Bộ GD-ĐT: Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giáo viên, học sinh
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, trong mùa dịch Covid-19, Bộ luôn đặt vấn đề an toàn của học sinh, giáo viên lên trên hết, trường học an toàn tuyệt đối.
Ngày 3/3, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh Phú Thọ.
Một số học sinh trường THPT chất lượng cao Hùng Vương cho biết, ban đầu các em và gia đình có chút lo lắng về việc đi học, khi tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp ở nhiều nước. Tuy nhiên, khi trở lại trường, các em cảm thấy yên tâm hơn vì tất cả học sinh, giáo viên đều được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào trường.
Trong trường, nhiều bình nước rửa tay kháng khuẩn, xà phòng, vòi nước sạch được chuẩn bị cho học sinh, giáo viên sử dụng. Buổi học đầu tiên của các lớp được bắt đầu bằng phần hướng dẫn của thầy cô cho học sinh về các biện pháp mỗi cá nhân cần thực hiện để phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ thăm và trò chuyện với các em học sinh Trường THPT chất lượng cao Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ).
Trò chuyện với các em học sinh, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ GD-ĐT luôn đặt vấn đề an toàn của học sinh, giáo viên lên trên hết. Bộ đã chỉ đạo và ra hướng dẫn ngành giáo dục các địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học.
Video đang HOT
“Trường học phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Để làm được điều này, ngoài trách nhiệm và sự nỗ lực của lãnh đạo, cán bộ ngành Giáo dục, các nhà trường, bản thân các em cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.
Trao đổi với cán bộ, giáo viên ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ yêu cầu nâng cao nhận thức, trách nhiệm phòng chống dịch lên mức cao nhất. Dù Việt Nam thời gian qua đã kiểm soát tốt việc phòng chống nhưng nguy cơ lây nhiễm vẫn tiềm ẩn cao khi diễn biến dịch ở các nước khác đang phức tạp. “Không được để dù một học sinh bị lây nhiễm bệnh từ trường học”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói và yêu cầu ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn phòng chống dịch.
Báo cáo đoàn công tác, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ Trịnh Thế Truyền cho biết, theo kế hoạch từ ngày 2/3 học sinh khối THPT, học viên hệ THPT của trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh đã trở lại trường học tập. Trong ngày đầu có 42.705 học sinh trên tổng số 43.399 em (đạt tỷ lệ 98,5%) đã đến đi học trở lại. Ngành Giáo dục tỉnh tiếp tục tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, để phụ huynh, học sinh yên tâm trở lại trường.
“100% cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh đã tiến hành tiêu độc khử trùng trường, lớp, thiết bị dạy học, nhà bếp, nhà ăn tập thể. Sở GDĐT đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc quản lý và hướng dẫn các em thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn học tập tại nhà. 4 đoàn công tác của Sở đã và sẽ tiếp tục tới kiểm tra việc thực hiện phòng chống Covid-19 của các cơ sở giáo dục trên tất cả địa bàn tỉnh. Sở GDĐT đang tích cực triển khai kế hoạch dạy ôn tập cho học sinh lớp 9, 12 trên sóng truyền hình địa phương”, ông Trịnh Thế Truyền cho biết.
Thực hiện hướng dẫn của Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ, nhiều trường Tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh đã lên phương án “dạy học mùa Corona”. Ngoài các biện pháp vệ sinh phòng chống dịch theo quy định chung, các nhà trường còn xây dựng kế hoạch đón – trả học sinh từng khối lớp theo khung giờ khác nhau, tổ chức cho học sinh các lớp ra chơi vào thời gian khác biệt, hướng dẫn phụ huynh xếp hàng đưa nhận trẻ trước cổng trường, đảm bảo tránh lộn xộn, tập trung đông người cùng một lúc./.
Theo VOV
Giáo viên bán khẩu trang chỉ bị nhắc nhở, không kỷ luật
Liên quan đến thông tin thầy N.V.T (giáo viên Trường THCS Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) bị kiểm điểm vì bán 20 chiếc khẩu trang, gây xôn xao dư luận những ngày qua.
Chiều 2/3, ông Võ Lợi - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) huyện Đầm Dơi khẳng định: "Thầy T không trục lợi khi bán khẩu trang cho học sinh, nhưng việc nhà trường yêu cầu kiểm điểm cũng không sai".
Theo ông Lợi, trước đó, có người gọi điện thoại báo với lực lượng quản lý thị trường rằng Trường THCS Nguyễn Huân bán khẩu trang cho học sinh với giá 4.000 đồng/cái. Quản lý thị trường xác minh và phát hiện không phải nhà trường mà là cá nhân thầy T bán.
Theo trình bày của thầy T, ngày 2/2, thầy đưa con đi học ở TP.Cà Mau, dọc đường ghé mua 2 hộp khẩu trang của người bán dạo bằng xe máy với giá 130.000 đồng/hộp (50 cái). Do thấy học sinh than không mua được khẩu trang, nên thầy T chia lại cho các em với giá 3.000 đồng/cái, vì không có 400 đồng để trả lại.
Sau đó, thầy để hộp khẩu trang ở nhà, có người đến hỏi mua, con gái thầy (đang học THCS) bán với giá 4.000 đồng vì không có tiền trả lại. Tổng cộng số khẩu trang chia lại cho học sinh là 20 cái.
Tuy nhiên, qua làm việc, thầy T không chứng minh được thầy mua khẩu trang với giá 130.000 đồng/hộp, nên bị quản lý thị trường lập biên bản.
Báo cáo của Trường THCS Nguyễn Huân về vụ việc.
Nói về việc thầy giáo này bị nhà trường yêu cầu viết kiểm điểm rút kinh nghiệm, ông Lợi cho rằng, việc này không sai. Tuy nhiên, dư luận đang hiểu nhầm thầy T bị kỷ luật.
"Đối với giáo viên, có 4 hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương và buộc thôi việc. Còn ở đây chỉ là viết bản kiểm điểm do thầy T trình bày lại sự việc và rút kinh nghiệm, chứ không phải là một hình thức kỷ luật, không ảnh hưởng gì đến thi đua cuối năm", ông Lợi cho biết.
Liên quan đến vụ việc, trong chiều nay, Sở GDĐT tỉnh Cà Mau cũng đã có buổi làm việc với Phòng GDĐT huyện Đầm Dơi.
Theo báo cáo của Phòng GDĐT huyện Đầm Dơi, trong các ngày qua, trên mạng xã hội có nhiều luồng thông tin bàn luận về việc kiểm điểm rút kinh nghiệm thầy gáo N.V.T bán khẩu trang y tế tại Trường THCS Nguyễn Huân, tạo dư luận không tốt. Phòng GDĐT, hiệu trưởng trường xác định thầy T không có vụ lợi trong việc mua bán khẩu trang (mua 2 hộp, 100 chiếc khẩu trang, bán lại với giá 3.000 đồng/cái; số lượng khẩu trang ít, tiền chênh lệch không đáng kể).
Theo đó, nhà trường chỉ họp rút kinh nghiệm, không gắn hình thức kỷ luật đối với thầy T, với lý do thầy T mua hàng trôi nổi và bán khẩu trang không đúng quy định, tạo dự luận không tốt dẫn đến phụ huynh, người dân bức xúc nên báo cáo đến quản lý thị trường qua đường dây nóng.
Đồng thời, Phòng GDĐT huyện Đầm Dơi cũng cho biết, qua họp rút kinh nghiệm, thầy T tự nhận thấy thiếu sót và hứa sẽ không tái phạm.
Theo danviet.vn
Đã đến lúc đi học trở lại Hiện 16/16 người mắc Covid-19 ở Việt Nam được chữa khỏi. Điều đó cho thấy chúng ta đang làm tốt việc phòng dịch và dập dịch. Tuy nhiên, vẫn còn đó những e dè chưa "thông", trong đó có việc bao giờ học sinh đi học trở lại. Ảnh minh họa Trước băn khoăn của các bậc phụ huynh, Phó Thủ tướng Vũ...