Bỏ giãn cách, thế giới đang chứng kiến sự bùng phát trở lại của Covid-19
Hàng loạt quốc gia chứng kiến Covid-19 bùng phát trở lại, trong đó có những nơi số người mắc bệnh tăng đột biến sau khi lệnh giãn cách được dỡ bỏ.
Tính đến chiều nay (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận hơn 10,2 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 504.000 ca tử vong; hơn 5,5 triệu ca phục hồi và hơn 57.000 ca bệnh nặng. Mỹ, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới đang chứng kiến sự bùng phát trở lại dịch bệnh, buộc chính quyền các quốc gia, địa phương phải tính đến việc tái áp đặt các biện pháp hạn chế, sau 1 thời gian gỡ bỏ.
Bỏ giãn cách, thế giới đang chứng kiến sự bùng phát trở lại của Covid-19. Ảnh minh họa: Reuters
Trong 24 giờ qua, Mỹ đã ghi nhận hơn 40.000 ca mắc mới, 285 ca tử vong. Trước sự bùng phát trở lại của dịch bệnh tại 1 số khu vực, hôm qua, một số bang miền Tây và Nam nước Mỹ đã tái áp đặt trở lại biện pháp hạn chế phòng bệnh.
Chính quyền bang California đã ra lệnh đóng cửa các quán bar tại một số khu vực – nơi có tới 13,5 triệu cư dân sinh sống, chiếm khoảng 1/3 dân số toàn bang. Trước đó, các bang Texas và Florida cũng đã yêu cầu đóng cửa tất cả các quán bar hoạt động tại 2 bang này. Chính quyền thành phố Miami – trung tâm tài chính và du lịch bang Florida đã thông báo sẽ đóng cửa các bãi biển cho đến hết kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ (4/7). Trong khi đó, chính quyền bang Utah yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà nhằm phòng dịch Covid-19.
Việc số ca nhiễm tăng đột biến như vậy đã làm dấy lên nhiều lời kêu gọi áp dụng các quy định hạn chế nghiêm ngặt hơn tại Mỹ. Phát biểu trên truyền hình, Bộ trưởng Y tế và dịch vụ con người Mỹ Alex Azar nhấn mạnh, cánh cửa để kiểm soát dịch bệnh đang đóng lại: “Cánh cửa của cơ hội đang đóng lại. Chúng ta phải hành động, với việc mỗi cá nhân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm. Chúng ta cần phải giãn cách xã hội. Chúng ta cần phải đeo khẩu trang khi chúng ta ở những nơi không thể giãn cách, đặc biệt là ở những điểm nóng của dịch bệnh”.
Hiện Tổng thống Donald Trump cũng đang phải đối mặt với sức ép lớn của lưỡng đảng, kêu gọi ông làm gương về việc đeo khẩu trang.
Tại khu vực Mỹ Latin, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong 1 tháng qua, số người mắc bệnh tại khu vực này đã tăng hơn 3 lần, lên khoảng 2,5 triệu người, với một số điểm nóng như Brazil, Mexico ghi nhận số ca nhiễm tăng mạnh trong những ngày gần đây. Brazil, nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực và là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, trải qua tuần tồi tệ nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Quốc gia với hơn 200 triệu dân tuần qua ghi nhận gần 300.000 ca mắc, trong đó 7.005 người đã thiệt mạng.
Các chuyên gia y tế lo ngại số người mắc bệnh và tử vong vì Covid-19 ở Brazil còn cao hơn thống kê thực tế, do năng lực xét nghiệm của nước này còn hạn chế. Tại khu vực Trung Mỹ, bất chấp những biện pháp mạnh của chính phủ, số ca mắc mới tiếp tục tăng mạnh tại một số quốc gia như Panama, Costa Rica, Honduras, Guatemala và El Salvador.
Tại châu Á, Ấn Độ đang là quốc gia chứng kiến tình hình dịch bệnh lan rộng nhất, khi hôm qua ghi nhận thêm 380 ca tử vong và hơn 19.000 ca mắc mới.
Trong khi, Hàn Quốc dù ghi nhận số ca mắc mới ở mức dưới 50, song số ca nhiễm lại xuất hiện tại nhiều cộng đồng lẻ tẻ, khiến giới chức y tế nước này lo ngai nguy cơ có thể xảy ra đợt bùng phát dịch bệnh mới vào mùa Hè này.
Tại Nhật Bản, số ca nhiễm mới ở thủ đô Tokyo và tỉnh Hokkaido đã tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 4/5. Mặc dù vậy, chính phủ khẳng định vẫn chưa có kế hoạch tái ban bố tình trạng khẩn cấp tại thời điểm hiện nay.
Iran là quốc bị tác động nhiều nhất khu vực tại Trung Đông, cũng đang chứng kiến sự bùng phát trở lại. Các quan chức Iran cảnh báo khả năng tái áp đặt các biện pháp hạn chế. Trong khi, Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm qua đã yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng trong 2 tuần từ ngày 5/7.
Còn tại Israel, nội các nước này hôm qua đã nhóm họp để tìm cách ứng phó làn sóng lây nhiễm thứ 2 khi số ca nhiễm mới tăng nhanh mỗi ngày kể từ khi nới lỏng các biện pháp phong tỏa và hạn chế hồi tháng 5.
Ba ca COVID-19 nặng của Trung Quốc 'thoát cửa tử' nhờ ghép phổi
Ba ca ghép phổi thành công của Trung Quốc đều rơi vào các trường hợp bệnh nặng, phổi bị tổn thương nghiêm trọng sau khi bị virus tấn công.
Sau hơn 100 ngày nằm viện với 62 ngày phải can thiệp phương pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO) và 1 lần ghép phổi, Cui Zhiqiang, 65 tuổi tới từ Vân Nam, Trung Quốc đang dần hồi phục.
Cui có biểu hiện sốt cao ngày 23/1 và được xác nhận mắc COVID-19 ngày 7/2. Tình trạng xấu đi nhanh chóng khiến ông phải thở máy từ ngày 17/2 tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán.
Ngay hôm sau, các bác sĩ phải can thiệp phương pháp ECMO sau khi nhận thấy mức oxy trong máu của Cui quá thấp.
Đến ngày 18/3, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Nhân dân thuộc Đại học Vũ Hán. Đến ngày 6/4, ông này tiếp tục được chuyển vào khu điều trị tích cực của bệnh viện.
Video: Ca ghép phổi thành công cho bệnh nhân ở Vũ Hán
Điều đặc biệt trong trường hợp của Cui là các kết quả xét nghiệm lặp đi lặp lại cho thấy người đàn ông 65 tuổi không còn virus trong người, nhưng virus gây ra những tổn thương không thể phục hồi ở phổi. Cui lúc đó đứng trước bờ vực sống chết.
Sau nhiều lần hội chẩn, các bác sĩ quyết định ghép phổi cho Cui và tin rằng đây là cơ hội duy nhất để cứu ông khỏi lưỡi hái tử thần.
Vào ngày 20/4, cặp phổi phù hợp của một người qua đời cùng ngày hiến tặng từ Vân Nam được chuyển tới Vũ Hán.
Cuộc phẫu thuật diễn ra trong phòng phẫu thuật áp lực âm. Toàn bộ kíp mổ phải đeo các thiết bị chuyên dụng và mặc đồ bảo hộ trong suốt ca phẫu thuật kéo dài 6 giờ.
Các bác sĩ tham gia ca mổ kéo dài 6 giờ đồng hồ phải đeo các thiết bị chuyên dụng. (Ảnh: Tân Hoa xã)
"Rủi ro rất cao khi ghép phổi cho bệnh nhân mắc COVID-19 giai đoạn cuối. Các y, bác sĩ tham gia phẫu thuật không thể giao tiếp. Chúng tôi phải dựa vào kinh nghiệm và giao thức ngầm để hoàn thành. Điều này đặt ra thử thách cao độ với tâm lý và thể chất của chúng tôi", bác sĩ Lin Huiqing, Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Nhân dân thuộc Đại học Vũ Hán cho hay.
Hai ngày sau, Cui không còn phải can thiệp bằng phương pháp ECMO lần đầu tiên sau 62 ngày.
Tới 24/4, bệnh nhân tỉnh táo dù vẫn gặp khó khăn trong việc giao tiếp do tổn thương từ việc đặt nội khí quản trong nhiều tháng.
Từ 27/4, các bác sĩ tháo bỏ các ống dẫn lưu mang phổi đưa vào khoang màng phổi trái và phải của Cui. Ống thông tiểu và đường truyền tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên cũng được gỡ bỏ.
Tới 4/5, Cui có thể nuốt, uống nước, ho, nói chuyện và ngồi dậy, di chuyển tay, chân. Hai ngày sau đó, bệnh nhân có thể tự ăn và tự thở mà không cần bất cứ thiết bị hỗ trợ nào.
"Có thể còn chặng đường dài trước mắt để bệnh nhân trở lại bệnh thường, nhưng các nhân viên y tế sẽ hỗ trợ ông ấy phục hồi", Li Guang, phó giáo sư khoa y học chuyên sâu cho hay.
Ông Cui đang dần phục hồi. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Đây là ca ghép phổi thành công thứ 3 của Trung Quốc với bệnh nhân mắc COVID-19.
Hôm 24/4, một bệnh nhân được ghép phổi thành công sau 73 ngày phải can thiệp bằng phương pháp ECMO. Sau ca ghép phổi, bệnh nhân 54 tuổi tại Vũ Hán đang phục hồi và có thể giao tiếp với nhân viên y tế tại Bệnh viện Wuhan Union tại Vũ Hán.
Các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân này ở mức ổn đỉnh, phổi được ghép cũng đang hoạt động tốt.
Ca ghép phổi đầu tiên cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại Trung Quốc được ghi nhận vào cuối tháng 2 tại Bệnh viện nhân dân thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Bệnh nhân là người đàn ông 59 tuổi được chẩn đoán nhiễm virus gây dịch COVID-19 hôm 26/1.
Tương tự như trường hợp ở Cui, bệnh nhân này cho kết quả âm tính với virus corona sau một thời gian điều trị, nhưng 2 lá phổi bị tàn phá đến mức không thể phục hồi.
"Đó là ca phẫu thuật rủi ro cao", bác sĩ Chen Jingyu, người đứng mổ ca phẫu thuật kéo dài 5 tiếng đồng hồ cho biết.
Phổi của bệnh nhân được hiến tặng bởi một người chết não và được chuyển bằng đường sắt cao tốc từ bên ngoài tỉnh Giang Tô.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân trong tình trạng ổn định, các phổi ghép cũng hoạt động tốt.
Phổi của bệnh nhân trước (phải) và sau khi ghép (trái).
Khoa học chỉ ra 5 biểu hiện trên da có thể là dấu hiệu mắc Covid-19 Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Da liễu Tây Ban Nha cho hay, các biểu hiện ở da của người nhiễm virus corona có thể được phân thành năm loại. Nhóm nghiên cứu đã thu thập thông tin về 375 bệnh nhân được xác định nhiễm virus corona chủng mới và có phát ban trên da trong thời...