Bộ GD&ĐT chuẩn bị 3 phương án chống dịch Covid-19 trong học đường
Nếu xuất hiện trường hợp giáo viên nhiễm nCoV, ngành giáo dục sẽ phối hợp với ngành y tế cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ.
Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong trường học, kịp thời ứng phó với dịch Covid-19, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid- 19 của Bộ GD&ĐT đã có kế hoạch, lên phương án xử trí các tình huống diễn biến của dịch bệnh.
Kế hoạch này đưa ra ba tình huống, dự kiến sẽ triển khai tới tất cả các cơ sở giáo dục trên phạm vi cả nước, thời gian áp dụng từ tháng 1 đến hết tháng 12/2020.
Tình huống 1, khi chưa ghi nhận trường hợp bệnh trong trường học, ngành giáo dục sẽ phối hợp với sở y tế và cơ quan chức năng tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính với các biểu hiện nghi ngờ do virus corona. Xây dựng thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch trong trường học, kịp thời cung cấp thông tin để cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên không hoang mang lo lắng.
Tình huống 2, khi xuất hiện trường hợp bệnh xâm nhập vào trường học, Ban Chỉ đạo theo dõi chăm sóc sức khỏe của cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên trong toàn ngành giáo dục, họp hàng tuần và đột xuất phối hợp tích cực với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
Phối hợp với ngành y tế triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ, tổ chức theo dõi chặt chẽ sức khỏe những trường hợp tiếp xúc.
Phối hợp tích cực với ngành y tế xử lý triệt để các ổ dịch. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, các biện pháp phòng bệnh, kịp thời cung cấp thông tin để cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên không hoang mang lo lắng; phối hợp với ngành y tế thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
Bộ GD&ĐT chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Tình huống 3, dịch bệnh lây lan trong trường học: Với tình huống này, Ban Chỉ đạo theo dõi chăm sóc sức khỏe của cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên trong toàn ngành giáo dục, họp hàng ngày hoặc đột xuất để phối hợp tích cực với ngành y tế để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong trường học trên địa bàn.
Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với ngành y tế khoanh vùng ổ dịch và cho học sinh, sinh viên nghỉ học, hạn chế đi lại khi cần thiết, phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ cán bộ, nhân viên, nhà giáo và học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục có ổ dịch.
Đồng thời triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ, tổ chức theo dõi chặt chẽ sức khỏe những trường hợp tiếp xúc; phối hợp với ngành y tế tổ chức thường trực, phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục.
Bộ GD&ĐT sẽ thường xuyên cập nhật các thông tin, thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp có nguy cơ, thông tin để cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên không hoang mang lo lắng. Tổ chức các đoàn kiểm tra tại các cơ sở giáo dục. Thực hiện báo cáo hàng ngày, đột xuất tình hình dịch bệnh và tổ chức thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo có phương án xử lý.
Video: Cô giáo người Mỹ dạy học sinh rửa tay phòng, chống virus Covid-19
Bộ Y tế khuyến cáo hạn chế sử dụng điều hòa phòng lây nhiễm Covid-19
Đây là một trong những hướng dẫn của Bộ Y tế về vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc, nhằm chủ động phòng, chống và hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Bộ Y tế khuyến cáo khử khuẩn nút bấm thang máy tại nơi làm việc 2 lần/ngày - T.Hằng
Theo Bộ Y tế, Covid-19 là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, khó thở, có trường hợp viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp cấp và nguy cơ tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý mạn tính.
Một số người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh Covid-19 có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ, không rõ triệu chứng nên gây khó khăn cho việc phát hiện.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 - Ảnh: Bộ Y tế
Trước tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp với tốc độ lây nhiễm cao trong cộng đồng, để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động cho người lao động , Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc như sau:
Khử khuẩn tay nắm cửa, bấm nút thang máy ít nhất 2 lần/ngày
Khử khuẩn bằng các chất rửa tẩy thông thường như: dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.
Vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc. Làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh chung tại nơi làm việc.
Người được cách ly cần chủ động thực hiện các quy định hướng dẫn của Bộ Y tế - Ảnh: Bộ Y tế
Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, phân xưởng, gian bán hàng, các bề mặt có nguy cơ tiếp xúc cao, khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 1 lần/ngày.
Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện,bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung... cần khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày.
Tăng cường thông gió, hạn chế sử dụng điều hòa
Bộ Y tế cũng lưu ý, tại các khu vực, vị trí làm việc, trên phương tiện giao thông vận chuyển người lao động... cần tăng cường thông khí bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa.
Về xử lý chất thải, các cơ quan đơn vị cần bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại khu vực ký túc xá cho người lao động và thực hiện thu gom, xử lý hằng ngày.
Thời gian cách ly tại nhà, nơi cư trú tối đa 14 ngày - Ảnh: Bộ Y tế
Theo Thanh niên
ông - Nam Á đối phó ô nhiễm từ cháy rừng Những ngày qua, các quốc gia ông - Nam Á chìm trong lớp khói mù dày đặc bắt nguồn từ cháy rừng nghiêm trọng tại In-đô-nê-xi-a. Hàng loạt biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ sức khỏe người dân đã được tiến hành, song mức độ ô nhiễm gia tăng trong khu vực vẫn khiến người dân e ngại khi hoạt động ngoài...