Bỏ điều kiện kinh doanh vô lối
“Lĩnh vực thuế mà 90% nộp qua mạng thay vì mang bao tải tiền đi nộp thì đỡ cho doanh nghiệp biết bao nhiêu thời gian, công sức, tiền bạc”, đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra ngày 29.6.
Bộ, ngành, địa phương nào cũng trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại, có tỉnh còn trang bị iPad cho đại biểu hội đồng nhân dân, nhưng thực chất vẫn làm việc theo lối thủ công. Các loại máy móc không được khai thác hiệu quả.
Không thủ công sao được khi doanh nghiệp phải vác cả bao tiền đi đóng thuế? Không thủ công sao được khi doanh nghiệp phải tốn thời gian làm thủ tục hải quan gấp nhiều lần so với các nước? Vậy thì xây trụ sở, mua sắm máy móc hiện đại để làm gì? Đó là một sự lãng phí lớn.
Cụ thể hơn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị bãi bỏ 3.299 điều kiện kinh doanh quy định tại 170 thông tư, quyết định của các bộ. Rõ ràng, chính các bộ đã đưa ra tới ngần ấy loại quy định không còn phù hợp, cản trở phát triển. Thủ tướng đã kêu gọi cải cách thể chế trong kinh tế, và hiện thực hóa bằng Nghị quyết 19/NQ ngày 23.3.2015 của Chính phủ, về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2015-2016. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa bắt tay vào thực hiện. Thủ tướng đã không hài lòng khi cho rằng: “Nhiều lãnh đạo tỉnh đến giờ vẫn không biết Nghị quyết 19 là gì”.
Sẽ không thể có cải cách khi con người không thay đổi nhận thức, và điều rõ ràng nhất là cho đến nay, vẫn còn tồn đọng ít nhất 3.299 điều kiện kinh doanh không phù hợp được các bộ, ngành, địa phương quy định.
Các loại quy định này được sinh ra từ sự hạn chế trong xây dựng chính sách, nhưng cũng không loại trừ khả năng vì mục đích lợi ích cho riêng từng bộ, ngành, thậm chí lợi ích nhóm. Càng nhiều quy định vô lý thì doanh nghiệp càng bị phụ thuộc, tham nhũng, hối lộ sinh ra từ đó. Hay nói đúng hơn, các loại quy định không phù hợp là môi trường cho tham nhũng sinh sôi. Đó là lý do tại sao phòng, chống tham nhũng chưa hiệu quả.
Doanh nghiệp gánh trên vai hàng trăm thứ quy định không phù hợp, thế thì còn sức đâu mà cạnh tranh, hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Chống chọi với những quy định đó, doanh nghiệp phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc, chưa kể mất đi những cơ hội kinh doanh.
Video đang HOT
Giàu sao được, mạnh sao được khi chính ta là lực cản của chính mình.
Theo Lê Thanh Phong
Lao Động
Ràng buộc thêm trách nhiệm của Thủ tướng khi ra quyết định điều hành
Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi vừa được Quốc hội chính thức thông qua với những nội dung bổ sung vào "phút chót" về trách nhiệm của Thủ tướng. Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ, giải trình trước UB Thường vụ Quốc hội.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của UB Thường vụ Quốc hội trước khi Quốc hội "bấm nút" nêu rõ, có ý kiến đề nghị bổ sung các quy định về trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng và của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cho tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao; làm rõ trách nhiệm của Thủ tướng với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ; trách nhiệm trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội, UB Thường vụ Quốc hội; trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân; trách nhiệm trong việc tổ chức điều hành bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ và thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.
Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, UB Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu bổ sung nhiều nội dung như quy định Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về các quyết định, chủ trương, chính sách của mình; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước; về các chủ trương, chính sách do mình đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền" (khoản 1 Điều 27).
Luật cũng được bổ sung quy định về trách nhiệm của Thủ tướng. Cụ thể, Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao" (khoản 1 Điều 29). Ngoài việc trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng cũng phải giải trình trước UB Thường vụ Quốc hội" (khoản 2 Điều 29).
Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng tiếp tục đề nghị quy định cụ thể về phương thức thực hiện, thời gian thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân của Thủ tướng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý phân tích, số lần Thủ tướng báo cáo, nội dung, thời gian cụ thể của mỗi lần báo cáo tùy thuộc vào yêu cầu thực tế của tình hình mà Thủ tướng lựa chọn cho phù hợp, không nên quy định cứng trong Luật. Về phương thức thực hiện báo cáo, luật đã ấn định là "thông qua các phương tiện thông tin đại chúng".
Với những lý do đó, đề xuất quy định trách nhiệm báo cáo trước nhân dân của Thủ tướng không được đưa vào luật trong lần sửa đổi này.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Thủ tướng Chính phủ (Điều 31), có ý kiến đề nghị quy định cụ thể nội dung này làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá khi lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Chủ nhiệm UB Pháp luật lập luận, Phó Thủ tướng là người giúp Thủ tướng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Thủ tướng. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Thủ tướng gắn liền với nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng. Do đó, đề nghị này cũng không được bổ sung vào luật.
Về số lượng Phó Thủ tướng, UB Thường vụ Quốc hội không tán thành đề xuất quy định "cứng" trong luật dù với lý do nhằm bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm sự giám sát của Nhân dân. UB Thường vụ Quốc hội dẫn chiếu quy định của Hiến pháp, Phó Thủ tướng cũng là thành viên Chính phủ; đồng thời, Hiến pháp quy định, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. Trên cơ sở quyết định số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội sẽ quyết định cụ thể số lượng Phó Thủ tướng. Do đó, đề nghị Quốc hội không bổ sung quy định số lượng Phó Thủ tướng trong Dự thảo Luật.
Vẫn có "cửa" để vượt mức 5 Thứ trưởng/Bộ
Về trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Pháp luật cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về trường hợp từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Bộ trưởng. Ông Lý nhận định, quy định về việc từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, trong đó có Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã được quy định rõ trong Luật tổ chức Quốc hội (được Quốc hội thông qua tháng 11/2014) và Nghị quyết số về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội. Do đó, ông Lý đề nghị Quốc hội không bổ sung nội dung này vào Dự thảo Luật.
Về số lượng Thứ trưởng, dù đa số đại biểu tán thành nhưng cũng có ý kiến đề nghị không quy định "cứng" vấn đề này; đề nghị tăng số Thứ trưởng của một số bộ; có ý kiến lại đề nghị giảm 1/3 số Thứ trưởng.
Ý kiến khác đề nghị bỏ quy định về "trường hợp đặc biệt" một Bộ có thể có hơn 5 Thứ trưởng để tránh tình trạng tăng số Thứ trưởng so với quy định của Luật.
UB Thường vụ lập luận, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù của bộ, cơ quan ngang bộ, để bảo đảm sự thống nhất và hạn chế việc bổ nhiệm quá nhiều cấp phó thì việc quy định rõ trong Luật số lượng Thứ trưởng là cần thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do điều động, bố trí cán bộ của cơ quan có thẩm quyền để đáp ứng yêu cầu và điều kiện thực tiễn quản lý, điều hành thì việc tăng thêm Thứ trưởng sẽ do Thủ tướng trình UB thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Do đó, quy định về "trường hợp đặc biệt" này vẫn được giữ nguyên tại Điều 38.
Tương tự như vậy, quy định cụ thể về số lượng cấp phó của các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đã chính thức thể hiện trong luật. Số lượng cấp phó của Tổng Cục được chốt là không quá 4 người.
UB Thường vụ Quốc hội cũng "bác" đề xuất quy định Thủ tướng là đại biểu Quốc hội còn các thành viên khác của Chính phủ không đồng thời là đại biểu Quốc hội. UB Thường vụ Quốc hội xin nêu quan điểm, bộ máy nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong đó, Chính phủ không chỉ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp mà còn là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Lý do khác để "bác" đề xuất này là do đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam, Quốc hội không phải là cơ quan hoạt động thường xuyên, chuyên trách, nên việc bố trí một số thành viên Chính phủ đồng thời là đại biểu Quốc hội là cần thiết để bảo đảm mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ.
P. Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng đồng ý tổ chức diễu binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 2/9 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2015) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2015). Quảng trường Ba Đình từng diễn ra những lễ diễu binh lớn nhất của đất nước. Danh nghĩa tổ chức...