Bộ Giáo dục đề xuất lùi thời gian triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có công văn báo cáo Chính phủ, đề xuất việc lùi thời gian triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.
Bộ GD-ĐT đề xuất lùi thời gian triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Ảnh minh họa.
Đề xuất này của Bộ GD-ĐT sẽ được Chính phủ xem xét. Nếu đồng ý, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội vì việc lùi thời điểm hay thực hiện theo tiến độ đã xác định tại Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sẽ do Quốc hội quyết định.
Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm học mới 2017 – 2018 do Bộ GD-ĐT tổ chức, nhiều địa phương cũng đề xuất lùi thời gian thực hiện chương trình phổ thôn mới để đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và tâm lí xã hội.
Theo Thanh Hùng (Vietnamnet)
Chương trình giáo dục phổ thông: Đừng làm kiểu bình mới rượu cũ
Chương trình giáo dục phổ thông nếu chỉ thay đổi tên môn học, không khắc phục được những nhược điểm cũ thì rõ ràng không có lý do để tồn tại.
Đó là nhận định của thạc sĩ Lê Minh Tiến, tốt nghiệp thủ khoa khoa Xã hội học - ĐH KHXH&NV TP.HCM, lấy bằng thạc sĩ Xã hội học tại Bỉ, hiện là giảng viên của khoa Xã hội học - Công tác xã hội - Đông Nam Á, Đại học Mở TP.HCM.
Video đang HOT
- Bộ GD&ĐT vừa công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều thay đổi mạnh mẽ và kỳ vọng cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam trong thời gian sắp tới. Thạc sĩ có nhận xét gì về Chương trình giáo dục phổ thông mới này?
- Trong bất cứ lĩnh vực nào, khi muốn thay cái cũ bằng cái mới thì thông thường người ta phải tiến hành đánh giá toàn diện những cái được, cái tốt và những cái chưa được, những cái còn bất cập của cái cũ để từ đó thiết kế cái mới nhằm phát huy những cái được và khắc phục những bất cập của cái cũ.
Thạc sĩ Lê Minh Tiến.
Đọc Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT), chúng tôi không thấy nhóm soạn thảo có bất cứ đánh giá nào về Chương trình GDPT hiện hành mà chỉ nói chung chung là "Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học".
"Nền giáo dục hiện hành chủ yếu dạy để thi chứ không phải học để sống, học để làm người.
Do đó, các thầy cô gần như chỉ chú trọng dạy về kiến thức khoa học để thi chứ không dạy về kỹ năng, dạy về lối sống để học sinh có thể phát triển hài hòa về tri thức lẫn nhân cách".
Thạc sĩ Lê Minh Tiến
Vấn đề đặt ra là theo Nhóm soạn thảo Chương trình mới, đâu là những ưu điểm của các chương trình đã có của Việt Nam để Chương trình mới kế thừa?
Các chương trình đã có là chương trình hiện hành hay toàn bộ những chương trình đã và đang được áp dụng cho nền GDPT Việt Nam từ trước đến nay?
Nhóm soạn thảo đã có những nghiên cứu, đánh giá nào và bằng phương pháp gì để nhận diện những ưu điểm của (các) chương trình cũ? Những nghiên cứu, đánh giá ấy có đáng tin cậy không, có được công bố và bảo vệ trước giới học thuật để đảm bảo tính khả tín hay không?
Rõ ràng là chúng ta không biết được những điều này và do đó không thể biết được Chương trình mới kế thừa cái gì, khắc phục cái gì của những chương trình cũ.
- Vậy theo thạc sĩ, đâu là những tồn tại, bất cập của chương trình cũ đã đến lúc cần phải thay đổi là gì?
- Những bất cập của Chương trình phổ thông hiện hành không đâu xa mà là những vấn đề được dư luận báo chí thường đề cập trong nhiều năm qua.
Trước hết là vấn nạn dạy thêm - học thêm: Đây là một trong những vấn đề xã hội nhức nhối của xã hội trong thời gian dài và đến nay vẫn chưa khắc phục được.
Trong nhiều nguyên nhân dẫn tới dạy thêm-học thêm là vì chương trình GDPT hiện hành bị đánh giá là quá nặng nề, chứa đựng quá nhiều kiến thức hàn lâm khiến cho các em học sinh không thể tiêu hóa nổi nếu chỉ học trên lớp.
Từ đó dẫn đến vấn nạn dạy thêm - học thêm dai dẳng trong xã hội. Vậy Chương trình mới có đảm bảo rằng nội dung chương trình sẽ chỉ cần học trên lớp là đủ mà không cần phải đi học thêm như chương trình hiện hành không?
Thứ hai, nền giáo dục hiện hành của chúng ta thường được đánh giá là nền giáo dục chủ yếu dạy học để thi chứ không phải học để sống, học để làm người. Do đó, các thầy cô gần như chỉ chú trọng dạy về kiến thức khoa học để thi chứ không dạy về kỹ năng, dạy về lối sống để học sinh có thể phát triển hài hòa về tri thức lẫn nhân cách.
Mà việc học kiến thức khoa học để thi lại do chương trình chứa đựng quá nhiều kiến thức nên giáo viên không có thời gian chứ không phải do giáo viên không muốn giáo dục nhân cách cho học sinh.
Vấn nạn kế tiếp của giáo dục phổ thông cũ là hình như chỉ đánh giá học sinh qua điểm số, phân biệt giữa môn chính và môn phụ khiến các em học sinh lẫn giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho các môn chính để thi có điểm số cao và gần như lơ là thậm chí là xem thường các môn học bị cho là các môn phụ, tức những môn không được tính điểm để xét lên bậc học cao hơn (hiện lớp 5 lên lớp 6 chỉ dựa vào điểm của hai môn là Toán và Tiếng Việt).
Vậy Chương trình mới sẽ khắc phục điều này như thế nào hay vẫn giữ cách đánh giá như cũ? Đây là điều chưa được nói đến trong Dự thảo của Chương trình mới.
Qua một vài vấn đề nêu trên, chúng tôi cho rằng Nhóm soạn thảo Chương trình mới cần phải có một đánh giá toàn diện và khả tín về những ưu khuyết điểm của (các) chương trình GDPT cũ và phải thiết kế Chương trình mới trên cơ sở phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các chương trình đã và đang được áp dụng tại Việt Nam.
Chứ nếu chỉ thay đổi tên môn học trong khi không khắc phục được những nhược điểm của các chương trình cũ thì rõ ràng là Chương trình mới không có lý do để tồn tại.
Theo Nguyễn Dũng / Tiền Phong
Bộn bề nỗi lo đầu năm học mới Đã cận kề năm học mới, nhưng lãnh đạo ngành GDĐT nhiều địa phương vẫn bày tỏ chưa sẵn sàng để áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, chuẩn ngoại ngữ chưa đạt, khó giải quyết việc thừa thiếu giáo viên cục bộ, cấp học mầm non còn quá nhiều "bất an". Chưa "kham" nổi chương trình mới Ngày 21.8, tại...