nhiệm các trường ngoài công lập ở Hà Nội sẽ hoàn thiện văn bản kiến nghị gửi lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Những cải cách mạnh mẽ của ngành giáo dục giúp giảm áp lực cho giáo viên
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từng khẳng định sẽ nỗ lực để "giảm áp lực cho giáo viên", và năm 2020 đã ghi nhận những cải cách mạnh mẽ, thực thi quyết tâm này.
Cả nước hiện có gần hơn 1,4 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, đây là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục và quyết định thành bại của công cuộc đổi mới giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ từng khẳng định sẽ nỗ lực để "giảm áp lực cho giáo viên", và năm 2020 đã ghi nhận những cải cách mạnh mẽ, thực thi quyết tâm này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, đảm bảo thực thi nghiêm chỉ thị về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2019, gỡ bỏ những quy định về sổ sách không cần thiết, giúp giáo viên tập trung đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Ảnh minh họa: Thùy Linh
Trong đó, yêu cầu các địa phương, cơ sở giáo dục tuyệt đối không được quy định thêm hoặc yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến khích tăng cường sổ sách điện tử nhằm tạo chuyển biến trong việc giảm hồ sơ, sổ sách cho giáo viên.
Để hạn chế tối đa gánh nặng sổ sách cho giáo viên đầu năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Theo điều lệ mới, tính tự chủ, dân chủ của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục được tăng cường mạnh mẽ. Vì vậy, sổ sách của giáo viên tiếp tục được giảm thiểu đáng kể.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã quyết liệt giảm áp lực cho giáo viên thông qua nhiều chính sách khác như: Cắt bỏ nhiều cuộc thi không thiết thực đối với học sinh; thay đổi quy định về hội thi giáo viên dạy giỏi để tạo thành hoạt động sinh hoạt chuyên môn; thay đổi quy định về kiểm tra, đánh giá, nhận xét học sinh theo hướng nhẹ nhàng, linh hoạt.
Đáng chú ý, gánh nặng về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ không phù hợp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ giáo viên. Sự vất vả tốn kém từ những chứng chỉ này đã khiến giáo viên thêm áp lực, khó khăn khi theo đuổi nghề nghiệp. Để gỡ bỏ khó khăn này cho giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với Bộ Nội vụ để đi tới thống nhất, sẽ xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn tất các quy trình soạn thảo văn bản để ban hành các thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập; trong đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sẽ không còn yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; không quy định giáo viên dạy ngoại ngữ phải có ngoại ngữ thứ 2; không quy định giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số phải có chứng chỉ dạy tiếng dân tộc.
Dự kiến các thông tư này sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2021.
'Nới lỏng' quy định về sử dụng điện thoại trong giờ học: Cần định hướng học sinh đúng mục đích Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, có nhiều nội dung mới phù hợp với xu thế phát triển. Đáng chú ý, tại mục 4, Điều 37 về "các hành vi học sinh không được làm" có...