Bỏ điều kiện kinh doanh không có nghĩa là buông quản lý
Nhiều ý kiến cho rằng cần có điều kiện kinh doanh để “siết chặt quản lý”. Nhưng trên thực tế, bỏ điều kiện kinh doanh không có nghĩa là buông quản lý bởi có rất nhiều cách thức quản lý khác.
Nhiều ý kiến cho rằng không cần đặt ra điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm mà chỉ cần quản lý bằng quy chuẩn, tiêu chuẩn mũ.
“Các thành viên Chính phủ đều thống nhất rất cao về mục tiêu, định hướng cải cách thể chế nói chung, và cải thiện môi trường kinh doanh nói riêng”, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định khi trả lời báo chí về quá trình xây dựng các dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh.
Tuy nhiên, khi đi vào các vấn đề cụ thể, hiện vẫn còn không ít ý kiến khác nhau giữa các cơ quan cũng như giữa cơ quan soạn thảo với cộng đồng doanh nghiệp. Khó khăn lớn nổi lên là làm sao vừa bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Cụ thể hơn, là vấn đề phân biệt điều kiện kinh doanh (áp dụng với doanh nghiệp) và với tiêu chuẩn, quy chuẩn (áp dụng với hàng hóa, dịch vụ). Điều này đặc biệt quan trọng, bởi nếu điều kiện kinh doanh đặt ra rào cản với doanh nghiệp ngay từ khi khởi nghiệp, thì tiêu chuẩn, quy chuẩn chỉ áp dụng với hàng hóa sau khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động.
“Một số dự thảo nghị định cho thấy những người soạn thảo vẫn giữ tư duy cũ. Có nhiều cách thức khác nhau để quản lý, chứ không nhất thiết phải có điều kiện kinh doanh”, Thứ trưởng Bộ KHĐT Đặng Huy Đông thẳng thắn phát biểu tại phiên họp chuyên đề của Chính phủ bàn về các dự thảo nghị định quy định điều kiện kinh doanh. Theo ông, các nước phát triển chủ yếu quản lý bằng quy chuẩn, kỹ thuật với hàng hóa. Như ở Hoa Kỳ, doanh nghiệp đi vào hoạt động rất dễ nhưng muốn đưa hàng hóa vào nước này thì vô cùng khó.
Có thể lấy ví dụ cụ thể về ngành kinh doanh mũ bảo hiểm. Nếu như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và cả Văn phòng Chính phủ đều cho rằng không cần thiết ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh mặt hàng này, thì nhiều cơ quan quản lý lại có ý kiến ngược lại.
Các cơ quan quản lý chuyên ngành cho rằng trong bối cảnh thị trường có rất nhiều mũ bảo hiểm kém chất lượng, thì việc siết chặt quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm là cần thiết để bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Lập luận này không hẳn không có lý, nhưng như phân tích của Thứ trưởng Đặng Huy Đông, trước khi đặt ra điều kiện kinh doanh – tức rào cản gia nhập thị trường của doanh nghiệp – các cơ quan quản lý cần trả lời câu hỏi: Liệu có cách nào khác vừa đạt được mục tiêu quản lý, vừa không gây phiền hà cho doanh nghiệp? Theo Văn phòng Chính phủ, không cần thiết quy định điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành nghề này, vì chỉ cần quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ này bằng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đã được bộ ban hành.
Video đang HOT
Làm việc với các bộ ngành, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã nhấn mạnh tinh thần cởi trói, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. “Nếu có ranh giới không rõ ràng giữa điều kiện kinh doanh với quy chuẩn, tiêu chuẩn thì thà “bỏ sót” điều kiện kinh doanh còn hơn là đưa vào nghị định để trói buộc doanh nghiệp”, ông nói.
Cùng quan điểm này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhận định “băn khoăn lớn nhất” là phân biệt điều kiện kinh doanh và quy chuẩn, kỹ thuật. “Rạch ròi được thì tuyệt vời, nhưng nếu chưa rạch ròi được thì tôi cho rằng nên thiên về quy chuẩn, kỹ thuật cho tới khi làm rõ, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp”, Bộ trưởng bày tỏ.
Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng, đợt rà soát, cắt giảm các điều kiện kinh doanh lần này là cơ hội chưa từng có để chúng ta tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh sao cho thuận lợi, minh bạch, bình đẳng, an toàn và thân thiện đối với tất cả người dân và doanh nghiệp.
“Đây là cơ hội để đánh giá lại quan hệ Nhà nước và thị trường để xem Nhà nước cần phải làm gì, cần quản lý cái gì và như thế nào. Những gì Nhà nước không cần quản lý thì phải bỏ đi hoặc đưa về hậu kiểm. Nhà nước không đưa ra các điều kiện kinh doanh hạn chế người dân gia nhập thị trường; thay vào đó, Nhà nước cần đưa ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn để giám sát. Chúng ta đang chuyển mạnh từ tư duy tiền kiểm sang hậu kiểm, quản lý dựa trên phân tích, đánh giá rủi ro”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ với báo chí.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu thường xuyên rà soát, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, các giấy phép con bất hợp lý, không đặt ra các quy định mới gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Hơn thế nữa, trước những ý kiến cho rằng nhiều ngành nghề không cần phải có điều kiện kinh doanh mặc dù Luật Đầu tư đã quy định, Thủ tướng còn giao Bộ KHĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát lại 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật, trình Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi.
Theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, đồng thời là Tổ phó Thường trực Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, qua rà soát của Tổ công tác, trước mắt có thể loại bỏ được thêm khoảng 30 ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã được luật định.
Hiến pháp năm 2013 đã quy định mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm và quyền này chỉ có thể bị hạn chế trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Suy cho cùng, điều kiện kinh doanh là một rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, do đó, chỉ được đặt ra trong những trường hợp rất đặc biệt như trên và khi không còn cách nào khác tốt hơn.
Bỏ một điều kiện kinh doanh là tạo thêm rất nhiều thuận lợi cho người dân, cho doanh nghiệp, trong khi cơ quan nhà nước vẫn có những cách thức khác để quản lý tốt hơn.
Theo Chính Phủ
Đại biểu Quốc hội: Cấm nhà báo đăng thông tin "hai mặt" trên mạng xã hội
"Anh không thể hai mặt, anh nói ở cơ quan chính thống thế này nhưng đưa lên mạng xã hội thông tin lại khác. Theo tôi phải cấm luôn việc này, không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với chính sách thông tin Nhà nước hay của cơ quan báo chí", đại biểu Hà Minh Huệ (tỉnh Bình Thuận) nói.
Ngày 21/3, cho ý kiến xây dựng Luật Báo chí sửa đổi, đại biểu Hà Minh Huệ (tỉnh Bình Thuận) cho rằng, cần bổ sung một số quy định vào điều 25 về nghĩa vụ của phóng viên, nhà báo không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với chính sách thông tin của cơ quan báo chí.
Lý do ông Hà Minh Huệ đề xuất nội dung trên vì hiện nay, tình trạng sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, trong đó có nhiều nhà báo sử dụng mạng xã hội đăng thông tin lại khác với thông tin chính thống của chính cơ quan báo chí. Theo ông Huệ cơ quan báo chí nước ngoài cấm việc này vì nó liên quan đến đạo đức nghề nghiệp.
Ông Hà Minh Huệ góp ý hoàn thiện Luật Báo chí sửa đổi
"Anh không thể hai mặt, anh nói ở cơ quan chính thống thế này nhưng đưa lên mạng xã hội thông tin lại khác. Theo tôi phải cấm luôn việc này, không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với chính sách thông tin Nhà nước hay của cơ quan báo chí", ông Hà Minh Huệ nói.
Trước tình trạng nhiều tờ báo phải thu hẹp thị phần, cắt giảm nhân lực loay hoay tìm lối ra trước sự cạnh tranh gay gắt của mạng xã hội, đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh nhiều cơ quan báo chí gặp khó khăn về vấn đề "thông tin và tài chính". Do vậy việc sửa luật báo chí lần này phải đặt trong bối cảnh "báo chí đang bị mạng xã hội cạnh trang" và nhà nước cần có chính sách "khơi luồng, mở cửa" để báo chí có thể phát triển.
Theo đó, đại biểu Trang đề nghị nhà nước có chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho báo chí phát triển "không phải bằng bao cấp mà bằng cơ chế mở", giúp báo chí tự chủ, năng động hơn trong bối cảnh mới. Chẳng hạn bằng các hình thức tạo nguồn thu cho cơ quan báo chí như cho phép báo chí đăng thông tin trên môi trường youtube, hoặc được phép phối hợp với cơ quan báo chí nước ngoài trong quảng cáo phát hành.
Cùng đề cập đến vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (TP Đà Nẵng) cũng chỉ rõ trong số hàng nghìn tờ báo, ấn phẩm hiện nay thì đại đa số là các cơ quan báo chí là "sống nhờ" vào bầu sữa bao cấp.
Để giảm gánh nặng cho ngân sách, tạo sức bật cho cơ quan báo chí, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng, cần phân biệt cơ quan báo chí làm 3 loại gồm: Một là cơ quan báo chí thuộc cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính Phủ được đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên; Hai là cơ quan báo chí sự nghiệp có thu tự cân đối thu chi; Ba là cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước như một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hoá.
"Trên cơ ở này thì Chính phủ ban hành Nghị định về lộ trình sắp xếp các cơ quan báo chí để phù hợp với điều kiện thực tế, tình hình phát triển", đại biểu Thúy nói.
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) về vấn đề loại hình hoạt động của cơ quan báo chí, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho hay đã có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cho phép cơ quan báo chí hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp là tổ chức được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (khoản 7 Điều 4), trong khi đó, cơ quan báo chí không phải là doanh nghiệp và hoạt động không nhằm mục đích kinh doanh.
Hơn nữa, cơ chế thành lập, quản lý doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp có nhiều điểm khác cơ bản so với cơ chế thành lập, quản lý cơ quan báo chí. Như vậy, việc quy định cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình doanh nghiệp là không phù hợp.
Cũng theo ông Thi, cơ quan báo chí của các cơ sở giáo dục, tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc loại hình tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, nếu chỉ được hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu là chưa phù hợp vì các cơ quan báo chí này bị lệ thuộc vào mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan chủ quản. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung quy định "Tạp chí khoa học được hoạt động phù hợp với loại hình của cơ quan chủ quản" (khoản 1 Điều 21 dự thảo Luật).
Quang Phong
Theo Dantri
Dân "tố" nhà máy sản xuất bao bì gây ô nhiễm Cho rằng nhà máy sản xuất bao bì gây ô nhiễm, người dân đã bao vây nhà máy, yêu cầu ngừng hoạt động và di dời khỏi khu dân cư. Người dân thôn Ninh Ích, xã Ninh An bức xúc trước sự việc Vụ việc xảy ra tại nhà máy sản xuất bao bì Thiên Trúc (thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thị...