Bộ GD-ĐT đang có sự nhầm lẫn!
Trước việc dư luận băn khoăn về cách nhân điểm ưu tiên, Bộ GD-ĐT đã đưa ra những lời giải thích tưởng chừng có lợi cho thí sinh. Tuy nhiên, ở đây đang có sự nhầm lần tai hại giữa khái niệm điểm xét tuyển cơ bản (thực chất là điểm sàn) và cách xây dựng điểm trúng tuyển.
Nếu như mọi năm, các trường xác định đối với các ngành nhân hệ số thì điều kiện để tham gia xét tuyển là tổng điểm 3 môn thi (không có môn nào nhân hệ số) không thấp hơn điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Năm nay, học sinh cả nước đều cùng chịu chung mức điểm sàn là như nhau nhưng lại có chuyện đăng ký vào trường, ngành có môn thi chính (môn nhân hệ số) dẫn đến việc Bộ muốn chuẩn hóa nên đưa ra công thức tính điểm ưu tiên nhân hệ số để tránh thiệt thòi cho thí sinh.
Chẳng hạn, điểm sàn khối A là 13 điểm. Một thí sinh đạt điểm các môn lần lượt là Toán 3 điểm; Hóa 3 điểm và Lý 5 điểm, tổng điểm ưu tiên của thí sinh này là 2 điểm. Nếu không có môn thi chính thì tổng điểm của thí sinh là 3 3 5 2 điểm ưu tiên = 13 điểm, đạt mức điểm sàn khối A.
Tuy nhiên, nếu thí sinh đăng ký vào trường, ngành có môn thi chính (giả sử môn Hóa) thì tổng điểm được xác định 3 3*2 5 2 điểm ưu tiên
Song Bộ GD-ĐT có sự nhầm lẫn khi hiểu rằng điểm trúng tuyển phải ấn định trước rối mới xác định thí sinh đạt. Cách hiểu giống như, điểm sàn Bộ GD-ĐT ấn định một mức điểm, thí sinh đáp ứng được mức điểm đó là đạt.
Trong khi đó, việc xây dựng điểm trúng tuyển của các trường (điểm chuẩn) theo nguyên tắc xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu. Nghĩa là điểm chuẩn không thể xác định được trước mà phải lọc từ cao xuống thấp so với chỉ tiêu mới ấn định được. Bên cạnh đó, việc xét tuyển chỉ diễn ra trong trường thí sinh có đăng ký nguyện vọng chứ không phải là tất cả các trường có tổ chức thi. Nói cách khác, những thí sinh đăng ký ngành của khối thi nào đó có môn thi chính của một trường nào đó thì cạnh tranh với nhau mà thôi.
Video đang HOT
Phiên họp Hội đồng Tư vấn Điểm sàn sáng 8/8/2014.
Để minh chứng cho sự bất cập trong cách tính của Bộ GD-ĐT, xin đưa ra một ví dụ. Thí sinh X dự thi khối D1 (môn Tiếng Anh là môn thi chính hệ số 2) với điểm thi lần lượt là Toán 7, Văn 7 và Tiếng Anh 7; không có điểm ưu tiên. Thí sinh Y có điểm lần lượt là Toán 6, Văn 5,5 và Tiếng Anh 6; có tổng điểm ưu tiên là 3,5 điểm.
Nếu không có môn thi chính thì rõ ràng tổng điểm xét tuyển của thí sinh X = 7 7 7 và Y = 6 5,5 6 3,5 bằng nhau.
Nếu có môn thi chính thì điểm xét tuyển của thí sinh được xác định bằng công thức: [điểm Toán điểm Văn điểm Tiếng Anh*2] điểm ưu tiên (nếu có)*4/3.
Như vậy tổng điểm xét tuyển của thí sinh X sẽ là 7 7 7*2= 28 điểm; Tổng điểm xét tuyển của thí sinh Y là [6 5,5 6*2] 3,5*4/3 = 23,5 3,5*4/3 = 28,166 (nếu không nhân hệ số ưu tiên thì thí sinh này chỉ đạt 27 điểm).
Như vậy nếu xét từ cao xuống thấp thì thí sinh Y có cơ hội trúng tuyển trước thí sinh X. Nghịch lý ở đây, thí sinh X có điểm môn thi tốt hơn, điểm môn thi chính tốt hơn nhưng vẫn “dưới cơ” thí sinh Y vì không có điểm ưu tiên.
Qua phân tích này chỉ muốn nhấn mạnh, Bộ GD-ĐT đang nhầm lần giữa mức điểm sàn (mức điểm được ấn định từ trước và mọi thí sinh phải đáp ứng được) và mức điểm xét tuyển (chưa thể ấn định được ngay từ đầu mà phải lấy từ cao xuống thấp). Hi vọng Bộ GD-ĐT sẽ sớm nhận ra điều này để có thể điều chỉnh kịp thời.
S.H
Theo Dantri
Tình báo Mỹ: MH17 rơi do nhầm lẫn, Nga không tham gia trực tiếp
Mỹ không có bằng chứng về sự tham gia trực tiếp của Nga trong vụ bắn rơi máy bay chở khách của Malaysia do sự nhầm lẫn của phe ly khai.
Mỹ không có bằng chứng về sự tham gia trực tiếp của Nga trong vụ bắn rơi máy bay chở khách của Malaysia, nhưng tin rằng nhiều khả năng chuyến bay MH17 gặp nạn do sự nhầm lẫn của phe ly khai tại Ukraine, thông tấn AP dẫn kết luận được đưa ra trong một cuộc họp của các quan chức tình báo cấp cao Mỹ ngày 22/7 cho biết.
Theo đó, giới chức an ninh Mỹ tin rằng chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines có khả năng đã trúng một tên lửa SA-11 của hệ thống phòng không Buk do lực lượng ly khai bắn ra.
Hộp đen của chuyến bay MH17.
Tuy nhiên, các quan chức tình báo Mỹ thừa nhận rằng họ không chắc chắn rằng có sự hiện diện của người Nga trong vụ này và không có bằng chứng cho thấy nhóm vận hành hệ thống tên lửa Buk được Nga đào tạo.
"Chúng ta không biết tên, không biết cấp bậc và thậm chí không chắc chắn 100% quốc tịch của họ", một quan chức Mỹ cho biết khi nói về lực lượng điều khiển tên lửa gây ra vụ tấn công.
Một quan chức khác nói rằng họ không thể đưa ra kết luận dứt khoát về sự liên quan trực tiếp của Nga trong vụ việc. Nhiều khả năng MH17 bị lực lượng ly khai bắn rơi do nhầm lẫn.
Khi thảo luận về nguyên nhân của vụ tấn công, các quan chức tình báo Mỹ cho rằng "lời lý giải hợp lý nhất là đó là một sự nhầm lẫn" và rằng tên lửa đã được bắn bởi một nhóm không có kỹ năng.
Tuy nhiên, giới chức tình báo Mỹ nhấn mạnh rằng Nga đã "tạo điều kiện" cho thảm kịch thông qua sự hỗ trợ của nước này đối với lực lượng ly khai tại miền Đông Ukraine.
Tình báo Mỹ cho rằng, cần lưu ý tới các hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy hệ thống Buk di chuyển vào lãnh thổ Nga, nhưng thừa nhận họ không thể xác minh nguồn gốc hoặc nội dung của nó.
Theo Giáo Dục
Ông bà chết thảm, cháu nguy kịch vì va chạm với xe tải Sang 14/7, Công an huyện Tuy Phước (Bình Định) cho biết, cơ quan đang cung cô hô sơ, điều tra, lam ro nguyên nhân vu tai nan xay ra vao chiêu 13/7 trên tuyên QL19 thuôc đia ban xa Phươc Lôc, huyện Tuy Phươc, khiên 3 ngươi thương vong. Nạn nhân được xác định là ông Lê Thanh Dung (52 tuổi, tru thôn...