Bồ Đào Nha: Sức hút của thiên đường du lịch
Bồ Đào Nha – đất nước hiền hòa, nơi có nhiều địa điểm được UNESCO công nhận là di sản thế giới – đã tạo cho một du khách trẻ như tôi cảm giác thân thuộc, dễ chịu như khi đến TP Đà Lạt ngàn hoa
Nếu nước Ý mang vẻ đẹp đầy lãng mạn, pha chút siêu thực với nhiều danh lam thắng cảnh lâu đời, Tây Ban Nha toát lên sự sang trọng với hình ảnh cung điện hoàng gia bề thế tại Madrid thì Bồ Đào Nha khiến tôi say mê bởi những tòa pháo thủ trập trùng được xây dựng trên các cung đường đồi núi quanh co.
Đan xen truyền thống và hiện đại
Hành trình của tôi có 2 điểm đến: Lisbon – thủ đô Bồ Đào Nha và thành phố cảng Porto. Lisbon chứa đựng chiều dài lịch sử huy hoàng, biểu tượng thịnh vượng của Bồ Đào Nha. Dù phát triển mạnh mẽ lĩnh vực nghệ thuật và công nghệ song sức mạnh hiện đại hóa không hề lấn át nét cổ kính vốn có ở Lisbon.
Tôi say mê lâu đài Castelo de São Jorge – một pháo đài thời Trung cổ nằm trên đỉnh đồi, đã tồn tại hơn ngàn năm; khu vườn rộng lớn và nhiều lối đi như mê cung. Kế đó là pháo đài Belem được xây dựng kiên cố từ thế kỷ XVI với vật liệu chính là đá bên cảng Lisbon, minh chứng cho thời kỳ hoàng kim nhất của Bồ Đào Nha – từng là cường quốc nổi tiếng với bao đại hải trình khám phá các vùng đất mới. Tôi cũng không thể bỏ qua thang máy Santa Justa, nằm ở cuối đường Rua de Santa Justa, được mở cửa cho công chúng từ năm 1902, nối các đường phố của Lower Pombal với Largo do Carmo cao hơn.
Trải nghiệm khó quên ở Porto là việc leo những bậc thang cao tít tắp để rẽ vào những con đường trên núi. Sau đó, tôi băng qua cầu Ponte Luis I với kiến trúc 2 tầng độc đáo – 1 tầng dành cho tàu điện ngầm, 1 tầng dành cho các phương tiện giao thông còn lại. Cây cầu là điểm hẹn tuyệt vời để ngắm trọn thành phố. Nơi này còn có những bậc thang dài bất tận, những mảng tranh graffiti đủ màu sắc cùng vô số quán cà phê ở các cung đường đồi núi.
Những công trình kiến trúc lâu đời ở Bồ Đào Nha là điểm tham quan đầy hấp dẫn
Tác giả dành 2 ngày lang thang khắp nẻo, đi dọc phố trung tâm, tận hưởng không khí biển, để tâm hồn nhún nhảy theo giai điệu nhạc fado.
Video đang HOT
Ẩm thực hội tụ tinh hoa Á – Âu
Từ nay, nhắc đến Bồ Đào Nha, tâm trí tôi không chỉ có hình ảnh đội tuyển bóng đá quốc gia với chàng Cristiano Ronaldo mà còn là bao nhiêu cảnh sắc tuyệt đẹp và những mỹ vị độc đáo.
Đêm về, thật ấm áp sau khi vừa dạo phố nghe tiếng tàu điện leng keng, ta ghé đâu đó thưởng thức chút rượu vang đặc trưng kèm miếng Portuguese Egg Tart – bánh tart trứng huyền thoại của Bồ Đào Nha. Những chiếc bánh vừa được nướng ra khỏi lò tỏa mùi thơm đặc trưng từ vị sữa, caramen, kem trứng mềm mại tan chảy, vỏ giòn tan, có khi kèm xốt vị chanh dây hay dâu tây.
Bên cạnh đó, xúc xích Alheira – được làm từ thịt gia cầm, ruột bánh mì, dầu ôliu và hạt tiêu; Bacalhau à brás – sự kết hợp của hành tây, khoai tây chiên, ôliu, rau mùi tây, trứng và cá tuyết; Cataplana – món hải sản hầm được nấu trong chảo đồng; Pata Negra – thịt heo đen được muối và xông khói… cũng sẽ làm hài lòng thực khách.
Với lợi thế nằm ở ven Đại Tây Dương, nơi có những loại cá tươi ngon nhất trên thế giới, Bồ Đào Nha có muôn ngàn công thức chế biến hải sản riêng biệt. Họ có bề dày về sản xuất dầu ôliu; rượu vang và phô mai. Nghệ tây, ớt bột, quế, hạt tiêu đen… chẳng bao giờ thiếu trong các gian bếp.
Những căn nhà đa màu sắc nhìn từ trên đồi
Dẫu có diện tích khiêm tốn – khoảng 91.470 km mặt đất và 620 km mặt nước – song bản đồ ẩm thực Bồ Đào Nha rất phong phú nhờ sự du nhập các loại gia vị, hương liệu mới từ các thủy thủ sau mỗi chuyến đi. Không chỉ tiếp nhận, quốc gia này còn tạo ảnh hưởng nhất định đến ẩm thực từ các nước thuộc địa trước đây.
Thiên đường dưới đáy biển Cù Lao Chàm
Hơn 10 năm sau khi được UNESSCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, Cù Lao Chàm đã thành công với việc xây dựng đảo xanh thành một địa điểm du lịch biển hấp dẫn.
Nhưng ít người biết rằng, trước đây những rạn san hô của hòn đảo xinh đẹp này đã bị tàn phá nặng nề.
Hồi sinh những rạn san hô đã chết dưới đáy biển
Huỳnh Đức, cán bộ Khu bảo tồn biển thuộc Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm hướng dẫn chúng tôi đi tham quan trên đảo và kể rằng, trước năm 1996, anh vốn là ngư dân chuyên lặn bắt tôm hùm, bào ngư và khai thác san hô mang về nung vôi làm vật liệu xây dựng phục vụ các công trình trên đảo.
Huỳnh Đức cho biết: "Ngày mới thành lập Khu bảo tồn biển, dân đảo chúng tôi hoang mang lắm vì Ban quản lý đã khoanh vùng bảo vệ, cấm không cho đánh bắt thủy sản ở các rạn san hô. Dân chúng tôi xưa nay chỉ quen dùng thuyền nhỏ đánh bắt thủy sản ở các rạn san hô ven đảo, bây giờ không được đánh bắt nữa, đi làm nghề phục vụ du lịch liệu có sống nổi không?".
Nói về sự đa dạng của những rạn san hô quanh đảo Cù Lao Chàm, bà Trần Thị Hồng Thúy, Giám đốc Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho biết, từ năm 1996, các nhà khoa học đã điều tra và phát hiện được ở đây có 135 loài san hô với 35 giống, trong đó có 6 loài mới tìm thấy lần đầu ở vùng biển Việt Nam.
Ngoài ra kết quả điều tra còn cho thấy nơi đây có 202 loài thủy sản và 4 loài tôm hùm. Các rạn san hô ở Cù Lao Chàm phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam đảo Hòn Lao và xung quanh các đảo nhỏ với tổng diện tích khoảng 165 ha mặt nước nhưng đều bị hư hại do người dân trên đảo khai thác để nung vôi.
Việc phục hồi và nhân rộng thành công rạn san hô đã tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loài thủy sản sinh trưởng và phát triển, trong đó có nhiều loài quý hiếm như bào ngư, tôm hùm xanh...
Trước thực trạng đó, Khu bảo tồn đã phối hợp với các chuyên gia của Viện hải dương học Nha Trang triển khai dự án nuôi cấy phục hồi lại các rạn san hô để phục vụ các hoạt động du lịch và bảo tồn các nguồn gien quý hiếm tại vùng biển này.
Chuyện trồng phục hồi lại những rạn san hô đã chết dưới đáy biển ở Cù Lao Chàm cũng lắm gian truân. Năm 2006, khi bắt đầu dự án trồng, cấy mới san hô, các cán bộ của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã gặp không ít thất bại.
Lúc bấy giờ những ngư dân tại đảo được tuyển dụng vào Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm như Huỳnh Đức, Trần Giòn, Võ Hữu Sinh... được hướng dẫn lặn xuống biển tách các mẫu san hô đem về trồng lại ở các vùng đã bị khai thác nhưng một thời gian sau san hô đều bị chết hoặc bị sóng biển cuốn trôi. Không nản chí, các anh tiếp tục trồng đi, trồng lại nhiều lần nhưng rồi công sức vẫn đổ biển vì san hô lại bị đánh bật bởi sóng lớn. Khi đó, Huỳnh Đức mới nghĩ rằng, trồng san hô dưới biển cũng như trồng cây ở trên đất liền, phải ươm giống cho cây khỏe mạnh phát triển tốt rồi mới đem gieo trồng đại trà.
Huỳnh Đức nêu ý tưởng và được lãnh đạo Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đồng ý cho làm thí điểm. Anh và các đồng nghiệp đã chọn được vùng biển thuộc Rạn Mè, Bãi Tra và Bãi Mần là nơi lặng sóng, khuất gió thuận lợi cho việc làm vườn ươm. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của các chuyên gia Viện hải dương học Nha Trang, các anh đã thiết kế khung nuôi để có thể ươm giống san hô được nhiều và thuận lợi cho việc chăm sóc. Kết quả thật bất ngờ, san hô sau khi ươm đem trồng đã phát triển rất tốt.
Tính đến hết năm 2019, "những chiến binh thầm lặng" của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã phát triển được 30 khung ươm trồng san hô phục vụ đắc lực cho việc trồng phục hồi thành công 165 ha diện tích rạn san hô bị hư hại. Đặc biệt, từ kết quả trồng phục hồi thành công các rạn san hô bị hư hại, các cán bộ và nhà khoa học của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã tiến hành thành công việc trồng mới 146 ha diện tích rạn san hô ở khu vực biển Cù Lao Chàm, nâng tổng diện tích các rạn san hô ở đây lên 311 ha diện tích mặt nước.
Bảo tồn - trả món nợ với biển
Trên một chiếc thuyền được trang bị các phương tiện lặn biển chuyên nghiệp, Huỳnh Đức đưa chúng tôi đến Mũi Đá Trắng, nơi được mệnh danh là "thiên đường dưới đáy biển" ở Cù Lao Chàm, để tham quan vẻ đẹp huyền ảo của những rạn san hô. Rạn san hô ở Mũi Đá Trắng rộng khoảng 30ha, là điểm lặn ngắm san hô lý tưởng nhất ở Cù Lao Chàm. Dưới độ sâu chừng 5 mét, qua chiếc kính lặn, ẩn hiện trong làn nước trong xanh là cả một thế giới đầy màu sắc của các loài động, thực vật biển, trông như chốn thủy cung huyền bí.
Ngồi bên mạn thuyền, cúi nhìn chăm chú vào những rạn san hô ẩn hiện trong làn nước biển trong xanh, Huỳnh Đức tâm sự: "Bỏ được nghề khai thác san hô nung vôi chuyển sang làm công tác bảo tồn biển, tôi như trả được món nợ với biển của quê hương. Ở Khu bảo tồn biển này, chúng tôi đã làm hồi sinh những rạn san hô tuyệt đẹp, giúp Cù Lao Chàm trở thành một điểm du lịch lặn ngắm san hô hấp dẫn nhất ở Việt Nam".
Vào mùa hè, trung bình ngày hơn 3.500 khách nước ngoài ra Cù Lao Chàm tắm biển và lặn ngắm san hô. Vì thế, cứ theo như cách tính đơn giản của Huỳnh Đức thì mỗi người dân trên đảo phục vụ hơn một du khách nên nguồn thu nhập chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với nghề đi biển như trước đây.
Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đã thành lập Đội tuần tra kiểm soát biển Cù Lao Chàm gồm 18 người, toàn là những ngư dân trên đảo. Công việc hàng ngày của Đội là bám biển, lênh đênh trên từng ngọn sóng và lặn xuống lòng biển sâu để bảo vệ các rạn san hô. Mặt khác, bà Trần Thị Hồng Thúy cho biết, việc phục hồi và nhân rộng thành công rạn san hô đã tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loài thủy sản sinh trưởng và phát triển, trong đó có nhiều loài quý hiếm như bào ngư, tôm hùm xanh...
Đảo Cái Chiên: Thiên đường nhỏ hoang sơ, lãng mạn Bên cạnh đảo Cô Tô, Quan Lạn hoang sơ hay Hạ Long di sản thế giới, thiên nhiên còn ưu ái ban tặng cho Quảng Ninh một đảo Cái Chiên nhỏ nhỏ nhưng rất hoang sơ và lãng mạn. Vẻ đẹp hoang sơ Được thiên nhiên ban tặng cho nhiều bãi cát đẹp, dài, rừng phi lao xanh ngút ngàn và làn nước...