Bộ đội Hóa học Việt Nam giành huy chương đồng trong lần đầu dự Army Games
Đội Hóa học Việt Nam hôm qua hoàn thành tốt phần thi Tiếp sức, xếp thứ ba toàn đoàn sau ba ngày thi tại Tân Cương, Trung Quốc.
Đội tuyển Hóa học Việt Nam sáng 12/8 bước vào phần thi cuối cùng của nội dung “Kíp xe trinh sát thực hiện nhiệm vụ Môi trường an toàn” có tên gọi “Tiếp sức” trong khuôn khổ Hội thao Quân sự Quốc tế ( Army Games) 2019. Trong lần đầu tham gia nội dung này, các chiến sĩ Hóa học Việt Nam phải thi đấu trong điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt tại căn cứ Korla ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.
Xe trinh sát của đội tuyển Hóa học Quân đội nhân dân Việt Nam trên đường chạy vượt vật cản. (Ảnh: QĐND)
Đây là phần thi tổng hợp, đánh giá toàn diện khả năng phối hợp và năng lực đồng đều của tất cả các vận động viên từng kíp xe. Hai kíp xe với đầy đủ vũ khí trang bị, khí tài phòng da và mặt nạ phòng độc sẽ nối tiếp nhau vượt qua 12 vật cản xe, 12 vật cản cá nhân và 3 khu vực thực hiện nội dung chuyên ngành Trinh sát Hóa học, Dò tìm nguồn phóng xạ và Tiêu tẩy.
Trong phần thi, Đội tuyển Hóa học Việt Nam được xếp ở đường chạy ngoài ở lượt chạy thứ hai, tranh tài trực tiếp cùng đội tuyển của Armenia. Điều kiện thời tiết thuận lợi đã giúp hai lái xe là trung úy Trần Ngọc Hiền và trung úy Trịnh Bá Dương thực hiện các pha bứt tốc và vào cua chính xác, không phạm phải bất kỳ lỗi nào trên toàn bộ các vật cản xe.
Video đang HOT
Đối với các khu vực thực hiện nội dung chuyên ngành Trinh sát hóa học và Dò tìm nguồn phóng xạ, các chiến sĩ Việt Nam cũng nhanh chóng hoàn thành, mang lại ưu thế cho đội.
Bước vào bãi vật cản thể lực cá nhân, 6 thành viên của hai kíp xe xuất sắc vượt qua 12 vật cản cá nhân với thời gian kỷ lục, bỏ xa đội tuyển Armenia và vượt qua cả thành tích của chính mình trong ngày thi đấu đầu tiên.
Thiếu úy Nguyễn Duy Kiên chia sẻ trong 3 vật cản thể lực cá nhân cuối cùng, thể lực của mỗi vận động viên đã có dấu hiệu cạn kiệt. Tuy nhiên những tiếng hò reo cổ vũ của đồng đội đã tạo thêm động lực cho những bước chạy mang tính quyết định.
Kết quả tốt trong ngày thi đấu cuối cùng giúp đội tuyển Hóa học Việt Nam giành huy chương đồng trong lần đầu tiên tham gia Army Games.
Nguồn: VnExpress
Tên lửa ác mộng của Nga lần đầu "xung trận"
Lực lượng Không quân Nga đã lần đầu tiên sử dụng các tên lửa hành trình siêu âm Kinzhal tại cuộc thi Aviadarts trong khuôn khổ hội thao quân sự Army Games, văn phòng báo chí của hội thao cho biết.
Chiến đấu cơ MiG-31
"Trong giai đoạn chiến thuật Aviamix được tổ chức ở khu huấn luyện Dubrovichi vào ngày 10/8 như một phần của cuộc thi quốc tế Aviadarts 2019, hệ thống tên lửa Kinzhal đã lần đầu tiên tham gia. Những chiếc máy bay tiêm kích MiG-31 đã tương tác với các chiến đấu cơ đánh chặn MiG-31BM để bảo vệ chiếc máy bay này khi nó tiến hành bài tập phá hủy một khẩu đội tên lửa đất đối không của kẻ thù giả định", văn phòng báo chí hội thao quân sự Army Games cho hay.
Những chiếc máy bay MiG-31 được trang bị tên lửa siêu âm Kinzhal đã được đưa vào thử nghiệm chiến đấu trong Lực lượng Không quân Nga. Trong giai đoạn triển khai, một chiến đấu cơ sẽ đẩy và phóng đi một tên lửa. Sau đó, Kinzhal sẽ dùng động cơ tự đẩy ở thể rắn của mình và đạt tốc độ Mach 10. Tên lửa có khả năng hoạt động ở tốc độ cao như vậy mà vẫn không bị các hệ thống phòng không và chống tên lửa đạn đạo phát hiện. Tên lửa Kinzhal có tầm hoạt động hơn 2.000 km.
Kinzhal (Dao Găm) là tên lửa hành trình siêu âm được phóng từ trên không mới tinh của Nga. Loại tên lửa này đã được đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin giới thiệu lần đầu tiên vào tháng Ba vừa rồi. Ông chủ điện Kremlin tự hào khoe rằng Kinzhal là một trong số những vũ khí tối tân nhất đang được Nga phát hiển hiện nay.
Tên lửa tối tân Kinzhal được thiết kế để có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không hiện có và thậm chí là cả những hệ thống trong tương lai, đồng thời nó có thể bay với vận tốc nhanh hơn gấp 10 lần tốc độ âm thanh. Tên lửa Kinzhal được phóng đi từ những chiếc máy bay có khả năng bay ở độ cao lớn như MiG-31K và có tầm bắn lên tới 2.000km.
Tên lửa Kinzhal có thể được trang bị đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Hồi cuối tháng Ba vừa rồi, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ (STRATCOM) - Tướng Không quân John Hyten thừa nhận, Mỹ không có "bất kỳ hệ thống phòng không nào để có thể chặn được một vũ khí như vậy" (tên lửa Kinzhal). Ông Hyten cũng miêu tả tình hình "rất khó khăn" khi được hỏi về năng lực phòng thủ của Mỹ trước một cuộc tấn công bằng tên lửa siêu âm như tên lửa Kinzhal.
Tên lửa Kinzhal đã được đưa vào thử nghiệm và tham gia nhiệm vụ chiến đấu từ ngày 01/12 năm 2017.
MiG-31 được chọn là máy bay mang theo tên lửa Kinzhal. Mikoyan MiG-31 là loại máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm được phát triển cho Không lực Nga. MiG-31 được mệnh danh là huyền thoại đánh chặn của Không lực Nga. Đây là một mẫu máy bay đánh chặn cao cấp do Phòng thiết kế Mikoyan thiết kết và chế tạo. Nó được triển khai và phát huy hiệu quả mạnh mẽ trên chiến trường của Liên Xô, trước khi Liên Xô tan rã. Máy bay tiêm kích chiến lược MiG-31 là một hệ thống vũ khí đường không được thiết kế chuyên biệt cho các nhiệm vụ phòng thủ và tấn công chiến lược thuộc lực lượng tiêm kích phòng không Liên Xô và Nga. Nó được thiết kế và triển khai nhằm đáp trả nguy cơ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân tầm xa từ lực lượng máy bay tấn công chiến lược, và các hệ thống vũ khí tấn công hạt nhân từ quĩ đạo thấp của Không quân Mỹ.
Loại tiêm kích này được trang bị nhiều tính năng hiện đại như hệ thống điện tử, dữ liệu kỹ thuật số, ra-đa đa năng với hệ thống kiểm soát vũ khí cực mạnh.
MiG-31 có thể tự tìm kiếm và hạ gục các mục tiêu trên không mà không cần đài chỉ huy từ mặt đất. Loại ra-đa mới cho phép nó có thể phát hiện mục tiêu máy bay chiến lược từ cách xa 500 km và 200 km đối với các máy bay tiêm kích, hay tên lửa có cánh, kể cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
MiG-31 được sản xuất từ năm 1979 đến 1992 với số lượng hơn 500 chiếc. Hiện nó vẫn là con át chủ bài của Không lực Nga.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
TQ đào 'núi Everest' dưới lòng đất để hút dầu Tập đoàn dầu khí Trung Quốc PetroChina đã đào xong một giếng dầu sâu 8.882m dưới lòng đất. Chiều sâu của giếng này ngang ngửa chiều cao của ngọn núi cao nhất thế giới Everest. Việc khoan giếng Luntan One tại mỏ dầu Tarim, phía tây bắc Tân Cương, Trung Quốc đã hoàn tất hôm 25/7, theo China Daily. Petro China mất hơn...