Bộ GD-ĐT lại đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện
Để đảm bảo cho công tác quản lý tại các cơ sở dạy thêm, học thêm, Bộ GD-ĐT tiếp tục đề xuất Quốc hội đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong năm 2021
Một cơ sở dạy thêm học sinh tiểu học tại TP.HCM – NGUYỄN LOAN
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn mới đây đã chuyển đề nghị của cử tri tỉnh này tới Bộ GD-ĐT về việc cần sớm ban hành quy định về dạy thêm, học thêm để địa phương có hành lang pháp lý trong việc quản lý hoạt động này.
Trả lời kiến nghị trên, Bộ GD-ĐT cho biết: sau khi luật sửa đổi luật Đầu tư năm 2016 bỏ hoạt động dạy thêm, học thêm ra khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17 do Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm.
Theo đó, thông tư số 17 vẫn còn hiệu lực tại: điều 4 quy định các trường hợp không được dạy thêm; điều 5 quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường; điều 7 quy định thu và quản lý tiền học thêm. Đây là cơ sở để các nhà trường và địa phương quản lý hoạt động này.
Video đang HOT
Đáng chú ý, Bộ GD-ĐT cho biết: “Để đảm bảo cho công tác quản lý tại các cơ sở dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường, Bộ GD-ĐT tiếp tục đề xuất Quốc hội đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong năm 2021″. Bộ GD-ĐT đang tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17, dự kiến ban hành trong năm 2021 nhằm bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Bộ GD-ĐT cũng đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố tiếp tục giám sát và yêu cầu UBND cấp tỉnh chỉ đạo, quản lý việc dạy thêm, học thêm; tăng cường chức năng giám sát của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể; phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm, nhất là người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra sai phạm.
Trước đó, năm 2019 và 2020, Bộ GD-ĐT đã 2 lần gửi văn bản kiến nghị với Bộ KH-ĐT đưa việc cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để trình Quốc hội thông qua. Mục đích là để tăng cường công tác quản lý hoạt động này.
Tuy nhiên, đề nghị này của Bộ GD-ĐT không được chấp nhận. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thông tư quy định về dạy thêm không được quy định các điều kiện về hoạt động, nên không có căn cứ để cấp phép mới cho hoạt động này cũng như xử lý khi có sai phạm trong thời gian qua.
CII huỷ nới room và dự kiến lợi nhuận năm 2021 tăng 14,3%
CII bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh môi giới bất động sản để trình Đại hội đồng cổ đông năm 2021 và hủy bỏ việc điều chỉnh giảm sở hữu nhà đầu tư nước ngoài từ 70% xuống 49%...
Trạm BOT Xa lộ Hà Nội.
Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã CII-HOSE) công bố thông qua kế hoạch năm 2021 và một số nội dung quan trọng khác.
Theo đó, trong năm 2021, CII đặt kế hoạch tổng doanh thu 6.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 615 tỷ đồng, tăng 14,3% so với thực hiện trong năm 2020.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp thông qua kế hoạch trả cổ tức 14%. Trong đó, cổ tức 2% cho năm 2019 và 12% cho năm 2020, tương ứng 1.400 đồng/cổ phiếu và ủy quyền Chủ tịch HĐQT quyết định cụ thể thời điểm chốt và thời điểm thanh toán.
HĐQT CII thống nhất triệu tập ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, chốt danh sách thực hiện tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020 và uỷ quyền Chủ tịch HĐQT quyết định các công tác liên quan (thời gian, địa điểm...).
Ngoài ra, CII bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh môi giới bất động sản để trình Đại hội đồng cổ đông năm 2021 và hủy bỏ việc điều chỉnh giảm sở hữu nhà đầu tư nước ngoài từ 70% xuống 49%.
Mới đây, CII cho biết, tính đến ngày 23/2/2021, các thủ tục để triển khai thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ Dự án Xa lộ Hà Nội đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Ban lãnh đạo công ty hy vọng việc triển khai thực hiện thu giá dịch vụ đường bộ tại trạm thu phí Xa lộ Hà Nội sẽ được thực hiện sớm trong thời gian tới.
Kết thúc năm 2020, CII ghi nhận doanh thu đạt 5.379,3 tỷ đồng, tăng gần 197% so với cùng kỳ (1.813 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế đạt 538 tỷ đồng, tăng 6,9% so với thực hiện trong năm 2019 (503 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt hơn 293 tỷ đồng.
Được biết, năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 5.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 808 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch doanh thu đạt 5.800 tỷ đồng và lợi nhuận cổ đông công ty mẹ đạt 808 tỷ đồng thì CII thực hiện được 93% mục tiêu doanh thu và khoảng 36% mục tiêu lợi nhuận.
Trong năm 2020, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm từ 5.057 tỷ xuống còn 3.234 tỷ đồng; vay và nợ thuê tài chính dài hạn lại tăng từ 8.794 tỷ lên 13.352 tỷ đồng; hàng tồn kho giảm từ 5.941 tỷ đồng, xống gần 4.779 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/3, cổ phiếu CII tăng 70 đồng lên 22.220 đồng/cổ phiếu.
Hưng Yên: Trường học hạn chế hoạt động tập thể tập trung đông người Chiều 26/2, Sở GD&ĐT Hưng Yên ban hành văn bản gửi các đơn vị, trường học về việc tổ chức cho học sinh đi học trở lại và thực hiện các yêu cầu về công tác phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường phòng dịch trong nhà trường. Ảnh minh họa Thực hiện Công văn của UBND tỉnh về việc tổ chức cho học...