Bộ Giáo dục bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học địa phương tuyển giáo viên thế nào?
Nhiều địa phương chuẩn bị tiến hành thi tuyển giáo viên phải họp rà soát lại các phương án, kế hoạch để phù hợp với các quy định mới ban hành.
Theo lãnh đạo một sở Nội vụ thì trong việc tuyển dụng giáo viên thì trước đây, căn cứ vào các thông tư liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ để thực hiện. Theo đó, ứng viên phải có đầy đủ các chứng chỉ về tin học và ngoại ngữ.
Bãi bỏ các chứng chỉ về Ngoại ngữ, Tin học giúp giáo viên bớt đi một “gánh nặng”. Ảnh: AN
Tuy nhiên, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành bốn Thông tư mới số 01 đến 04 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường từ mầm non đến trung học phổ thông.
Thông tư này được ban hành để thay thế các Thông tư liên tịch trước đây giữa hai Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ.
Trong đó, đã không còn quy định cứng yêu cầu phải có chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ như trước đây, vốn “làm khổ” giáo viên suốt nhiều năm qua.
Tuy nhiên, cả bốn Thông tư này đều nói rõ: ” Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ… và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao”.
Vậy sau khi Bộ Giáo dục bãi bỏ chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ, thay bằng quy định nêu trên thì việc đánh giá khả năng Tin học và Ngoại ngữ của giáo viên sẽ được thực hiện như thế nào?
Ông Đỗ Văn Phu – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi cho biết, các Thông tư này mới ban hành và chưa có hướng dẫn cụ thể. Trước đó thì Quảng Ngãi đã tuyển dụng giáo viên theo các quy định cũ.
Tuy nhiên, ông Phu cho rằng, việc tuyển dụng cũng như các yêu cầu về chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường thì cần phải có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía Bộ Nội vụ vì đây là cơ quan quyết định việc tuyển dụng.
Do đó, sắp tới nếu tuyển dụng giáo viên thì cũng chưa biết phải giải quyết vấn đề Tin học và Ngoại ngữ làm sao? Bỏ chứng chỉ rồi thì phải thi kiểm tra năng lực hay sao?
Video đang HOT
Còn việc Bộ mới có quyết định cấp phép cho 16 trường Đại học được quyền cấp chứng chỉ Ngoại ngữ thì để dùng vào việc gì, cũng chưa có hướng dẫn rõ ràng.
“Theo quan điểm của tôi thì chuẩn đầu ra của các trường sư phạm đều quy định rõ yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học đối với sinh viên tốt nghiệp.
Do đó, những giáo viên này khi tham gia giảng dạy đều đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về trình độ tin học, ngoại ngữ ở từng cấp học.
Nếu muốn nâng cao trình độ này cho các giáo viên thì tổ chức thêm các lớp bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin hay ngoại ngữ.
Do đó, đặt ra những quy định về năng lực ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường là không cần thiết”.
Cô giáo Hoàng Thị Kim Loan (giáo viên một trường Trung học cơ sở ở Quảng Nam) chia sẻ: “Lâu nay, quy định về chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ đã khiến nhiều giáo viên bị “hành” đến khổ sở, nhất là với những giáo viên đã lớn tuổi.
Thực tế thì cả Tin học và Ngoại ngữ đều rất cần thiết cho mỗi người trong thời đại này, nhất là với giáo viên. Khi việc giảng dạy trực tuyến càng phát triển thì sẽ có những đòi hỏi nhất định về công nghệ.
Nhưng khi quy định cứng nhắc đòi hỏi về chứng chỉ khiến nhiều giáo viên phải chạy đôn, chạy đáo đi học để thi. Việc này vừa gây lãng phí về thời gian, tiền bạc và thậm chí còn nảy sinh tiêu cực khi nhiều người đặt vấn đề mua chứng chỉ để hợp thức hóa hồ sơ.
Tôi nghĩ, các Thông tư mới của Bộ Giáo dục bãi bỏ quy định về chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ là điều đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của giáo viên”, cô Loan chia sẻ.
Bà Lê Thị Bích Thuận – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết, địa phương này sắp thi tuyển giáo viên trung học phổ thông nên đang họp lại với Sở Nội vụ để ban hành kế hoạch thi tuyển.
Trên cơ sở căn cứ những quy định mới ban hành để tổ chức thi tuyển, còn vướng mắc ở quy định nào (quy định về tin học, ngoại ngữ) thì sẽ có đề xuất điều chỉnh.
Giáo viên dễ mất tiền oan vì chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III
Việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đã giải tỏa cơn khát cho giáo viên, thế nhưng vẫn còn đó chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT thay thế các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ 20/3/2021.
Việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đã giải tỏa cơn khát cho giáo viên, thế nhưng vẫn còn đó chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, nên vẫn còn câu hỏi "Bao giờ giáo viên thoát cảnh chắt bóp để mua chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?".
Giáo viên cần tìm hiểu thật kỹ trước khi đăng ký học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. (Ảnh minh hoạ: http://xettuyendaihoc.net.vn)
Giáo viên mầm non hạng III nào cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III?
Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT ghi rõ:
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng vào giáo viên mầm non hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).
Khoản 6 Điều 10 Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT ghi rõ:
6. Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này áp dụng đối với giáo viên mầm non được tuyển dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.05) khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư này.[1]
Như vậy chỉ có 2 đối tượng giáo viên mầm non hạng III cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III, đó là giáo viên tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 và giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.05) khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26).
Giáo viên tiểu học hạng III nào cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III?
Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ghi rõ:
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).
Khoản 7 Điều 10 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ghi rõ:
7. Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư này áp dụng đối với giáo viên tiểu học được tuyển dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư này. [2]
Như vậy chỉ có 2 đối tượng giáo viên Tiểu học hạng III cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III, đó là giáo viên tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 và giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29).
Vì vậy, với giáo viên mầm non đang công tác trong các trường mầm non công lập chỉ có những người có mã số V.07.02.05 ; với giáo viên tiểu học trong các trường công lập chỉ có những người có mã số V.07.03.08 mới cần chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng III, còn lại không cần chứng chỉ này.
Quý thầy cô kiểm tra lại mã số của mình, đừng vội đổ xô đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III mà mất tiền oan.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://thukyluat.vn/vb/thong-tu-01-2021-tt-bgddt-bo-nhiem-xep-luong-vien-chuc-giang-day-giao-duc-mam-non-cong-lap-7160c.html
[2]https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-02-2021-tieu-chuan-bo-nhiem-xep-luong-giao-vien-tieu-hoc-198081-d1.html
Bộ nói bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, vậy giáo viên lấy gì làm minh chứng? Chúng tôi cho rằng các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT mà Bộ mới ban hành vẫn yêu cầu trình độ ngoại ngữ, tin học ở từng hạng giáo viên cụ thể chứ chưa bỏ hẳn. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức...