Bộ đôi nữ đầu tiên lãnh đạo chính đảng lớn tại Đức
Sáng 27/2, đảng Cánh tả ở Đức đã tiến hành đại hội theo hình thức trực tuyến để bầu lãnh đạo mới, chỉ vài tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử quốc hội dự kiến vào ngày 26/9 tới.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và các thành viên nội các tại phiên họp Quốc hội ở Berlin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, lần đầu tiên trong lịch sử đảng phái ở Đức. một bộ đôi nữ chính khách đã được bầu lãnh đạo một chính đảng. Bà Janine Wissler, 39 tuổi, Chủ tịch đảng đoàn đảng Cánh tả trong Nghị viện bang Hessen và bà Susanne Hennig-Wellsow, 43 tuổi, Chủ tịch đảng Cánh tả ở bang Thringen, đã được đại hội đảng Cánh tả bầu làm lãnh đạo mới của đảng trong nhiệm kỳ tới, thay thế cho bộ đôi là bà Katja Kipping và ông Bernd Riexinger. Đây là lần đầu tiên tại Đức một chính đảng lớn có bộ đôi nữ làm lãnh đạo đảng. Bà Wissler nhận được 448/532 phiếu bầu, trong khi bà Hennig-Wellsow được 378/536 phiếu ủng hộ.
Tại đại hội, bà Hennig-Wellsow cam kết rằng đảng Cánh tả tới đây cần đảm nhận trách nhiệm chính phủ trong chính phủ liên bang, đồng thời cho rằng đảng có thể chi phối trong việc thành lập chính phủ tới đây. Trong khi đó, bà Wissler lên tiếng chỉ trích thực tế rằng người giàu đang thậm chí trở nên giàu có hơn trong thời kỳ đại dịch COVID-19, lên tiếng kêu gọi thực hiện những thay đổi cơ bản trong xã hội. Kết quả bỏ phiếu trực tuyến nêu trên còn phải đợi xác nhận bằng biểu quyết thông qua lá phiếu gửi đường bưu điện nhằm hợp pháp hóa kết quả bầu cử theo luật định.
Đảng Cánh tả tiến hành đại hội bầu ban lãnh đạo mới trong bối cảnh năm 2021 được coi là năm “siêu bầu cử” ở Đức, trong đó sẽ có các cuộc bầu cử nghị viện bang ở Baden-Wrttemberg và Rheinland-Pfalz (ngày 14/3), Sachsen-Anhalt (ngày 6/6), Berlin, Mecklenburg-Vorpommern, Thringen và cuộc bầu cử Quốc hội dự kiến đều vào ngày 26/9 tới. Ngoài ra, còn có một cuộc bầu cử cấp địa phương ở bang Niedersachsen vào ngày 12/9. Kết quả các cuộc bầu cử nghị viện sẽ có nhiều ý nghĩa đối với cuộc bầu cử Quốc hội liên bang.
Do tình hình đại dịch, lần đầu tiên trong lịch sử, chi phí cho một cuộc bầu cử Quốc hội liên bang có thể lên tới trên 100 triệu euro. Bộ Nội vụ Liên bang Đức ước tính cho phí cho cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 26/9 tới sẽ tiêu tốn tổng cộng 107 triệu euro, chủ yếu là do sẽ có nhiều cử tri bầu qua đường bưu điện. Cuộc bầu cử năm 2017 tiêu tốn tổng cộng 92 triệu euro.
Theo Cục Thống kê Liên bang Đức, khoảng 60,4 triệu người Đức sẽ đủ điều kiện tham gia bầu cử vào ngày 26/9, trong đó có khoảng 2,8 triệu người lần đầu tiên tham gia bầu cử.
Mỹ để ngỏ áp đặt lệnh trừng phạt mới với dự án 'Dòng chảy phương Bắc 2'
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết các biện pháp trừng phạt mới đối với dự án đường ống khí đốt "Dong chay phương Băc 2" mà bộ này nêu trong báo cáo gửi Quốc hội Mỹ hồi tuần trước chưa phai la những biện pháp cuối cùng.
Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, tại một cuộc họp báo, quan chức này nêu rõ các biện pháp trừng phạt được Bộ Ngoại giao Mỹ đề xuất ngày 19/2 chưa phải là "cai kết cua câu chuyện". Ông Ned Price khẳng định Mỹ không loại trừ khả năng đưa ra "các biện pháp bổ sung" liên quan đến dự án noi trên nếu cần thiết để đáp ứng yêu cầu của các nghi si. Theo ông Price, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ thông qua các biện pháp bổ sung một cách "không do dự" nếu thực sự cần.
Hồi tuần trước, Bộ Ngoại giao My đã trình Quôc hôi nươc nay báo cáo về các biện pháp trừng phạt mới với dự "Dong chay phương Băc 2". Tuy nhiên, một số nghi si Mỹ cho rằng những biện pháp mới không đủ manh đê ngăn chặn dự án này.
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 ban đầu dự kiến sẽ được đưa vào vận hành đầu năm 2020, được cho là sẽ tăng gấp đôi công suất vận chuyển khí đốt của Nga so với Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1), hoạt động từ năm 2012 và đảm bảo nguồn cung cấp cho các nước Tây Âu thông qua biển Baltic.
Đến nay, 94% dự án đã được hoàn thành và chỉ còn một đoạn đường ống dài khoảng 120 km ở vùng biển sâu ngoài khơi Đan Mạch và khoảng 28 km trong vùng biển của Đức. Tuy nhiên, việc lắp đặt các tuyến đường ống trên đã bị ngưng trệ do Mỹ, quốc gia đang thúc đẩy bán khí đốt hóa lỏng của mình sang châu Âu, đã thông qua các biện pháp trừng phạt đối với dự án vào tháng 12/2019 như một phần của Đạo luật Bảo vệ Năng lượng cho châu Âu (PEESA), yêu cầu các công ty chịu trách nhiệm đặt đường ống ngừng hoạt động.
Truyền thông Đức đánh giá dự án này là một trở ngại trong định hướng cải thiện quan hệ giữa 2 quốc gia đồng minh dưới thời Tổng thống Biden. Trong khi các nghị sĩ Mỹ kêu gọi chính quyền mới không từ bỏ chính sách cứng rắn của chính quyền tiền nhiệm với "Dòng chảy phương Bắc 2" thì tới nay Đức vẫn không thay đổi lập trường cơ bản ủng hộ dự án này. Ngoài ra, hiện vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Biden có nhượng bộ hay không và sẽ nhượng bộ như thế nào, nếu tính đến lập trường kiên quyết của Berlin liên quan đến số phận của đường ống này.
Đức cho phép tự xét nghiệm Covid-19 Đức phê duyệt ba kit xét nghiệm Covid-19 để sử dụng tại gia, trong chiến lược nhằm giúp nước này dỡ bỏ các hạn chế đã áp đặt từ giữa tháng 12/2020. Viện Liên bang về Thuốc và Thiết bị Y tế, cơ quan quản lý dược phẩm Đức, hôm nay phê duyệt các kit xét nghiệm kháng nguyên do Healgen Scientific, Xiamen...