Bộ Giáo dục: ‘Khoản thu ngoài học phí là có thật’
Cho rằng thu thêm các khoản ngoài học phí để bổ sung nguồn chi là nguyên nhân thứ yếu, Bộ Giáo dục yêu cầu các trường thực hiện tốt điều lệ cha mẹ học sinh, những trường vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
Chiều 30/8, tại buổi họp báo về tình hình chuẩn bị năm học 2012 – 2013, Bộ Giáo dục cho biết, sẽ tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như nâng cao chất lượng nhà giáo, đổi mới mạnh nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học.
Trước băn khoăn về vấn đề lạm thu đầu năm học mới, ông Lê Khánh Tuấn, Vụ phó Vụ kế hoạch Tài chính thừa nhận, việc một số trường thu thêm khoản ngoài học phí là có thật. Các trường giải thích rằng do thu không đủ chi nhưng đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu. Bộ đã đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm giải quyết triệt để vấn đề trên như điều chỉnh học phí, trường đào tạo chất lượng cao có thể thu học phí cao hơn theo nguyên tắc người học được hưởng mức dịch vụ nào thì đóng góp tương xứng với mức ấy.
Ngoài ra, Vụ Kế hoạch Tài chính cũng nghiên cứu đảm bảo đủ ngân sách để các trường chi 80% cho con người, 20% cho các hoạt động và trang thiết bị. Bộ cũng yêu cầu các trường thực hiện tốt Điều lệ cha mẹ học sinh, và từ đầu năm học mới, UBND tỉnh, thành phố phải làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra để ngăn chặn lạm thu, nơi nào xảy ra thì kiên quyết xử lý.
“Chúng tôi đang soạn thảo thông tư hướng dẫn thực hiện thu tự nguyện, yêu cầu công khai, thu chi. Việc ban hành sẽ thực hiện trong thời gian tới”, ông Tuấn nói.
Điều lệ trường tiểu học vừa được Bộ điều chỉnh nới rộng độ tuổi vào lớp 1 đối với các em vùng sâu, vùng xa, khuyết tật… và những trẻ phát triển có thể học vượt lớp. Ảnh: Hoàng Thùy.
Liên quan đến việc các lớp học có số lượng học sinh quá đông so với quy định (khoảng 50 – 60 em trong khi chuẩn chỉ 35 em), Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học Lê Tiến Thành cho hay, Bộ biết tình trạng này. Ở thành phố lớn, hàng năm đều có lượng di cư lớn, học sinh ngày càng đông, còn ở nông thôn ngày càng ít đi. Từ đó, thành phố không xây dựng kịp trường học để đáp ứng nhu cầu, và trách nhiệm thuộc về UBND các thành phố.
Video đang HOT
Ông Thành phân tích, ngành giáo dục muốn tất cả trẻ đều được đến trường. Nếu như xe khách 30 chỗ không thể nhét được 50 người, 20 người còn lại có thể đi xe khác thì trong giáo dục không thể chỉ nhận 30 người và từ chối những em còn lại học. Thành phố cũng không thể kiếm thêm được trường, lớp cho các em, và trong tất cả các giải pháp, phải chấp nhận cách tốt nhất là mỗi lớp gánh thêm một chút.
“Chúng tôi biết các thành phố đều đã và đang cố gắng xây trường, giảm học sinh trên một lớp, nhưng để đạt được con số mong muốn thì còn phải cố gắng nhiều. Chúng ta rất bức xúc về sự mất cân đối nhưng đó là thực tế mà hiện tại chúng ta phải chia sẻ. Giải quyết nó cần có lộ trình, không thể có một giải pháp tức thì”, ông Thành cho hay.
Bộ Giáo dục cũng vừa điều chỉnh Điều lệ trường tiểu học, trẻ vẫn 6 tuổi vào lớp 1 nhưng những cháu phát triển hơn về thể chất tinh thần thì có thể học vượt lớp, các cháu khuyết tật, miền núi, dân tộc có thể vào học lớp 1 muộn hơn. Theo ông Thành, trẻ con cần vui chơi, phát triển và không cần học nhiều, nhồi nhét.
Về chất lượng của giáo viên, Cục trưởng Cục nhà giáo Hoàng Đức Minh thừa nhận, giáo viên đôi chỗ còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bộ vẫn thường xuyên thực hiện bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho những người đang đứng lớp và hiện có trên 98% đạt chuẩn đào tạo THCS.
“Giáo dục mầm non năm ngoái có nơi thiếu giáo viên nhưng nhiều nơi đã thực hiện chế độ chính sách ổn thỏa, số thiếu gần như không còn. Các tỉnh tuyển nhiều đợt và địa phương huy động nhiều nguồn để thu nhập của giáo viên mầm non không còn quá thấp nữa”, ông Minh nói.
Năm nay, tin vui cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là tiền vay tín dụng đã tăng lên đến 1 triệu đồng một tháng. Như vậy, một năm các em có 10 triệu đồng để trang trải học phí và lo cuộc sống. Hiện, có 2 triệu thí sinh đã được vay vốn với số dư trên 30.000 tỷ đồng.
Theo VNE
TP.HCM công bố các khoản thu năm học mới
Không sử dụng quỹ hội phụ huynh để hỗ trợ các hoạt động dạy học và giáo dục, khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Chiều 27/8, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, đã ký văn bản hướng dẫn các trường thực hiện các khoản thu năm học 2012-2013.
Học phí không tăng
Học phí các cấp giữ nguyên, không tăng. Trong đó, năm học này không thu tiền cơ sở vật chất.
Các trường THPT Lê Quý Đôn, Nguyễn Hiền, Nguyễn Du thực hiện thu học phí theo "mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập". Cụ thể, Trường THPT Lê Quý Đôn: Lớp 10: 890.000 đồng/học sinh/tháng lớp 11: 850.000 đồng/học sinh/tháng lớp 12: 900.000 đồng/học sinh/tháng.
Nghiêm cấm nhà trường vận động thu tiền cơ sở vật chất
Các trường THPT Nguyễn Hiền, Nguyễn Du trong năm học 2012-2013 tạm thu theo mức thu của Trường THPT Lê Quý Đôn. Sau đó, Sở GD&ĐT căn cứ vào phương án thu chi của các trường để trình UBND TP phê duyệt mức thu phù hợp với tình hình thực tế.
Ngay những ngày đầu năm học, nhiều trường đã thông báo đến phụ huynh các khoản đóng góp. (Ảnh chụp sáng 16/8, tại Trường Tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5). Ảnh: PHẠM ANH
Đối với Trường Mầm non Nam Sài Gòn và THPT Nam Sài Gòn, trong thời gian xây dựng mức thu học phí phù hợp với loại hình thực hiện đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiếp tục thực hiện theo mức thu của năm học 2011-2012. Tổng số tháng thu học phí là chín tháng/năm học, học phí được thu theo từng tháng.
Thu hộ: Phải thỏa thuận, công khai
Riêng các khoản thu mang tính chất thu hộ-chi hộ để mua sắm phục vụ trực tiếp cho học sinh học tập, sinh hoạt như quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao... ngay từ đầu năm học các đơn vị cần thống nhất chủ trương với phụ huynh học sinh để có cơ sở lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức thích hợp. Nhà trường tính toán các khoản thu đảm bảo thu đủ bù chi và sử dụng đúng mục đích thu, thực hiện công khai kế hoạch thu-chi của từng khoản thu hộ-chi hộ đến phụ huynh học sinh trước khi thực hiện thu.
Những khoản đóng góp được thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi, dạy học sinh như tiền tổ chức phục vụ bán trú tiền vệ sinh bán trú thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú tiền ăn, tiền nước uống tiền học môn năng khiếu, môn tự chọn yêu cầu phải có thỏa thuận với phụ huynh học sinh về chủ trương, công khai mức thu, nội dung chi đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi.
Những khoản đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để hỗ trợ cơ sở vật chất nhà trường, các cơ sở giáo dục tổ chức thu và việc quản lý, sử dụng cần đáp ứng các nguyên tắc về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở GD&ĐT của Bộ GD&ĐT.
Việc thu phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh do cuộc họp đầu năm của cha mẹ học sinh quyết định, không sử dụng để hỗ trợ các hoạt động dạy học và giáo dục, khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Các đơn vị sử dụng vốn kích cầu thu từng tháng, không thu gộp theo học kỳ hoặc theo năm học.
Theo pháp luật Tp.HCM
TPHCM giữ nguyên học phí, không thu tiền cơ sở vật chất Năm học 2012 - 2013, TPHCM tiếp tục giữ nguyên mức học phí cũ, các khoản thu khác như thu hộ, thu theo thỏa thuận... yêu cầu phải rõ ràng, minh bạch. Đặc biệt, từ năm nay ngành không thu tiền cơ sở vật chất. Đó là nội dung văn bản hướng dẫn các trường thực hiện các khoản thu năm học 2012...