‘Bố Duy’ của các bệnh nhi ung thư
Các y bác sĩ và bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện T.Ư Huế đã quá quen thuộc với hình ảnh Bác sĩ Phan Cảnh Duy, Phó khoa Xạ trị bồng bế, chơi đùa cùng những bệnh nhi đang phải chiến đấu hàng ngày để giành lại sự sống.
Cả Bác sĩ, người nhà cùng nở nụ cười trước ngày bệnh nhi Trần Văn Lộc được xuất viện trở về nhà – Ảnh: Quế Sơn)
Hơn 7 năm từ ngày bắt đầu nhận xạ trị bệnh nhi đầu tiên, BS Phan Cảnh Duy đã phối hợp cùng nhóm BS ung thư nhi ở Hà Nội và TP.HCM… giành lại sự sống, đem đến nụ cười cho những em bé tưởng chừng như hết hy vọng chữa lành bệnh.
Khi bệnh nhi gọi là ‘bố Duy’
Mở đầu câu chuyện về nghề, Bác sĩ Duy kể về ca bệnh nhi thứ 2 mình nhận xạ trị năm 2013, bệnh nhân lúc ấy là bé Thiên Ân, khi đó bé Thiên Ân chưa tròn 3 tuổi, bé bị một khối u ác tính ở bàng quang, được Bệnh viện Nhi T.Ư chuyển vào Huế điều trị vì lý do không có bệnh viện nào tiếp nhận xạ trị cho trẻ em có gây mê.
Sau hơn 6 tuần điều trị với 28 lần xạ trị gây mê bé đã khỏe mạnh trở về nhà và đến bây giờ sức khỏe bé vẫn đang rất tốt và lành bệnh hẳn.
Bác sĩ Phan Cảnh Duy hàng ngày đều giành thời gian đến vui chơi cùng các bệnh nhi ung thư – Ảnh: Quế Sơn
Bác sĩ Duy tâm sự: “Thật sự sau khi điều trị cho ca bệnh ấy, tôi mới thấu hiểu hết sự khó khăn của việc xạ trị cho một bệnh nhân nhi, đặc biệt những bệnh nhi còn quá nhỏ tuổi, bởi hầu hết các em khi đưa vào máy xạ trị phải sử dụng đến gây mê, nếu không các em sẽ không nằm yên để các bác sĩ bắn tia, hơn nữa việc gây mê nhiều lần và tính toán liều xạ trị cho bệnh nhi lại khó hơn rất nhiều so với người lớn vì cơ thể trẻ em chưa phát triển toàn diện”.
“Đối với những bệnh nhi đã có ý thức nhận biết, những người làm bác sĩ như chúng tôi phải động viên tâm lý cho các em, để rồi khi các em vào máy xạ nằm yên lặng kiểu như đang chơi trò đánh trận giả, lúc đó mình phải làm sao gần gũi thân thiết để các em nghĩ mình không phải là bác sĩ mà là những người bạn, người bố mẹ thứ 2 của các em thì mới thực hiện được”, Bác sĩ Duy kể về sự khó khăn trong mỗi lần xạ trị cho bệnh nhi.
Video đang HOT
Tại đây, đã có bệnh nhi gọi bác sĩ Duy với cái tên rất tình cảm: ‘bố Duy’.
Bác sĩ Phan Cảnh Duy đã tự sáng tạo ra những cách giúp bệnh nhi không sợ hãi với thiết bị y tế, như gắn điện thoại vào máy xạ cho các em xem phim, hay đội mặt nạ con thỏ để cố định vị trí đầu của các em
Chị Đinh Thị Sáng, mẹ của bé Trần Văn Lộc – quê ở Bắc Ninh nhập viện T.Ư Huế từ Bệnh viện Nhi T.Ư, hiện nay bé đã khỏe mạnh và chuẩn bị về nhà vào ngày 27.2 – chia sẻ rằng: “Trong hơn 1 tháng điều trị tại đây cháu đã quá thân thuộc với bác Duy, cháu coi bác Duy như bạn chứ không hề nghĩ đó là bác sĩ nên đều rất ngoan ngoãn trong 28 lần xạ trị, không hề có cảm giác lo sợ”.
Tiếp nhận những ca bệnh khó
Có những bệnh nhi mới nhập viện được 1 – 2 ngày cũng ngay lập tức trở nên thân quen với Bác sĩ Duy. Bệnh nhi Lý Ngọc Sang quê ở tỉnh Đăk Nông, bị khối u ở thận sau khi hóa trị và phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi đồng 2, cháu được giới thiệu vào Bệnh viện T.Ư Huế để xạ trị. Mẹ bệnh nhi kể rằng, bé mới vào được 2 ngày nhưng không hiểu sao thấy bé rất vui mừng mỗi khi thấy bác sĩ Duy đến thăm bệnh, bình thường bé rất sợ tiếp xúc với các bác sĩ khi còn điều trị trong TP.HCM.
Chị Trần Thị Hạnh, mẹ bệnh nhi Lý Ngọc Sang kể: “Cháu được phát hiện bệnh cách đây 1 năm rưỡi và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM nhưng bị tái phát, sau đó các bác sĩ đã giới thiệu đưa bé ra Huế xạ trị với lý do ngoài khả năng chuyên môn điều trị dứt điểm”.
Không chỉ có trường hợp của bé Lộc và bé Sang được chuyển từ các bệnh viện lớn về bác sĩ Duy điều trị mà còn nhiều bệnh nhân khác nữa. Tiến sĩ Bùi Ngọc Lan, Trưởng khoa Ung thư nhi Bệnh viện Nhi T.Ư vẫn còn nhớ như in trường hợp của bệnh nhi Trần Văn Lộc, Tiến sĩ Lan chia sẻ: “Lúc ấy phát hiện bệnh cháu Lộc nhưng tại Bệnh viện Nhi T.Ư không có máy xạ trị nên chuyển qua Bệnh viện 108. Lúc đó Bệnh viện 108 đang đổi máy xạ nên không tiếp nhận bệnh nhi dưới 10 tuổi, tôi đã gọi điện bác sĩ Duy và đưa bệnh nhi vào Huế, giờ nghe tin bé Lộc sắp được xuất viện cũng rất mừng”.
Ê kíp gây mê của bệnh viện T.Ư Huế tích cực giúp đỡ bác sĩ Duy trong quá trình xạ trị cho trẻ em
Theo Tiến sĩ Lan, không chỉ mình bệnh nhi Lộc, rất nhiều lần Bệnh viện Nhi T.Ư đã chuyển bệnh nhi ung thư vào Huế điều trị bởi kỹ thuật xạ trị cho bệnh nhân nhi là kỹ thuật rất khó và được đào tạo riêng, không chỉ đòi hỏi các bác sĩ điều trị phải gần gũi, tiếp xúc nhiều với các em mà cần đòi hỏi khả năng chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại.
Theo lý giải của Tiến sĩ Ngọc Lan, bác sĩ Duy là một trong những bác sĩ có tiếng trong việc xạ trị bệnh nhân nhi vì ngoài khả năng chuyên môn cao cùng sự ủng hộ của ban giám đốc bệnh viện T.Ư Huế, thì bên cạnh bác sĩ Duy còn có sự hỗ trợ của ê kip gây mê sẵn sàng giúp đỡ khi hầu hết bệnh nhân nhi khi xạ trị phải cần tới gây mê.
Hơn nữa, bác sĩ Duy có sự tương tác giúp đỡ trong việc hội chẩn bởi các bác sĩ quốc tế đến từ Bệnh viện ung thư nhi St. Jude (Mỹ), Viện ung thư Curie tại Paris (Pháp) là 2 trung tâm đầu ngành quốc tế về điều trị ung thư nhi.
Thời gian tới, bác sĩ Phan Cảnh Duy và các y bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế sẽ nghiên cứu thực hiện kỹ thuật mới mà chưa bệnh viện nào ở Việt Nam áp dụng là xạ trị toàn cơ thể để chuẩn bị ghép tủy.
Theo giải thích của bác sĩ Duy, kỹ thuật này có nghĩa là diệt toàn bộ các tế bào ung thư trên bệnh nhân sau đó cấy ghép tủy vào, tế bào tủy có thể lấy từ bố hoặc mẹ. Nếu thực hiện thành công kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ có cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn rất lớn, lên đến 90%.
Quế Sơn
Theo motthegioi
Có thể bạn đã mắc bệnh ung thư xương nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau
Ung thư xương từ lâu đã chẳng còn là căn bệnh hiếm nữa, và nếu bạn gặp phải một trong các biểu hiện sau thì nhiều khả năng là bạn đã mắc bệnh ung thư xương rồi đó!
Ung thư xương là sự xuất hiện của những khối u ác tính trong xương, nhưng vẫn có những khối u lành tính sẽ không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Khi những tế bào ung thư tăng trưởng, cạnh tranh với mô xương lành thì nó có thể đe dọa tới tính mạng của bạn. Vì vậy, việc tìm ra bệnh ngay từ sớm sẽ hỗ trợ không nhỏ giúp việc điều trị bệnh ung thư đạt kết quả cao hơn. Dưới đây là một số triệu chứng giúp bạn nhận biết sớm bệnh ung thư xương để chủ động chữa trị kịp thời.
Sưng hoặc nổi u cục bất thường
Trong thời kỳ đầu, khối u có thể xuất hiện khi bạn sờ thấy xương của mình bị biến dạng hoặc sưng đau, nổi u cục bất thường. Nếu tình trạng sưng kéo dài quá lâu, mô xương sẽ bị nhô ra ngoài, làm xuất hiện những chỗ lồi lõm khác thường trên cơ thể.
Bị teo cơ
Nếu người bệnh bị ung thư xương tiến triển tới gần giai đoạn cuối thì không chỉ gặp phải tình trạng sưng, đau mà còn bị ảnh hưởng tới cả chức năng xương, từ đó là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như teo cơ, rối loạn chức năng xương...
Có cảm giác bị đè nén, chèn ép trong cơ thể
Khi khối u phát triển trong khoang sọ và khoang mũi thì nó có thể gây ra sự chèn ép trong não và mũi của bạn. Đây cũng là nguyên nhân khiến não và mũi của bạn trở nên chậm chạp, gặp vấn đề trong quá trình hô hấp. Ngoài ra, những khối u ở vùng chậu còn đè nén vào trực tràng, bàng quang, ruột... nên gây cảm giác khó tiểu, hoặc khối u ở tủy sẽ đè nén cột sống và gây tê liệt cơ thể.
Đau nhức toàn thân thường xuyên
Khi khối u xương tiến đến giai đoạn cuối, các độc tố trong khối u này sẽ kích thích đau và gây ra một loạt triệu chứng như mất ngủ, khó chịu, chán ăn, bơ phờ, xanh xao, giảm cân đột ngột, thiếu máu... Nếu gặp phải các triệu chứng này, bạn nên dành thời gian đi khám sớm để được bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương pháp chữa bệnh hiệu quả.
Dễ bị gãy xương
Tại phần xương bị bệnh, dù chỉ một tác động nhẹ cũng có thể khiến vùng xương đó bị gãy hoặc đau nhức nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu tình trạng đau xương diễn ra thường xuyên thì có thể bạn không chỉ bị gãy xương mà còn có nguy cơ liệt chân. Vì vậy, hãy chủ động đi khám bệnh ngay khi gặp phải các triệu chứng khác thường trên cơ thể của mình.
Theo Helino
Bệnh nhi tiểu tiện được là niềm vui của bác sĩ "Chúng tôi thường hay đùa với nhau: các cháu đại tiện được, đi tiểu được là niềm vui của bác sĩ phẫu thuật nhi, chứ không có gì cao xa cả", ThS.BS Phong nói. Thời gian qua, khoa Ngoại (Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng) đã tiếp nhận và phẫu thuật cho nhiều trường hợp bệnh nhi bị dị tật bẩm...