“Bố cũng là lần đầu tiên làm bố” – câu thoại hot nhất MXH hiện nay lại khiến Reply 1988 gây tranh luận dữ dội, vì đâu nên nỗi?
Câu thoại nổi tiếng nhất Reply 1988 một thời bỗng dưng hot lại và gây ra không ít tranh cãi trái chiều.
“Bố không phải vừa sinh ra đã làm bố, bố cũng là lần đầu tiên làm bố. Cho nên con gái à, hãy lượng thứ cho bố nhé”. Đây là lời thoại đình đám ở Reply 1988, đi kèm với nó là câu chuyện lấy đi không ít nước mắt của khán giả. Và ngày hôm nay, lời thoại đó lại bất ngờ được khán giả truyền tay nhau, thậm chí còn vô tình gây ra không ít tranh cãi. Sự tình là sao?
Lời xin lỗi từ bố hay sự bao biện ích kỷ?
Để biết tại sao câu chuyện này gây ra tranh cãi thì phải đào lại đôi chút ký ức về Reply 1988. Đây là phân cảnh khi ông Dong Il ( Sung Dong Il) mua bánh kem mừng sinh nhật cô con gái thứ hai của mình – Duk Sun ( Hyeri). Trước đó, Duk Sun phải mừng sinh nhật cùng chị, bao năm qua vẫn vậy, dù sinh nhật cách chị đôi ngày nhưng Duk Sun luôn luôn phải chào tuổi mới bằng chiếc bánh kem và những que nến đã cháy dở của chị cả. Những lời hứa của bố mẹ rằng năm sau sẽ tổ chức sinh nhật riêng dường như chỉ là lời nói dối để vỗ về cô con gái thứ lớn lên trong sự tủi hờn. Và năm nay, Duk Sun không chịu đựng được thêm nữa, cô bé khóc nức nở trên bàn ăn, nhắc nhớ về sự thiên vị của bố mẹ, về những hành động tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng đã khiến sự tổn thương cào xước trái tim bé nhỏ. Nhận ra bao năm qua mình đã sai, ông Dong Il mới mua một chiếc bánh kem rồi đi tìm con gái, những lời thoại kể trên cũng vì thế mà ra đời.
Đúng, không có ông bố nào vừa sinh ra đã làm bố. Lời thoại quả là khiến nhiều người cảm thông nhưng đặt vào bối cảnh của Reply 1988, bối cảnh của riêng Duk Sun thì nó dường như vẫn chỉ là một lời bao biện. Duk Sun thực chất là con gái thứ hai, là lần thứ hai mà ông Dong Il làm bố. Thôi thì tạm bỏ qua việc chấp nhặt về thứ tự con cái, đáng lẽ ra ông Dong Il và cả bà Il Hwa nên dành tình thương đồng đều cho mọi đứa trẻ.
“Cho nên con gái à, hãy lượng thứ cho bố nhé”, việc lượng thứ dĩ nhiên chẳng có gì khó khăn, nhất là với Duk Sun, một cô bé vô tư và hiểu chuyện. Quả là những kẻ hiểu chuyện thì luôn chịu thiệt thòi và sự thiệt thòi mà bố mẹ mang đến cho Duk Sun thì không từ ngữ nào có thể bao biện được. Nhà chỉ còn hai quả trứng, thay vì tìm cách chia đều thì bà Il Hwa lại chia cho con cả và con út, Duk Sun hiểu chuyện chỉ còn cách “tận hưởng” món đỗ trong sự tủi hờn không dám nói thành lời.
Duk Sun cũng thích bánh kem, thích đùi gà, thích được bố mua kem cho vào mỗi buổi chiều nhưng vì không xuất chúng như chị cả, không nhỏ tuổi như em út, thứ Duk Sun nhận lại chỉ là sự tủi hờn. Thậm chí ngay cả người ngoài cũng hiểu chuyện này, nên khi biếu gà cho nhà Dong Il, bố của Jung Hwan phải dặn Duk Sun nhớ ăn phần đùi, nên khi ở với hội bạn thân, dù có đến muộn thì Duk Sun cũng luôn được nhận phần ngon nhất của con gà.
Chua chát hơn cả là khi nhà bị dò khí than, ông Dong Il và bà Il Hwa mỗi người kéo một đứa con ra khỏi nhà, đứa còn lại phải tự mình bò lết ra ngoài, dĩ nhiên chính là Duk Sun. Nỗi đau này chỉ một lời xin lượng thứ có lẽ là không đủ xóa nhòa. Bố lần đầu tiên làm bố nhưng con cũng là lần đầu tiên làm con, người lớn thì đã từng làm trẻ con nhưng trẻ con lại chưa từng làm người lớn. Đây chính là lý do khiến cho lời thoại này gây tranh cãi đỉnh điểm, bởi đặt bối cảnh của Duk Sun, nó không đủ sức nặng để bù đắp cho cô bé.
Nhưng…
Nói đi cũng phải nói lại, với Duk Sun có thể lời thoại này không thỏa đáng nhưng với người xem nó lại thực sự có sức gợi. Gợi sự liên tưởng, gợi sự cảm thông. Đặt vào tình huống phim thì câu thoại này không thể đủ để khán giả bỏ qua cho ông Dong Il, thậm chí nhiều người còn cảm thấy nó giống như một lời bao biện ích kỷ. Thế nhưng với cuộc sống đời thường, lời thoại này lại chính là nỗi lòng của các bậc cha mẹ mà con cái không phải ai cũng hiểu được. Làm cha làm mẹ đích thị là công việc khó khăn nhất trên đời mà không trường lớp nào có thể dạy hết. Bởi vậy, ông bố bà mẹ nào cũng có những lúc sai và ngay cả con cái cũng vậy. Rốt cuộc chỉ mong mọi gia đình trên thế giới này đều có thể vì tình yêu mà “lượng thứ” cho nhau! Giống như cách Duk Sun đã lượng thứ cho bố mẹ mình…
Reply 1988 lên sóng 6 năm khán giả mới nhận ra màu áo lạ lùng của bố quốc dân, sự bất biến có ý nghĩa đặc biệt gì?
Khán giả vẫn miệt mài xem và soi Reply 1988 dù phim đã lên sóng được 6 năm.
Reply 1988 là bộ phim hiếm hoi của màn ảnh Hàn dù đã lên sóng rất lâu nhưng những chi tiết, câu chuyện của phim vẫn liên tục được khán giả đem ra mổ xẻ, tìm kiếm ý nghĩa ẩn dụ. Mới đây một khán giả đã tinh ý phát hiện ra màu áo bất biến sau bao năm của ông bố quốc dân Dong Il (Sung Dong Il). Cụ thể, Reply 1988 đánh dấu những mốc thời gian bằng hình ảnh 4 thành viên trong gia đình Duk Sun (Hyeri) (trừ Bo Ra) ngồi quây quần ở phòng khách nói chuyện, xem TV. Điểm đặc biệt là dù màu áo của bà mẹ và hai chị em Duk Sun thay đổi, phù hợp với sự thay đổi trong tuổi tác của họ thì bố Dong Il vẫn mãi một chiếc áo duy nhất.
Màu áo và vị trí ngồi bất biến của bố Dong Il
Bố Dong Il bao năm vẫn một màu áo
Netizen rất hào hứng với phát hiện thú vị này, nhiều giả thiết xoay quanh sự ẩn dụ của chiếc áo bất biến cũng được đặt ra. Nhiều người cho rằng đây là ẩn dụ cho tình yêu không bao giờ thay đổi của người bố, cũng có thể nó là ẩn ý về sự tiết kiệm, hi sinh của bố Dong Il, rằng ông có thể mặc mãi một chiếc áo, miễn sao gia đình mình đủ đầy.
Trailer Reply 1988
Loạt thoại kết thúc 20 tập Reply 1988 được đào lại, vài câu chữ thôi mà đọc cũng nghẹn lòng Mỗi lời thoại của Reply 1988 đều hàm chứa rất nhiều thông điệp. Reply 1988 là bộ phim Hàn hiếm hoi dù đã lên sóng được 6 năm nhưng vẫn sở hữu một lượng fan hâm mộ cực khủng. Phim được xây dựng một cách hoàn hảo từ bối cảnh, âm nhạc đến kịch bản, diễn xuất. Đặc biệt, mỗi tập phim đều...