Bộ GDĐT siết lại hoạt động thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Bộ GDĐT siết lại hoạt động thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
LĐO | 11/05/2020 | 11:50
Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về những gian lận trong việc thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; cũng như những bất cập của quy định về chứng chỉ trong công tác tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đã có đề xuất về việc giảm thiểu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng.
Ngày 10.5, Bộ GDĐT đã có động thái “siết lại” hoạt động thi, cấp chứng chỉ ở các cơ sở giáo dục, khi công bố 14 đơn vị đựơc cấp phép trong cả nước.
Hình ảnh công chức, viên chức đi thi chứng chỉ để đủ các điều kiện trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức. Ảnh cắt từ clip điều tra của Lao Động năm 2019
14 đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Video đang HOT
Thời gian qua, Báo Lao Động đã có loạt bài “Thâm nhập đường dây gian lận thi chứng chỉ”, “Giấy phép con hành giáo viên”… phản ánh những gian lận trong việc thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C. Báo Lao Động cũng có kiến nghị đã đến lúc cần “khai tử” các loại chứng chỉ ngoại ngữ này. Lý do là nó đã tồn tại 26 năm qua, hoạt động thi, cấp chứng chỉ loại này ngày càng lộn xộn, tiêu cực.
Tiếp thu ý kiến của Báo Lao Động, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục quản lý chất lượng – cho biết, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 20/2019 quy định kể từ ngày 15.1.2020, các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ như: Đối tượng và điều kiện dự kiểm tra; Nội dung kiểm tra, thời lượng, yêu cầu của đề kiểm tra; Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ… theo quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT sẽ không còn được áp dụng.
Điều này đồng nghĩa các trung tâm, cơ sở giáo dục trên cả nước đã phải dừng tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên (trình độ A, B, C) từ 15.1.
Sau khi “khai tử” chứng chỉ A, B, C, hiện nay tại Việt Nam chỉ còn quy định về việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Loại chứng chỉ này dùng để đánh giá năng lực cho người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 (hiện Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025).
Để được tổ chức đánh giá, cấp loại chứng chỉ này, Bộ GDĐT đòi hỏi yêu cầu khắt khe từ phía các cơ sở, đơn vị tổ chức. Theo ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), các đơn vị được cấp phép tổ chức thi, đánh giá ngoại ngữ theo khung 6 bậc phải đạt đủ các điều kiện theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT.
Ngoài việc đảm bảo được các điều kiện, đơn vị sẽ phải lập đề án tổ chức thi để gửi Bộ GDĐT thẩm định, kiểm tra và công khai đề án này lên website của trường để xã hội giám sát.
“Đơn vị đạt đủ các điều kiện này thì mới được Bộ GDĐT cấp phép để tổ chức thi. Tính đến thời điểm này cả nước chỉ có 14 đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Tiếng Anh); 134 đơn vị thi, cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin, chủ yếu là các trường đại học”- ông Mai Văn Trinh thông tin.
Ngày 10.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) đã công bố danh sách này. Ông Mai Văn Trinh cho biết, các đơn vị trong danh sách đã được các trường, Sở GDĐT trên cả nước kiểm tra, thẩm định lại theo chỉ đạo của Bộ GDĐT. Danh sách này sẽ có thể thay đổi nếu Bộ GDĐT tổ chức thanh tra, phát hiện đơn vị nào vi phạm thì đơn vị đó sẽ bị dừng hoạt động để khắc phục.
Đề xuất bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển dụng viên chức
Cũng liên quan đến bất cập trong quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức mà Báo Lao Động đã phản ánh, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã nhận khuyết điểm trước Quốc hội vì để cho một quyết định được áp dụng hơn 20 năm mà không sửa đổi, để cho thủ tục thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng viên chức rườm rà.
Bộ trưởng cam kết “năm 2020, sau khi Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, chúng tôi sẽ sửa ngay, sẽ không để quy định về chứng chỉ gây phiền hà với công chức, viên chức”.
Thực hiện lời hứa trước cử tri cả nước, mới đây Bộ Nội vụ đã ban hành kế hoạch xây dựng các nghị định quy định chi tiết luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, để đảm bảo kịp thời gian luật có hiệu lực vào 1.7.2020.
Thông tin từ Bộ Nội vụ, tại dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Bộ Nội vụ đã đề xuất là không yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong việc tuyển dụng viên chức, bổ nhiệm cán bộ.
Lý do của việc giảm thiểu chứng chỉ ngoại ngữ là hiện nay chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp các trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cử nhân đều yêu cầu đáp ứng trình độ ngoại ngữ bậc 3. Việc giảm thiểu chứng chỉ tin học là do hiện nay yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục, cũng như quy định việc tổ chức thi tuyển trên máy tính cũng đồng thời là bước kiểm tra kiến thức và kỹ năng sử dụng tin học.
Hơn một nửa giáo viên thực hành lái xe không có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Không có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học sẽ không đạt chuẩn giáo viên thực hành lái xe. Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam đề nghị bỏ chứng chỉ trên.
Học viên bước vào cuộc thi lái ôtô trên sa hình tại trung tâm sát hạch lái xe - Ảnh: CHẾ THÂN
Nhằm tháo gỡ vướng mắc trong đào tạo thực hành lái xe, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam vừa kiến nghị Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) xem xét bỏ tiêu chuẩn giáo viên thực hành lái xe phải có chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học. Lý do là hiện nay có trên 50% giáo viên dạy thực hành lái xe trên toàn quốc chưa có các loại chứng chỉ trên.
Ông Nguyễn Văn Quyền - chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam - cho rằng giáo viên lái xe chỉ là người truyền dạy kỹ năng thực hành lái xe cho học viên. Do đó, việc bỏ tiêu chuẩn trên là để phù hợp với thực tế, tránh lãng phí xã hội.
Về việc quy định các cơ sở đào tạo lái xe phải lắp cabin tập lái xe mô phỏng, trong đó đưa ra tình huống giao thông giả định. Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam đề nghị Tổng cục Đđường bộ trước mắt cho thực hiện thí điểm tại một số cơ sở, sau đó rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả thí điểm. Nếu xác định hiệu quả thì cho triển khai đồng loạt.
Mới đây, Tổng cục Đường bộ kiểm tra và phát hiện có 83 giáo viên trong 5 trường, cơ sở dạy lái xe ở TP.HCM chủ yếu sử dụng văn bằng chứng chỉ tin học và ngoại ngữ giả.
NGỌC ẨN
Các thầy cô hãy bình tĩnh, đừng lo lắng quá Tất cả giáo viên đừng quá lo lắng, sốt sắng việc đi học - thi các loại chứng chỉ như tin học, ngoại ngữ... chỉ để thăng hạng, nâng ngạch. Đọc bài viết: "Vừa bước ra khỏi phòng thi thăng hạng nhiều giáo viên Kiên Giang bật khóc nức nở" của tác giả Phan Tuyết đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt...