Bồ Đào Nha phản đối đề xuất của EU về cắt giảm sử dụng khí đốt
Bồ Đào Nha cho rằng đề xuất này không cân xứng và không bền vững vì nó sẽ dẫn đến việc cắt điện.
Bộ trưởng Năng lượng Bồ Đào Nha Joao Galamba ngày 21/7 cho biết nước này hoàn toàn phản đối đề xuất của EU về việc cắt giảm sử dụng khí đốt cho đến tháng 3/2023, vì điều này sẽ cản trở sản xuất điện thông qua các nhà máy chạy bằng khí đốt khi Bồ Đào Nha đối mặt với đợt hạn hán khắc nghiệt.
Ông Galamba nói với tờ Expresso rằng đề xuất của EU không giải quyết được nhu cầu thủy điện cụ thể của Bồ Đào Nha, vốn do hạn hán hiện nay buộc phải sản xuất nhiều điện hơn thông qua các nhà máy đốt khí.
Ông Galamba nói: “Bồ Đào Nha hoàn toàn phản đối đề xuất của Ủy ban châu Âu, vì không tính đến sự khác biệt giữa các quốc gia. Điều này không thể áp dụng cho Bồ Đào Nha”. Ông Galamba lưu ý rằng nước này, vốn không phụ thuộc vào đường ống dẫn khí đốt từ Nga, vẫn là một “hòn đảo” năng lượng có ít liên kết năng lượng với phần còn lại của châu Âu.
Hôm 20/7, EU đã yêu cầu các quốc gia thành viên cắt giảm 15% lượng khí đốt sử dụng cho đến tháng 3 tới sau khi Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo rằng nguồn cung cấp từ Nga qua đường ống lớn nhất tới châu Âu có thể bị giảm hơn nữa và thậm chí có thể dừng lại.
Đề xuất của Ủy ban sẽ cho phép EU đưa mục tiêu này trở thành bắt buộc trong trường hợp khẩn cấp về nguồn cung, nếu EU tuyên bố về nguy cơ thiếu khí nghiêm trọng.
Theo Viện khí tượng quốc gia IPMA vào cuối tháng 6, trước đợt nắng nóng gần đây, Bồ Đào Nha đã có 96% lãnh thổ bị hạn hán nghiêm trọng hoặc cực đoan, nước trong các con đập đã bị sụt giảm mạnh, gây hại cho sản xuất điện.
Loạt bản đồ lột tả sóng nhiệt kinh hoàng ở Mỹ và châu Âu
Đợt nắng nóng bất thường đang càn quét khắp châu Âu và Mỹ, với nhiệt độ có thể đạt tới 45-46 độ C ở một số nơi.
Một đợt nắng nóng lịch sử đang thiêu đốt Tây Âu, khiến hàng trăm người ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thiệt mạng.
Nhiệt độ tăng vọt lên 46 độ C trên bán đảo Iberia trong điều kiện khô cằn, gây ra cháy rừng và khiến hàng nghìn người phải di tản ở Pháp.
Nhiệt kế đạt đỉnh 100 độ F (38 độ C) ở Anh vào ngày 18/7 và dự kiến tăng cao hơn vào ngày 19/7. Lần đầu tiên, Cơ quan Khí tượng của Anh đưa ra "cảnh báo đỏ" về nhiệt, mức cảnh báo cao nhất, kéo dài đến ngày 19/7, ở Birmingham, Oxford, Nottingham và London.
Chênh lệch nhiệt độ so với bình thường vào đầu ngày 19/7 (giờ quốc tế). Ảnh: WeatherBell.
Xứ Wales ghi nhận nhiệt độ kỷ lục vào ngày 18/9, và Anh có thể chứng kiến nhiệt độ lên tới 40 độ C trong ngày 19/7 (giờ địa phương).
Cùng lúc đó, khắp nước Mỹ cũng đang bị một đợt sóng nhiệt càn quét, khiến nhiệt độ ở thành phố Salt Lake đạt kỷ lục vào hôm 17/7. Sức nóng ở Texas và Oklahoma dự kiến có thể lên tới 45 độ C trong ngày 19/7.
Những đợt nắng nóng này được cho là một phần trong tần suất ngày càng tăng của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt bất thường do biến đổi khí hậu gây ra.
Các hoạt động của con người được cho là đang đẩy nhiệt lượng, vốn đã cao trong nhiều năm nay, lên mức kỷ lục, theo Washington Post.
Dưới đây là một số bản đồ thời tiết minh họa nắng nóng cực đoan ở châu Âu và Mỹ, và bản chất lịch sử của chúng.
Trời nóng hơn 20 độ C so với bình thường ở Anh
Ảnh: WeatherBell/Cơ quan Khí tượng Anh.
Nhiệt độ thường thấy trong một buổi chiều giữa tháng 7 ở Anh vào khoảng 20 độ C, nhưng nước này đã ghi nhận mức nhiệt lên tới 38 độ C và dự kiến còn tăng.
Nhiệt độ tối đa được dự đoán ở Anh cho đến hết ngày 19/7 có thể đạt tới 40 độ C, phá vỡ kỷ lục 38,7 độ C trước đó ở Cambridge vào ngày 25/7/2019.
Vào năm 2020, Cơ quan Khí tượng của Anh đã đưa ra dự báo rằng nhiệt độ như vậy sẽ trở nên phổ biến vào năm 2050 do biến đổi khí hậu.
Nikos Christidis, một nhà khoa học khí hậu của Cơ quan Khí tượng Anh, cho biết: "Khả năng nhiệt độ vượt quá 40 độ C ở bất kỳ nơi nào trên nước Anh trong năm cũng đang tăng lên nhanh chóng. Ngay cả với cam kết hiện tại về cắt giảm khí thải, những hiện tượng cực đoan như vậy có thể diễn ra 15 năm một lần trong thế kỷ 21".
Nhiệt độ trung bình cao chưa từng có
Bản đồ bên dưới mô tả nhiệt lượng theo mô hình thời tiết châu Âu từ ngày 8/7 đến ngày 16/7. Bản đồ biểu thị sự biến nhiệt ở độ cao có áp suất khí quyển là 850 milibar, tức khoảng hơn 1 km so với mặt đất.
Vùng nào có màu đỏ thẫm biểu thị "mức ghi nhận cao nhất". Nói cách khác, mô hình thời tiết này chưa bao giờ ghi nhận nhiệt độ cao đến mức trong tại cùng thời điểm trong một năm.
Đồ họa: PolarWX.com.
Một trong những đợt nắng nóng kinh hoàng nhất nước Anh xảy ra cách đây 46 năm. Dù không kéo dài bằng đợt nắng nóng năm 1976 với 15 ngày liên tiếp có nhiệt độ trên 32 độ C, đợt nóng năm nay được dự báo sẽ khốc liệt hơn. Nhiệt độ tối đa trong đợt nắng nóng năm 1976 là 35,9 độ C, trong khi con số đó năm nay được dự báo là 40 độ C.
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi xem xét đến mức độ nóng lên của khí hậu kể từ những năm 1970. Nhiệt độ trung bình ở Anh đã tăng lên hơn 0,5 độ C kể từ giữa thập niên 1970, theo Hiệp hội Hoàng gia.
Ảnh: @ ScottDuncanWX
Bản đồ từ CoolWX.com bên dưới ghi nhận quan sát theo thời gian thực từ các trạm thời tiết ở Tây Âu và so sánh nó với dữ liệu lịch sử. Thời gian ghi nhận là từ khoảng 14h ngày 18/7 (giờ Anh). Mỗi chấm đỏ đánh dấu một thành phố phá kỷ lục mức nhiệt hàng ngày. Chấm màu tía đại diện cho một trạm thời tiết đang có hoặc phá vỡ nhiệt độ kỷ lục hàng tháng. Các chấm tròn màu đen có chữ "x" bên trong biểu thị vùng đạt hoặc vượt quá nhiệt độ cao nhất mọi thời đại.
Một số vòng tròn đen có thể được nhìn thấy ở các vùng đông nam của nước Anh.
Hôm 18/7, nhiệt độ ở xứ Wales đã tăng lên tới 37,1 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận. Con số 33 độ C ở Dublin đánh dấu nhiệt độ không khí cao nhất của Ireland trong thế kỷ 20 và 21.
Ảnh: CoolWX.com.
Hàng loạt kỷ lục ở Mỹ
Mức nhiệt từ 38 độ C trở lên hiếm khi xảy ra trên khắp nước Mỹ, từ cực nam giáp với Mexico cho đến biên giới phía bắc giáp Canada.
Tuy nhiên, sức nóng vào ngày 18/7 đã đạt mức trên. Các vùng đồng bằng phía nam thậm chí được dự báo có thể chứng kiến mức nhiệt cao hơn trong ngày 19/7.
Khoảng 40 triệu người ở 48 tiểu bang đang trong tình trạng cảnh báo về nắng nóng.
Nhiệt độ cao nhất lên tới 42,8 độ C được dự đoán ở vùng Dakota vào ngày 18/7, và ngày 19/3 có thể ghi nhận 44,4 độ C ở Thác Wichita, Texas. Mức nhiệt trên 38 độ C sẽ tiếp tục ít nhất cho đến hết tuần này.
Nhiều kỷ lục đã được ghi nhận trên khắp nước Mỹ. Hôm 17/7, sức nóng ở thành phố Salt Lake đã leo lên 41,7 độ C, mức nhiệt cao nhất mọi thời đại ở thành phố này. Thành phố Dodge đạt 42,8 độ C trong cả hai ngày cuối tuần 16-17/7, nhiệt độ cao nhất từng được quan sát được trong mọi tháng 7. Ngay cả những vùng cận phía bắc hơn như Glasgow, mức nhiệt đã đạt 42,2 độ C vào ngày 18/7.
Đường băng bị chảy nhựa vì nắng nóng kỷ lục ở Anh .Sân bay Luton, Anh, hôm 18/7 đã phải dừng hoạt động trong vài giờ để sửa chữa một đoạn đường băng bị chảy nhựa do nắng nóng kỷ lục, lên tới trên 37 độ C.
Ảnh: Nắng nóng như 'địa ngục' thiêu đốt châu Âu Châu Âu đang phải hứng chịu đợt nắng nóng được ví như "địa ngục" với mức nhiệt cao kỷ lục, khiến hàng nghìn người thiệt mạng và gây ra những trận cháy rừng dữ dội. Ít nhất 748 trường hợp thiệt mạng trong đợt nắng nóng kinh hoàng ở Tây Ban Nha, trong khi ở Bồ Đào Nha có 238 người chết chỉ...