Bộ GD-ĐT tự làm SGK là không cần thiết, nên thu hồi ngân sách
PGS.TS Trần Thị Tâm Đan cho rằng dùng ngân sách để làm thêm 1 bộ GSK riêng là không cần thiết, nên rút lại ngân sách để đầu tư cho các hoạt động khác.
Từ năm học 2020-2021, một chương trình sẽ có nhiều SGK. Theo tinh thần Nghị quyết 88/NQ-QH của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ chịu trách nhiệm biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) từ lớp 1 đến lớp 12 cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Song nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc này là không cần thiết, gây lãng phí ngân sách, trong khi việc xã hội hóa làm SGK đang được tiến hành thuận lợi.
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan cho rằng, việc thực hiện một chương trình nhiều SGK tiến hành trên quan điểm đổi mới giáo dục của Nghị quyết 29. Nếu làm được sẽ phát huy trí tuệ của các nhà khoa học, nhất là đội ngũ nhà giáo có kinh nghiệm dạy học, có nhận thức, hiểu biết về đổi mới tham gia biên soạn SGK. Đội ngũ biên soạn SGK đông đảo, nhờ đó trẻ em được tiếp xúc kiến thức đa dạng.
Từ năm học 2020-2021, sẽ áp dụng 1 chương trình nhiều SGK.
“Quan điểm về chương trình và sách giáo khoa đã có sự thay đổi rất lớn. Trước đây, vai trò SGK rất quan trọng. Nhưng hiện nay, chúng ta thấy rõ bản chất vấn đề, rằng chương trình mới quyết định. Do tầm quan trọng của chương trình nên nhà nước, cụ thể là Bộ GD-ĐT phải tổ chức hoạt động xây dựng chương trình, tổ chức hội đồng thẩm định sách giáo khoa. Được trực tiếp tham gia vào quá trình này cũng với rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo có kinh nghiệm, uy tín, tôi thấy rằng, cả hai hoạt động đều được Bộ GD-ĐT tổ chức tốt, có trình tự, nghiêm túc, khách quan và sẵn sàng tiếp thu ý kiến để chỉnh sửa.
Cá nhân tôi cho rằng, cả 5 bộ SGK được Bộ GD-ĐT thẩm định đều đạt yêu cầu. Tất nhiên, không có gì hoàn hảo ngay từ đầu cả, các thành viên tham gia đã cố gắng tối đa, còn chất lượng, hiệu quả, tác động đến đâu, thực tiễn sẽ trả lời.
Sau này, khi thử thách vào thực tiễn, chúng ta phải đợi và không ai cấm Bộ GD-ĐT chỉnh sửa, bổ sung nếu thấy chưa hợp lý. Cái chính là không đặt SGK là quan trọng nhất, nên giáo viên, nhà trường hoàn toàn có quyền chọn cái gì tốt, phù hợp nhất để đưa vào giảng dạy”, bà Đan nói.
Nói về việc Bộ GD-ĐT dùng ngân sách biên soạn SGK, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan cho rằng,xưa nay Bộ GD-ĐT biên soạn sách bằng tiền ngân sách. Khi bàn về việc triển khai thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, vấn đề chính được đặt ra tại thời điểm đó là chưa dự báo được xã hội có tham gia đầu tư cho viết SGK hay không. Do đó mới có phương án có thể Bộ GD-ĐT phải chuẩn bị, tổ chức viết một bộ SGK, phòng trường hợp không ai tham gia xã hội hóa biên soạn SGK.
Video đang HOT
Trong trường hợp phương án xã hội hóa được hưởng ứng, những nhà đầu tư chấp nhận rót vốn vào giáo dục, nhà nước không cần chi ngân sách cho việc này.
“Giờ mới vỡ lẽ, thì ra xã hội ta có không ít tổ chức, cá nhân hăng hái, sẵn sàng đầu tư cho giáo dục và cụ thể là viết SGK. Chúng ta nhìn vào nhiều nước trên thế giới, muốn phát triển chất lượng giáo dục đều phải xã hội hóa. Việc giao cho Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK trong giai đoạn đầu là phương án dự phòng. Đối chiếu với mục đích ban đầu và nhu cầu của thực tiễn hiện nay, rõ ràng, việc tiếp tục giao cho Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ SGK bằng ngân sách nhà nước là không cần thiết”, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan cho biết.
Nhấn mạnh việc bỏ tiền ngân sách làm thêm 1 bộ GSK là không cần thiết, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan cho rằng, Nghị quyết 88 quy định dự phòng phương án Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK. Tuy nhiên, kết quả thực tiễn hiện nay đã trả lời, dự phòng không cần thiết. Ngân sách định dùng để làm sách nên được rút
Chú thích ảnh
lại hoặc để đầu tư cho trang thiết bị giáo dục hay cho giáo dục miền núi. Giáo dục Việt Nam còn cần đầu tư nhiều thứ khác như chi cho đào tạo lại giáo viên, bồi dưỡng tri thức, nhận thức của họ kĩ hơn, nhằm thay tư duy với những kiến thức mới hơn, tốt hơn./.
Luật Giáo dục cho chọn nhiều bộ sách, sao Bộ lại dự thảo để... độc quyền?
Dự thảo mập mờ ở việc mỗi môn học là khối lớp và phê duyệt khung chương trình, thì Chính phủ đã chỉ đạo một chương trình và nhiều tại liệu.
Luật Giáo dục, Điều 32 điểm 1b quy định, mỗi môn học có 1 hoặc 1 số sách giáo khoa.
Theo Quyết định số 404/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, tại điểm đ Điều 1 có nêu rõ: "Thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa. Chương trình mới được xây dựng, thẩm định và ban hành trước làm cơ sở cho việc biên soạn sách giáo khoa.
Chương trình mới được thực hiện thống nhất trong toàn quốc, trong đó quy định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh sau mỗi cấp học, nội dung và thời lượng giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh, đồng thời có một phần thích hợp để các cơ sở giáo dục chủ động vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Khuyến khích các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa. Nhà trường, giáo viên chủ động lựa chọn sách giáo khoa".
Đầu năm 2019, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lại "âm thầm" tăng giá sách giáo khoa khi chưa được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Ngày 17/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Nhưng điều khó hiểu là tại mục 2 Điều 2 về nguyên tắc lựa chọ sách giáo khoa thì lại nêu: "Mỗi môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) ở một khối lớp lựa chọn 01 (một) đầu sách giáo khoa".
Nó mập mờ ở việc mỗi môn học trong dự thảo là khối lớp và phê duyệt khung chương trình, thì Chính phủ đã chỉ đạo một chương trình và nhiều tài liệu.
Như vậy có thể hiểu nếu theo dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì lại thành độc quyền về sách giáo khoa.
Ví dụ nếu hội đồng lựa chọn sách giáo khoa địa phương chọn bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thì rõ ràng là các nhà xuất bản còn lại không thể đưa sách giáo khoa mới vào tỉnh đó được nữa, như vậy là trái với quy định của Luật Giáo dục và của Chính phủ đã chỉ đạo một chương trình và nhiều tài liệu.
Dư luận còn chưa quên đầu năm học 2018 - 2019, Nhà xuất bản Giáo dục đã để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa các lớp đầu cấp với lời giải thích rằng do lượng học sinh tăng lên đột biến và chỉ in theo số lượng đăng ký để tránh tồn kho.
Đầu năm 2019, nhà xuất bản này lại "âm thầm" tăng giá sách giáo khoa khi chưa được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, chính tình trạng độc quyền sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khiến đơn vị này thích làm gì thì làm, độc quyền sách giáo khoa dẫn đến việc những đơn vị, cá nhân, tổ chức...bắt tay với nhau để hưởng lợi.
Độc quyền sách giáo khoa khiến nhà xuất bản duy nhất sẽ thao túng thị trường sách, một khi không có cạnh tranh, sách giáo khoa khó phát triển và đương nhiên học sinh chịu thiệt.
Tại điểm g khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội có quy định: " Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông".
Nhưng theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hiện nay có 03 nhà xuất bản được phép phát hành sách giáo khoa, đó là Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhưng điều mà xã hội đang quan tâm nhất hiện nay là giá sách giáo khoa mới tăng cao nhưng lại tập trung vào Nhà xuất bản Giáo dục khi có tới 4 bộ sách.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có chung 1 bộ sách giáo khoa.
Câu hỏi đặt ra là liệu có việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo ra "cơ chế" ở đây hay không, rõ ràng là việc phát hành sách giáo khoa như hiện nay, rồi dự thảo hướng dẫn chọn đầu sách cũng như việc tăng giá là độc quyền của Nhà xuất bản Giáo dục?
Như vậy có thể nói Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết 88/2014/QH13 mà Quốc hội giao cho là phải xã hội hóa, vậy việc xã hội hóa mà Bộ thực hiện đổi mới sách giáo khoa ở đây là những gì?
Bộ chưa đưa ra những giải pháp khuyến khích xã hội hóa để thu hút thêm các nhà xuất bản, các tổ chức tham gia biên soạn, dẫn đến việc hiện nay có quá ít đơn vị tham gia biên soạn và phát hành sách.
Nhập nhằng SGK Tiếng Anh lớp 1 viết theo chương trình mới Trong khi thời hạn lựa chọn SGK cho chương trình phổ thông mới ngày càng cận kề, chuyện công bố sách Tiếng Anh vẫn bỏ ngỏ. Dư luận băn khoăn liệu có sự nhập nhằng trong việc làm sách. Ảnh minh họa Cuối tháng 11/2019, Bộ GD-ĐT đã công bố 32 bản mẫu SGK lớp 1 được phê duyệt để sử dụng cho...