Bộ đội, tình nguyện viên đi chợ hộ tại khu vực giãn dân
Người dân được vận động di chuyển đến tạm trú tại nhà khách Công Đoàn Thanh Đa (Q.Bình Thạnh) được bộ đội, tình nguyện viên đến tận nhà phát túi an sinh và đi chợ hộ cho từng phòng.
Anh Lê Hồng Phong lúng túng vì lần đầu đi chợ giúp dân. Ảnh TRẦN TIẾN
Từ sáng 7.9, lực lượng tình nguyện viên (TNV) thuộc Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đã có mặt tại nhà khách Công Đoàn Thanh Đa (P.26, Q.Bình Thạnh) phát gói hỗ trợ cho người dân tại đây. Trải qua hơn 2 tuần di chuyển đến nhà khách Công Đoàn Thanh Đa, người dân đã dần thích nghi được với môi trường mới.
Mặc dù không tiện nghi như ở nhà tuy nhiên nhiều người vẫn hài lòng khi ở đây. Nhu yếu phẩm và những vật dụng cần hỗ trợ đều được đội tình nguyện và công an khu vực tiếp tế trong ngày.
Túi an sinh được các anh bộ đội đưa đến từng phòng. Ảnh TRẦN TIẾN
Mệt nhoài leo lầu phát túi an sinh cho dân
9 giờ sáng, các gói nhu yếu phẩm như gạo, dầu ăn, nước mắm, sữa… đã chuẩn bị sẵn, phân thành từng bịch chờ đưa đến từng phòng. “Xin thông báo bà con! Trong hôm nay sẽ có quà an sinh phát đến từng phòng lớn (gồm 3 phòng nhỏ). Sau đó, mọi người lên group Zalo xem và ghi ra giấy món mua, kèm số điện thoại và số phòng để TNV và bộ đội mua giúp”, một TNV dùng loa kẹo kéo thông báo.
Bộ đội và tình nguyện viên Q.Bình Thạnh đi chợ giúp người dân tại nhà khách Công Đoàn Thanh Đa. Ảnh TRẦN TIẾN
Công tác chuẩn bị cơ bản đã xong cũng vừa lúc các “chú bộ đội” đến nhà khách, cùng nhóm TNV đưa những gói quà an sinh đến từng phòng. Hôm nay cũng là ngày xe thực phẩm lưu động đến bán, để đảm bảo an toàn phòng dịch, Ban tổ chức Quận ủy Q.Bình Thạnh đã nhờ lực lượng tình nguyện và bộ đội đến từng phòng ghi danh sách mua hàng để đi chợ giúp”.
Người dân được phát túi an sinh và ghi danh sách mua thực phẩm. Ảnh TRẦN TIẾN
Video đang HOT
Để kịp đưa túi an sinh cũng như lấy danh sách, “đi chợ hộ” cho hơn 500 người dân tại đây, nhóm tình nguyện và bộ đội thống nhất phân chia theo đội. Mỗi đội sẽ cử một TNV và một quân nhân phụ trách một dãy cầu thang với số lượng khoảng 12 phòng lớn; yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ trong ngày.
TNV Nguyễn Thị Mạnh Khương (26 tuổi, quê TP.Hội An, Quảng Nam) được sắp xếp cùng đội với quân nhân Lê Hồng Phong (26 tuổi, quê Đồng Nai) phụ trách hỗ trợ người dân tại dãy cầu thang số 5. Nhiệm vụ của 2 bạn trẻ là xách những túi an sinh đi cầu thang bộ đến từng phòng sau đó lấy đơn hàng để đi chợ giúp người dân. Liên tục lên xuống 4 tầng phát quà cũng khiến chị Khương mệt nhoài vì gói an sinh có trọng lượng từ 6 – 7 kg.
Anh Phong và chị Khương đi chợ giúp người dân tại nhà khách Công Đoàn Thanh Đa . Ảnh TRẦN TIẾN
Quân nhân lúng túng… khi đi chợ
Giữa trưa, xe bán hàng lưu động có mặt tại nhà khách chờ cung ứng lương thực cho bà con đang trú tại đây. Ăn vội vàng phần cơm, anh Phong cùng chị Khương lại nhanh chóng chạy ra lựa hàng.
Quân nhân Phong gọi điện tư vấn các mặt hàng đang còn tại xe bán hàng lưu động . Ảnh TRẦN TIẾN
Cả hai sẽ phải xử lý, mua hộ 9 đơn hàng cho người dân tại khu vực cầu thang số 5. Rau củ quả và thịt sẽ biến động theo từng đợt nên những đơn hàng người dân đặt mua cũng lúc có lúc không. Chưa quen với công việc đi chợ và không có nhiều mặt hàng lựa chọn khiến cả hai phải loay hoay mãi mới chọn xong một đơn hàng.
Đơn hàng ghi trứng vịt nhưng chỉ có trứng gà, đơn đặt mua thịt ba rọi nhưng xe bán hàng chỉ còn thịt đùi…; các vấn đề phát sinh làm anh quân nhân lúng túng. Chị Khương thấy vậy cũng vội tới gỡ rối giúp “chú bộ đội” hoàn thành nhanh đơn hàng.
Cả hai dùng xe thồ đưa các đơn hàng đến từng phòng . Ảnh TRẦN TIẾN
Một lúc sau, nhận thấy một số đơn hàng chỉ mua đạt một nửa, Phong lại gọi điện trao đổi với từng chủ đơn hàng, góp ý đổi qua các món thay thế hiện có trên xe bán hàng lưu động. Sự phối hợp ăn ý, linh động của người đi chợ hộ đã giúp người dân bớt âu lo về sự thiếu hụt thực phẩm.
Người dân chỉ cần ở nhà, lực lượng đi chợ hộ sẽ đến giao đơn hàng . Ảnh TRẦN TIẾN
Đầu giờ chiều, 9 đơn hàng được cả hai “thồ” bằng xe kéo đến các phòng tại dãy cầu thang số 5. Trời nắng chang chang, mồ hôi chị Khương chảy ra như tắm, dù vậy chị vẫn cố mặc bộ đồ bảo hộ vì đảm bảo an toàn cho mình và người xung quanh.
“Mặc cái này nóng lắm, nhưng tiếp xúc với người dân thì mình nên mặc để an toàn, làm xong mình lại cởi ra phơi”, chị Khương tâm sự.
Dở khóc dở cười vì lần đầu đi chợ hộ
Để tránh nhầm tiền của từng phòng, đội chị Khương và quân nhân Phong sẽ chia hóa đơn và ghi cụ thể số tiền ứng trước của người dân và tiền thanh toán kèm hóa đơn, tránh gây thắc mắc cho người dân. Ấy thế mà việc đi chợ giúp dân cũng không phải dễ đối với cả hai.
Chị Khương mặc áo bảo hộ, đội nắng đi chợ giúp dân . Ảnh TRẦN TIẾN
Lầu 4 có 2 phòng đặt mua lương thực, đội chị Khương sau khi hoàn tất hai đơn này là hoàn thành nhiệm vụ đi chợ trong ngày. Tuy nhiên cả hai lại luống cuống vì… tiền dư hơn 100.000 đồng. Cả hai dù đã tính toán kỹ lưỡng lại hết hóa đơn trong ngày cũng như đến xác nhận lại các hộ dân nhưng vẫn không tìm ra người bị thất lạc. Hết cách, cả hai thống nhất sẽ giữ lại số tiền này và đợi người bị thất lạc đến nhận lại tiền.
Chia sẻ về công việc những ngày chống dịch, “chú bộ đội” Phong cho biết những ngày này sẽ rất khó quên khi anh trở về đơn vị. Quân nhân Phong hiện đang là học viên tại trường Sĩ quan Lục quân 2 (tỉnh Đồng Nai) và vừa được điều động tăng cường hỗ trợ TP.HCM thời gian gần đây.
Cả hai phải… đi chợ bù vì lỡ mua thiếu lương thực cho người dân . Ảnh TRẦN TIẾN
Anh Phong tâm sự, việc đi chợ giúp dân như hôm nay vì lần đầu làm nên rất bỡ ngỡ và bối rối. Do chưa quen nên các đơn hàng thiếu vài món khiến anh thấy ngại với người dân. Và rồi thiếu gì, anh lại đi kiếm mua lại cho bằng được để giúp dân.
“Lúc đầu bối rối lắm, mình chưa đi mua hàng nên không biết lựa. Rất mệt nhưng cũng rất vui vì có thể đưa đến người dân những bữa ăn đầy đủ. Mình cũng như đồng đội đang cố gắng thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ người dân hết mình”, Phong cười nói.
TNV và bộ đội tất bật đi chợ giúp dân tại nhà khách Công Đoàn Thanh Đa . Ảnh TRẦN TIẾN
Trước đó, Q.Bình Thạnh có kế hoạch vận động người dân sống tại khu vực có nguy cơ cao di chuyển đến khu vực an toàn tạm lưu trú để đảm bảo sức khỏe. Trong ngày 26 và 27.8, nhà khách Công Đoàn Thanh Đa đã tiếp nhận hơn 500 người đến tránh dịch tại các khu có nguy cơ cao. Quận sẽ có chính sách hỗ trợ và chăm lo đời sống cho người dân trong thời gian tới. Theo đó, nhà khách Công Đoàn Thanh Đa đã tiếp nhận người dân tại các khu vực thuộc phường 15, 22, 25, 26 và 27; trong đó P.25 có 310 người được sơ tán đến nhà khách.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an xử lý việc "bom hàng" đi chợ hộ tại TPHCM
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công an Tô Lâm chỉ đạo nghiên cứu chế tài xử lý nghiêm hành vi hủy đơn hàng "đi chợ hộ" gây bức xúc trong nhân dân và vất vả cho lực lượng bộ đội, tình nguyện viên.
Bộ đội đội mưa đi chợ, phân phối hàng hóa tới người dân TPHCM trong thời gian tăng cường giãn cách xã hội.
Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng thể hiện trong công văn số 6187 do lãnh đạo Văn phòng Chính phủ ký gửi tới Bộ trưởng Công an, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc nghiên cứu xử lý hành vi hủy đơn hàng "đi chợ hộ".
Nội dung công văn nêu rõ, việc "đi chợ hộ" đã được triển khai trong thời gian thực hiện tăng cường giãn cách xã hội tại TPHCM. Tuy nhiên, tại một số nơi đã xảy ra tình trạng hủy đơn hàng "đi chợ hộ", gây khó khăn cho bộ đội, tình nguyện viên, khiến dư luận nhân dân bức xúc.
"Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu, có chế tài xử lý nghiêm hành vi trên để bộ đội, tình nguyện viên yên tâm hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân" - công văn 6187 thể hiện.
Tình trạng "bom hàng" đã được phản ánh nhiều trên báo chí từ khi phương án tăng cường giãn cách xã hội được áp dụng tại TPHCM, từ 23/8 tới nay. Trong thời gian giãn cách nghiêm ngặt, người dân TPHCM được yêu cầu tuyệt đối ở nhà, không ra đường. Để đảm bảo việc này, nhiều lực lượng được tăng cường tại TPHCM như công an, quân đội bổ sung chi viện nhân lực cho thành phố để hỗ trợ người dân những việc thiết yếu như đi chợ mua sắm thực phẩm, tiếp cận y tế, xét nghiệm toàn dân...
Trong việc "đi chợ hộ", tại nhiều nơi có tình trạng người dân sau khi đặt hàng và được bộ đội, tình nguyện viên mang đến nhà nhưng không nhận, hủy đơn hàng với lý do "đặt thử cho vui", "đặt thử xem có được không chứ không mua"... Nhiều đơn vị, cơ sở phải giải quyết bằng cách mua lại những đơn hàng này.
Đảm bảo lương thực, thực phẩm đến người dân "vùng đỏ"
Cũng liên quan đến việc cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân ở các khu vực tăng cường giãn cách xã hội, trong ngày 6/9, Thủ tướng cũng chỉ đạo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang kịp chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan kịp thời nắm tình hình, khắc phục các hạn chế, bảo đảm lương thực, thực phẩm cung cấp cho người dân, đặc biệt tại "vùng đỏ".
Theo đó, thực tế tại các khu vực thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt theo Công điện số 1099 của Thủ tướng, nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân tiếp tục tăng cao, nhiều nơi, hệ thống cung cấp, phân phối đến người dân đã quá tải.
Đội cứu trợ lương thực khẩn cấp Xốc lại áo mưa, chuẩn bị rời kho hàng ra về, anh Trần Khắc Hạnh, 36 tuổi, thành viên đội SOS Trung tâm an sinh TP HCM nhận tin nhắn một gia đình hết lương thực. Gần một giờ sau, anh Hạnh có mặt trước phòng trọ của mẹ con chị Trần Thị Hiệp nằm sâu trong con hẻm nhỏ thuộc đường số...