Bộ đôi kem chống nắng Biore UV Aqua Rich: Watery Mousse và Whitening Essence Phép màu từ drugstore Nhật Bản
Cả hai loại kem chống nắng này đều mang kết cấu dạng “mousse” nhưng tạo cảm giác mọng nước, mùi thơm hoà trộn giữa cam, quýt và sữa chua rất dễ chịu.
Nhắc đến công nghệ làm kem chống nắng hẳn không có quốc gia nào trên thế giới có thể vượt qua xứ sở phù tang. Kem chống nắng Nhật Bản mang kết cấu phù hợp với làn da Á Đông cùng khả năng chống tia UVA và UVB vượt bậc đã, đang và luôn là sự lựa chọn hàng đầu của phái đẹp để gửi gắm sứ mệnh bảo vệ nhan sắc. Biore là một trong những thương hiệu kem chống nắng uy tín đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu và bài so sánh hôm nay sẽ đề cập đến hai sản phẩm thuộc dòng Aqua Rich được nhập khẩu từ nội địa Nhật Bản: Biore UV Aqua Rich Watery Mousse Water Base và Biore UV Aqua Rich Whitening Essence.
1. Bao bì
Cả hai loại kem chống nắng trên đều đi theo quy tắc bao bì tối giản thường thấy ở mỹ phẩm Nhật Bản: tuýp thon nhỏ có chiều dài suýt soát một bàn tay, nắp vặn rời. Tuýp Water Base màu xám trang nhã trong khi tuýp Whitening màu trắng xinh xắn. Phần đầu nắp của tuýp Whitening to hơn trong khi đầu nắp của Water Base rất thon gọn. Cá nhân tôi đá giá cao thiết kế bao bì này vì rất gọn gàng, tiện dụng, lí tưởng để cho vào túi trang điểm hoặc giỏ xách nhưng vẫn tạo một cảm giác “đắt tiền” hơn hẳn chai nhựa của các loại Biore sản xuất tại các nhà máy Việt Nam.
2. Chỉ số chống nắng và bảng thành phần
Cả hai loại kem chống nắng này để có chỉ số chống nắng là 50 , PA . Nhật Bản đã khẳng định vị thế “cường quốc chống nắng” bằng chỉ số bốn cộng mà chưa quốc gia nào có thể “soán ngôi” được, SPF 50 cũng là con số vô cùng lý tưởng.
3. Kết cấu và hiệu ứng
Cả hai loại kem chống nắng trên đều mang kết cấu dạng “mousse” nhưng tạo cảm giác mọng nước, đặc biệt là loại Whitening Essence. Đối với loại Water Base, khi tán lên da sẽ tạo hiệu ứng trắng lên hẳn một tông da và hơi bóng nhờn nhưng cảm giác đó sẽ biến mất sau khoảng 5 phút. Lúc này, da sẽ như được phủ một lớp phấn lì rất bắt mắt nhưng chạm vào da lại mềm mại, cảm giác hoàn toàn không làm da khô như khi sử dụng các sản phẩm chống nắng dạng sữa khác của Biore.
Còn đối với loại Whitening Essence, cảm giác mọng nước trên da sẽ rõ rệt hơn loại Water Base và đi kèm với đó là hiệu ứng bóng tồn tại trên da lâu hơn. Khoảng 15 phút sau, độ bóng cũng sẽ dần biến mất và để lại một lớp màng kem không quá lì trên da, đủ ẩm và mềm mượt.
Giọt kem bên trái là Biore Water Base, bên phải là Biore Whitening Essence. Nhìn bằng mắt thường có thể thấy loại Whitening lỏng hơn loại Water Base một chút.
Biore Whitening Essence khi vừa bôi (trái) và năm phút sau (phải)
Biore Water Base khi mới bôi (trái) và năm phút sau (phải)
4. Mùi hương
Đây sẽ là một điểm cộng đáng yêu của hai loại kem chống nắng này trong mắt các cô nàng đã từng cảm thấy choáng váng vì mùi cồn sực nức ở Biore dạng sữa. Nhờ một loạt chiết xuất trái cây xuất hiện đầy tự hào trong bảng thành phần mà cả hai loại đều mang mùi hương cam – quýt – sữa chua cực kỳ dễ chịu. Bảng thành phần vẫn có cồn nhưng rất ít và hầu như bị lấn át hoàn toàn khiến cho bất cứ ai còn đang phân vân đều sẽ gật đầu công nhận rằng hai loại kem chống nắng này sở hữu thứ mùi thư thái nhất trên đời.
Video đang HOT
5. Giá cả và nơi bán
- Biore Water Base có giá 175.000VND/tuýp 33g
- Biore Whitening Essence có giá 145.000VND/tuýp 33g.
Cả hai loại trên đều được phân phối rộng rãi ở các hệ thống siêu thị lớn và Guardian trên toàn quốc. Do được nhập khẩu từ Nhật Bản nên đây là hai loại kem chống nắng có giá thành đắt nhất trong số các sản phẩm Biore trên thị trường Việt Nam.
6. Tổng kết
Ưu điểm
- Đây là hai loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng cao, kết cấu phù hợp với làn da Á Đông và thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam.
- Người có làn da sáng, ít khuyết điểm, khi sử dụng Biore Water Base sẽ tạo hiệu ứng giống như đánh một lớp nền mỏng rất tự nhiên trên mặt.
- Cả hai loại kem chống nắng này đều phù hợp sử dụng dưới lớp trang điểm hàng ngày.
Khuyết điểm
- Vì Biore Water Base sẽ làm trắng lên từ 1 đến 2 tông nên ai có làn da ngăm sẽ cảm thấy màu kem này kém tự nhiên.
- Biore Whitening Essence thừa ẩm với da dầu và không đủ ẩm với da quá khô. Hơn nữa khả năng dưỡng trắng như tên gọi và trong quảng cáo của loại này không rõ rệt.
Một mẹo nhỏ để các cô nàng khắc phục tình trạng mặt bị trắng quá khi bôi Biore Water Base và Whitening Essence đó là đừng dùng cách chấm kem trực tiếp lên mặt rồi lấy tay tán. Thay vào đó, bạn hãy bóp một lượng kem thích hợp ra ngón tay, dùng hai tay xoa vào nhau để kem từ dạng mousse chuyển sang hơi lỏng rồi từ từ áp hai tay lên mặt. Tiếp tục lặp lại cho đến khi sử dụng đủ lượng kem chống nắng cần thiết, lúc này lớp kem sẽ thấm rất nhanh, tiệp vào da, tạo hiệu ứng da sáng và căng lên chứ không hề trắng như tượng sáp. Nhớ đừng quên chống nắng cho cả phần cổ để da được an toàn tuyệt đối bạn nhé!
Theo Đẹp
Top 10 thương hiệu mỹ phẩm đắt giá nhất thế giới
Những thương hiệu dưới đây ghi điểm vì chúng đều mang lại những giá trị khó thể thay thế trong nền công nghiệp mỹ phẩm vốn vô vàn những lựa chọn được sinh ra mỗi ngày.
10. Christian Dior
Giá trị thương hiệu: 2,9 tỉ USD
Những sản phẩm trang điểm, dưỡng da của Christian Dior cũng đẹp đẽ và đắt giá như chính những thiết kế cao cấp của nhà mốt này. Sản phẩm tiêu biểu nhất của Dior phải kể đến dòng mascara iconic được sử dụng thường xuyên trong những show diễn thời trang lớn tại New York, Paris hay London hoặc dòng son Le Rouge, Diorific với kết cấu mịn mượt sang trọng.
9. Biore
Giá trị thương hiệu: 3,4 tỉ USD
Có xuất xứ từ Nhật Bản, hiện nay cái tên thương hiệu Biore đã được phủ sóng toàn cầu. Những sản phẩm của Biore luôn chiếm trọn trái tim của người tiêu dùng bình dân với vai trò làm sạch, cân bằng độ ẩm và dưỡng da an toàn. Những hạng mục mỹ phẩm quen thuộc được nhiều người tin dùng nằm trong "gia phả" nhà Biore gồm có: sữa rửa mặt, kem chống nắng, sản phẩm chăm sóc da mụn...
8. Estée Lauder
Giá trị thương hiệu: 3,8 tỉ USD
Trong số những thương hiệu mỹ phẩm đình đám nhất hiện nay, Estée Lauder dường như chiếm vị thế áp đảo bởi đây là hãng mỹ phẩm có số lần hợp tác cùng những tên tuổi thiết kế thời trang hàng đầu như Micheal Kors, Donna Karan, Tom Ford... nhiều không kể xiết. Những sản phẩm được cộp mác Estée Lauder cũng vì thế mà thường xuyên sở hữu thiết kế xuất sắc.
7. Dove
Giá trị thương hiệu: 4,2 tỉ USD
Dove được sở hữu bởi tập đoàn Unilever - một trong những tập đoàn bán lẻ tiêu dùng hàng đầu thế giới hiện nay. Dove thường gợi chúng ta nhớ tới những chai lọ sữa tắm, lotion quen thuộc trên kệ hàng siêu thị thay vì những cửa hàng showroom đắt đỏ. Chính vì sự thân thương dễ gần đó mà Dove sở hữu giá trị thương hiệu 4,2 tỉ USD - một con số rất đáng ngưỡng mộ cho nhóm mặt hàng tiêu dùng gia đình.
6. Avon
Giá trị thương hiệu: 5,16 tỉ USD
Được thành lập từ năm 1886, qua hơn 2 thế kỷ, Avon luôn giữ vững vị trí trong lòng phụ nữ châu Âu nói riêng và phụ nữ trên toàn thế giới nói chung. Các sản phẩm trang điểm của Avon đều ở mức giá bình dân nhưng chất lượng và bao bì sản phẩm lại luôn khiến phái đẹp vừa lòng.
5. Lancôme
Giá trị thương hiệu: 5,5 tỉ USD
Được thành lập vào năm 1935, Lancôme luôn hết lòng xây dựng tiếng tăm của mình trong lòng phái đẹp và đã được mệnh danh là thương hiệu mỹ phẩm dưỡng da cao cấp hàng đầu thế giới. Những dòng sản phẩm được đánh giá cao của Lancôme gồm có dòng tinh chất Advanced Génifique hay kem dưỡng Visionaire...
4. Nivea
Giá trị thương hiệu: 5,8 tỉ USD
Nhắc đến Nivea, người ta thường nghĩ ngay tới những hũ kem dưỡng thể dùng trong mùa đông lạnh giá, với chất kem xốp mịn thấm nhanh vào da. Ít ai biết, thương hiệu đến từ Đức này còn sản xuất cả những dòng sản phẩm dưỡng da cao cấp đắt đỏ bên cạnh kem dưỡng, kem chống nắng giá rẻ cho người tiêu dùng bình dân.
3. Neutrogena
Giá trị thương hiệu: 6,9 tỉ USD
Những tuýp kem chống nắng, chống lão hoá, dưỡng ẩm của Neutrogena luôn nằm trong nhóm sản phẩm được phụ nữ thế giới tin dùng nhiều nhất. Cho đến nay, thương hiệu mỹ phẩm có xuất xứ từ Mỹ này đã có mặt trên khắp 70 quốc gia. Sản phẩm của Neutrogena được ưa chuộng vì mức giá bình dân phù hợp túi tiền của đại đa số chị em phụ nữ nhưng chất lượng không thua kém bất kỳ sản phẩm chăm sóc da đắt đỏ nào.
2. L'Oreal
Giá trị thương hiệu: 8,69 tỉ USD
Là tập đoàn "mẹ" của những thương hiệu mỹ phẩm danh tiếng bậc nhất hiện nay như The Body Shop, Lancôme, Shu Uemura, Giorgio Armani... không hề khó hiểu khi L'Oreal trở thành cái tên đắt giá như vậy trên "đấu trường" của những sản phẩm làm đẹp. Chỉ tính riêng mỹ phẩm, L'Oreal đã có doanh thu 28,8 tỉ USD trung bình mỗi năm - mức doanh thu cao nhất đối với những thương hiệu kinh doanh mỹ phẩm. Những gương mặt đại diện của L'Oreal cũng đều là những ngôi sao hàng đầu showbiz hiện nay như Beyonce, Jennifer Lopez.
1. Olay
Giá trị thương hiệu: 11,7 tỉ USD
Rất ngạc nhiên khi Olay (hãng mỹ phẩm thuộc tập đoàn P&G) chứ không phải người khổng lồ L'Oreal mới là "đại gia" của thế giới son phấn này. Olay vốn được biết đến nhiều với những dòng sản phẩm dưỡng da từ bình dân tới cao cấp với công thức lành tính được tin dùng trong suốt nhiều thập kỷ qua. Doanh thu cao nhất được ghi nhận từ thương hiệu này rơi vào khoảng 79 tỉ mỹ kim một năm.
Theo Đẹp
Dầu tẩy trang Biore: giá bình dân, chất lượng không hề tồi Nói đến hàng Nhật, tôi nghĩ ngay đến từ "đắt". Nhưng chai dầu tẩy trang Biore đã khiến tôi thật sự ngạc nhiên với mức giá và hiệu quả của nó. Khoảng 2 năm nay, xu hướng tẩy trang bằng dầu được phụ nữ Việt Nam đặc biệt ưa chuộng. Các sản phẩm tẩy trang dạng nước hay sữa bắt đầu mất dần...