Bộ GD&ĐT chưa kiểm soát tốt kỳ thi 2018, đặc biệt việc chấm thi
Theo Trưởng Ban Dân nguyện, những sai phạm chủ yếu là do lỗi chủ quan của cán bộ giáo dục tại một số địa phương, tuy nhiên, Bộ GD&ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về cả kỳ thi nói chung, là đơn vị tổ chức kỳ thi do chính mình xây dựng, nhưng thực tế cho thấy Bộ còn chưa kiểm soát tốt được toàn bộ tình hình diễn biến trong kỳ thi 2018, đặc biệt là quá trình chấm thi.
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải. Ảnh Như Ý
Sáng 21/10, báo cáo kết quả giám sát việc trả lời kiến nghị cử tri, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đề cập đến tồn tại, hạn chế trong một số văn bản trả lời còn chưa đủ thông tin. Cử tri nhiều địa phương kiến nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong việc xảy ra gian lận thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018.
Trả lời Bộ nêu rằng: Bộ chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật (gồm Phần mềm chấm thi; Công tác quán triệt quy chế thi; Công tác thanh tra), Bộ đã tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và đề ra giải pháp khắc phục để tổ chức tốt kỳ thi 2019.
“Cử tri cho rằng vụ gian lận thi cử 2018 vừa qua, các tỉnh Hòa Bình và Sơn La nhìn chung đã xử lý nghiêm khắc, đảm bảo sức răn đe đối với cán bộ, đảng viên vi phạm”, bà Hải đánh giá.
Có thể nói, những sai phạm chủ yếu là do lỗi chủ quan của cán bộ giáo dục tại một số địa phương, tuy nhiên, Bộ GD&ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về cả kỳ thi nói chung, là đơn vị tổ chức kỳ thi do chính mình xây dựng, nhưng thực tế cho thấy Bộ còn chưa kiểm soát tốt được toàn bộ tình hình diễn biến trong kỳ thi 2018, đặc biệt là quá trình chấm thi.
“Đối với kỳ thi 2019, cử tri đánh giá cao công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, tuy nhiên cử tri mong muốn Bộ GD&ĐT tiếp tục rà soát, xử lý để đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật”, Trưởng Ban Dân nguyện cho hay.
Lạm thu xuất hiện nhiều hình thức mới
Video đang HOT
Liên quan đến vấn đề lạm thu, theo bà Nguyễn Thanh Hải, vấn đề này đã được cử tri nhiều địa phương đề cập và được Uỷ ban Thường vụ kiến nghị Bộ GD&ĐT quan tâm phối hợp với các địa phương giải quyết dứt điểm vì đây là vấn đề ảnh hưởng đến hầu hết mọi gia đình có con đang đi học.
Mặc dù Bộ GD&ĐT đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhưng hiện tượng thu trái quy định vẫn diễn biến phứctạp. Xuất hiện nhiều hình thức mới để vận động tiếp nhận tài trợ từ phụ huynh dưới danh nghĩa xã hội hóa giáo dục, “ép” phụ huynh tự nguyện tài trợ qua Ban đại diện cha mẹ học sinh qua các thầy cô giáo.
Mục đích tài trợ thường không rõ ràng, như yêu cầu sửa sang cơ sở vật chất, làm mái che, sân chơi, sửa cổng trường, nhà vệ sinh, hệ thống điện, mua máy chiếu, mua mực in…Việc chi tiêu, quản lý số tiền này trong một số trường hợp còn chưa minh bạch, gây bất bình trong dư luận phụ huynh, đặc biệt là gây lo lắng, áp lực lớn đối với những gia đình người lao động, làm công ăn lương, hoặc có thu nhập thấp, không ổn định vì số tiền đóng góp trong một số trường hợp không phải là nhỏ.
“Đây là hiện tượng đã tồn tại quá lâu, cử tri liên tục kiến nghị nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, kiến nghị Bộ GD&ĐT tăng cường thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành, phối hợp chặt chẽ với địa phương để phát hiện xử lý, trường hợp cần thiết kiến nghị Thanh tra Chính phủ tổ chức thanh tra chuyên đề nội dung trên”, bà Hải nêu.
Theo Tiền phong
Một giảng viên phải có 10m2 diện tích làm việc: đề xuất "tốn kém, đi ngược cải cách giáo dục"?
Dự thảo mới của Bộ GD&ĐT với nội dung phân chia diện tích làm việc cho người có học hàm, học vị và giảng viên đang gây nên nhiều luồng ý kiến trái chiều. PV đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
Bộ GD&ĐT vừa công bố lấy ý kiến dự thảo lần 1 về Thông tư Quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó có nội dung đáng chú ý là định mức, tiêu chuẩn diện tích làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính và giảng viên. Ông có ý kiến gì về nội dung này?
- Theo tôi được biết, trong nội dung dự thảo, mỗi giáo sư cần có diện tích làm việc 24m2, phó giáo sư là 18m2; mỗi giảng viên chính, giảng viên cần có diện tích làm việc 10m2. Cạnh đó là các quy định về phòng nghỉ, phòng ở, phòng học...
Thực ra, xuất phát của ý kiến này dựa trên mong muốn về đổi mới giáo dục. Những năm qua, xu thế quốc tế của việc dạy và học bậc đại học có nhiều thay đổi. Tại Việt Nam thì vẫn còn vướng bởi tư duy cũ, cách làm cũ. Từ đó, một số nhà giáo dục đã đưa ra ý kiến rằng Việt Nam đang có sinh viên ở thế kỉ 21, thầy giáo thế kỉ 20 nhưng cơ sở vật chất, tức giảng đường phòng học đang ở thế kỉ 19. Dự thảo thông tư đang lấy ý kiến vừa rồi, thực tế cũng thể hiện mong muốn cải thiện hiện trạng này.
Tuy nhiên, theo tôi, cách "cải cách" này không những không làm cho giáo dục thay đổi, mà càng khiến cho tư duy chúng ta thụt lùi về... thế kỉ 19. Như tôi đã nói, giáo dục đại học hiện đại thế kỉ 21, sinh viên không nhất nhất phải có mặt tại lớp, giảng viên không nhất định là "người giảng" mà phải là "người hướng dẫn". Lớp học rộng mở mọi lúc, mọi nơi.
Thế thì cần gì đến 20m2, 10m2 cho giảng viên, rồi phòng nghỉ và các diện tích gây tốn kém như thế? Kinh phí ấy có thể sử dụng xây dựng lớp học kiểu mới, các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho cách học mới.
Thưa ông, vậy trong xu thế mới, vị trí, vai trò của sinh viên lẫn người làm công tác giảng dạy phải thay đổi như thế nào?
- Theo tôi, sự thiếu cập nhật xu thế với tư duy cũ không chỉ là tình trạng của riêng Việt Nam mà còn của nhiều nước trong khu vực. Quan niệm chung của nhiều người về cơ sở vật chất giáo dục vẫn là làm giảng đường to, rộng. Tuy nhiên, cần biết rằng giáo dục đại học những năm qua đã thay đổi rất lớn với sự ra đời của các công nghệ dạy học mới, của internet, mạng xã hội, smartphone...
Tại Mỹ, hiện gần 70% các em sinh viên đại học tự học trên hệ thống quản lý học tập trên mạng của trường, học và tham khảo online là chính. Với sự xuất hiện của mạng 5G sắp tới đây cùng với trí tuệ nhân tạo, thì các kiến thức mà giảng viên truyền đạt theo kiểu cũ như đứng trên bục giảng chiếu bài trình chiếu lên giảng cho học trò phía dưới nghe đã và sẽ trở nên cũ kĩ.
Giờ đây, người ta đang hướng đến việc tự học, hướng đến lớp học đảo ngược, lớp học mở rộng, nghĩa là không cố định địa điểm học tập, có thể học và kết nối giữa thầy và trò - kết nối học tập làm việc nhóm giữa các sinh viên dù ở bất cứ nơi đâu.
Như tôi đã nói ở trên, giảng viên không còn là "người dạy" nữa mà là "người hướng dẫn". Việc học hướng đến khuyến khích tự tìm tòi, học hỏi từ nhiều nguồn, khi đến lớp giáo viên sẽ hướng dẫn áp dụng kiến thức ấy vào công việc cụ thể thực tế như thế nào. Đồng thời trong quá trình tự học - được hướng dẫn, sinh viên cũng sẽ học hỏi được các kĩ năng như làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề...
Cách thức bố trí lớp học hiện đại không còn là kiểu bố trí dãy dài, có bảng bên trên phân biệt sinh viên và giảng viên; mà cần là lớp học dạng nhỏ, bố trí cho sinh viên ngồi quây thành nhóm để phát huy tinh thần làm việc nhóm. Quan trọng là những thiết bị hiện đại phục vụ học tập như màn hình led lớn để kết nối máy tính hoặc smart phone để học, wifi phải mạnh để tải tài liệu từ trên mạng...
Tư duy đại học theo xu hướng quốc tế thế kỉ 21, giảng viên không cần đến trường nhiều mà phải thường xuyên giao tiếp với học sinh bằng mọi phương tiện hiện đại. Bên cạnh đó, giảng viên buộc phải có kinh nghiệm làm việc thực tế, đã là người từng "lăn lộn" bên ngoài thì mới đủ kiến thức hữu dụng để giảng dạy các em.
Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm về quá trình đổi mới đã được áp dụng tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM?
- Những người làm công tác giảng dạy luôn cần phải trang bị kiến thức thực tế, phải đón đầu, nhìn thấy xu thế phát triển của giáo dục thế giới để mà thay đổi và bắt kịp. Cho đến nay, tôi được biết, đại đa số các trường đại học vẫn tiếp tục đầu tư cho các phòng học kiểu truyền thống. Nhiều trường vẫn còn cấm các em sinh viên sử dụng smartphone. Theo tôi, cần triệt để thay đổi tư duy này để hướng đến lớp học kiểu mới. Tương tự, mô hình lớp học cũng nên hướng tới đổi mới toàn diện, thay thế mô hình truyền thống không phù hợp.
Tất nhiên, chuyện đổi mới không phải là dễ dàng, cũng không phải chuyện một sớm một chiều. Như kinh nghiệm cải cách từ Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật cho thấy, chúng tôi đổi mới phải làm từng bước một. Năm đầu tiên 2013, chúng tôi có 17 giảng viên nòng cốt tham gia tập huấn phương pháp mới, năm sau con số này là 45. Và hiện nay thì tất cả các giảng viên đều sử dụng phương pháp mới trong giảng dạy, hay nói đúng hơn là hướng dẫn.
Giờ đây sinh viên ĐH Sư phạm Kỹ thuật đang được học trong một môi trường giảng dạy mới về cả không gian lẫn cách thức. Kết quả xin việc khi ra trường của các em sinh viên trường đã cho thấy hiệu quả của sự đổi mới.
Xin cảm ơn ông!
ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM được đánh giá là một trong những trường ĐH đi đầu trong đổi mới việc dạy và học theo xu thế quốc tế. Vừa qua, một khảo sát cho thấy 96% sinh viên tại trường này sau khi ra trường 6 tháng đều có được việc làm.
Ngọc Mai (thực hiện)
Theo baophapluat
Giảng viên cần diện tích làm việc 10 m2: Hiểu thế nào cho đúng? Dự thảo Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD&ĐT mà Bộ GD&ĐT vừa công bố đang được dư luận quan tâm. Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) - đơn vị chủ trì soạn thảo - đã có những thông tin làm rõ hơn về...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nam tài xế đi giao hàng rồi vào nhà hoang treo cổ tự tử

Ô tô bán tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa

Ninh Thuận thông tin về vụ ngộ độc của đoàn du khách đến từ Tiền Giang

Bé gái bị bỏ rơi, hàng chục gia đình tha thiết xin nuôi, chọn ai?

Cháy nhà lúc nửa đêm ở Hà Nội, 1 người tử vong

2 ngư dân ôm can nhựa lênh đênh trên biển Phú Quý 20 giờ

Bố trí chỗ ở cho gia đình có 3 người tử vong sau vụ cháy ở TPHCM

Triệu tập thanh niên hô "mày biết tao là ai không" rồi đánh bác sĩ

Vị trí vụ hỏa hoạn làm 3 người chết thuộc con đường sắp được TPHCM mở rộng

Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con

Tìm thấy 2 người mất tích trong vụ tàu cá bị chìm ở Bình Thuận
Có thể bạn quan tâm

Hóa ra Thái Hòa lấy vai nam chính Địa Đạo từ tay sao nam này, nghe tên ai cũng đồng tình "đổi là đúng!"
Hậu trường phim
23:44:14 03/04/2025
Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"
Phim việt
23:41:36 03/04/2025
MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái
Nhạc việt
23:38:21 03/04/2025
Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần
Sao việt
23:19:58 03/04/2025
Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?
Phim châu á
22:19:06 03/04/2025
Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động
Sao châu á
22:16:59 03/04/2025
Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio
Sao âu mỹ
22:11:53 03/04/2025
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn
Tv show
21:55:08 03/04/2025
Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam
Netizen
21:48:05 03/04/2025
HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài
Sao thể thao
21:47:05 03/04/2025